Hồ sơ cựu Tổng giám đốc GP Bank vừa bị bắt
Thủ tướng đồng ý cách tính giá cơ sở xăng dầu mới
Lương bình quân tại doanh nghiệp nhà nước rơi vào đà giảm
Cẩn thận vay tiền ở tiệm vàng
Chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP
Tin trong nước đọc nhanh tối 28-02-2016
- Cập nhật : 28/02/2016
Cán bộ đô thị bảo kê xây nhà không phép
Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu vừa có kết luận điều tra, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Bùi Đức Thọ (nguyên cán bộ tổ quản lý đô thị (QLĐT) phường 12) và Lê Văn Hiệu (thầu xây dựng, ngụ đường Bình Giã, phường 11) về tội làm môi giới hối lộ. Ngày 23-9-2015, cả hai bị khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã thống nhất quan điểm với VKSND chuyển tội danh cả hai bị can trên.
Cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đang kiểm tra, xử lý một căn nhà xây không phép trên địa bàn. Ảnh: PHONG LINH.
Nhận tiền để bao xây nhà không phép
Theo kết luận điều tra, vợ chồng anh Hoàng Văn Hóa (ngụ phường 10) có mảnh đất nông nghiệp tại hẻm 165 đường Đô Lương, phường 12. Tháng 8-2015, anh Hóa muốn xây nhà trên mảnh đất này nên nhờ Hiệu lo giúp. Hiệu gọi điện thoại cho Thọ hỏi giá cả. Ngày 21-8-2015, Thọ báo giá 30 triệu đồng. Sau đó, anh Hóa đưa trước cho Hiệu 27 triệu đồng, 3 triệu đồng còn lại sẽ đưa khi làm móng nhà. Hiệu có xác nhận vào giấy nhận tiền do anh Hóa chuẩn bị trước.
Ngày 28-8-2015, Thọ gọi điện thoại cho Hiệu nhờ thông báo lại với anh Hóa là khởi công đi. Ba ngày sau, Hiệu đang xây nhà cho anh Hóa thì cán bộ đô thị phường 12 xuống lập biên bản. Hiệu liền gọi điện thoại báo cho Thọ. Thọ nói cứ để lập biên bản, làm móng xong tạm nghỉ, khi Thọ thông báo lại sẽ tiếp tục làm. Tuy nhiên, ngày 1-9, UBND phường 12 đã ra quyết định đình chỉ thi công. Thấy không lo được, vài ngày sau Thọ hẹn Hiệu ra để trả lại 27 triệu đồng.
Phát hiện thêm 22 căn không phép
Thọ khai nhận trong quá trình làm việc tại tổ QLĐT của phường 12, Thọ biết có 22 căn nhà được xây dựng không phép trên địa bàn. CQĐT trích xuất Thọ đi chỉ vị trí 22 căn nhà này. CQĐT đã làm việc với 20 chủ nhà nhưng không ai thừa nhận đã đưa tiền cho cán bộ Đội Trật tự đô thị (TTĐT) TP Vũng Tàu, tổ QLĐT và lãnh đạo phường 12 để xây dựng không phép. Riêng một hộ (đường Phước Thắng, phường 12) thừa nhận có chung chi 10 triệu đồng nhưng không nhớ đưa cán bộ nào.
Trong số 22 căn nhà Thọ khai, Hiệu thừa nhận năm 2013 có nhận 25 triệu đồng của một hộ dân để lo cho xây dựng không phép. Hiệu đã đưa số tiền đó cho Thọ. Nhưng qua làm việc chủ hộ trên không thừa nhận đưa tiền cho Hiệu.
Ngoài ra, Thọ còn khai đã sáu lần trực tiếp nhận tiền của các hộ dân để lo lót cho việc xây dựng không phép. Còn 16 hộ xây nhà trái phép khác do cán bộ QLĐT, lãnh đạo phường 12, Đội TTĐT TP Vũng Tàu trực tiếp nhận tiền, chia chác nhau để bao che, bảo kê. Căn cứ vào lời khai của Thọ, CQĐT đã làm việc với các cá nhân liên quan nhưng tất cả đều không thừa nhận. Vì vậy CQĐT không có căn cứ để xử lý hình sự các cá nhân này.
Theo CQĐT, hành vi của Hiệu và Thọ cấu thành tội làm môi giới hối lộ. CQĐT cũng sẽ có công văn trao đổi với UBND TP Vũng Tàu đề nghị phường 12 kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm việc để xảy ra tình trạng xây dựng nhà không phép, trái phép trên địa bàn phường. Riêng anh Hóa là người đưa hối lộ nhưng đã tố giác tội phạm khi chưa bị phát hiện nên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 BLHS.
Vỉa hè đem cho thuê sao đòi phạt người đi bộ vào lòng đường?
Chuyện bất cập này đã được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đặt ra tại Hội nghị phối hợp công tác giữa TP.HCM và Bộ GTVT chiều 27-2.
Bí thư Thanh ủy TP.HCM phát biểu tại hội nghị phối hợp công tác giữa TP.HCM và Bộ GTVT chiều 27-2 - Ảnh: Tự Trung
“Vỉa hè thì đem cho thuê nhưng người dân đi xuống lòng đường thì đề xuất phạt. Toàn bộ vỉa hè thành đường đi xe máy với nơi kinh doanh buôn bán, người dân đi vào đâu?” - ông Đinh La Thăng nêu vấn đề này tại hội nghị.
Và cũng chính ông Đinh La Thăng, ngay sau khi nêu vấn đề đã dứt khoát: “Tôi yêu cầu chấm dứt ngay việc cho thuê lòng đường vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đỗ xe... Còn chỗ nào mà thấy cho phép sử dụng vỉa hè lòng đường được thì cho luôn, không thu phí nữa”.
Bí thư Thành ủy đề nghị lãnh đạo UBND TP “chỉ đạo rốt ráo vụ này”. Ông cũng yêu cầu UBND, HĐND TP báo cáo xem số tiền cho thuê vỉa hè, lòng đường mà các quận thu về trong những năm qua là bao nhiêu.
Theo Bí thư Thành ủy số tiền đó không đáng kể, “được bao nhiêu tiền mà cho thuê? Cứ giao cho quận thu kiểu này thì lòng đường, vỉa hè thành nơi kinh doanh hết. Và như vậy chỗ cho giao thông càng ngày càng ít đi”, ông Đinh La Thăng nói.
Cũng tại cuộc họp, ông Đinh La Thăng yêu cầu tập trung thiết kế, xây dựng hệ thống đỗ xe thông minh bằng kết cấu thép, kêu gọi các nhà đầu tư. Bí thư Thành ủy cho rằng cần rà soát đất đai ở các cơ sở, nơi nào cho thuê mà không có hiệu quả thì thu hồi về để phục vụ cho ngành giao thông.
“Có khi bao nhiêu nghìn mét vuông chỉ thu được mấy trăm triệu mỗi năm, không hiệu quả. Thu lại để dành cho giành cho giao thông, vì hiện nay quỹ đất của TP đang không đáp ứng nổi”, Bí thư Đinh La Thăng đề nghị.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ đạo các ban, ngành đẩy mạnh công tác giữa TP.HCM và Bộ GTVT tại hội nghị phối hợp công tác giữa TP và Bộ chiều 27-2 - Ảnh: Tự Trung
Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết định kỳ 3 tháng, TP.HCM và Bộ GTVT sẽ có một hội nghị để bàn về công tác phối hợp trong công tác. Tuy nhiên ông Phong cho rằng bất cứ tình huống, vấn đề nào phát sinh thì TP.HCM và Bộ GTVT đều ngay lập tức điện thoại thông tin hoặc trực tiếp vào TP.HCM hoặc ra Hà Nội đề bàn bạc, tháo gỡ.
“Phối hợp như thế này rất tốt cho UBND TP trong lĩnh vực giao thông. Khó thì chúng ta ngồi lại để tìm ra giải pháp chứ không phải khó mà bó tay” – Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nói.
Phó chánh thanh tra suốt hai tháng không đến nhiệm sở
Ngày 27-2, Sở Công thương Đắk Lắk xác nhận đã có quyết định cho thôi việc đối với ông Trần Nguyên Đức - nguyên phó chánh thanh tra Sở - vì suốt hai tháng không đến nhận nhiệm vụ.
Ông Trần Nguyên Đức (bìa phải) - khi đang là chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk lắk trong một vụ bắt mũ bảo hiểm giả, nhái tại thị xã Buôn Hồ tháng 1-2015 - Ảnh: LINH ĐAN
Ông Phạm Thái, giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk, cho biết ông Đức về Sở từ năm 2008 và giữ chức vụ phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk.
Do yêu cầu luân chuyển cán bộ khỏi lĩnh vực nhạy cảm (ông Đức đã công tác nhiều năm trong mảng quản lý thị trường) nên ông Đức được sở điều chuyển về Thanh tra sở từ ngày 1-1.
“Tuy nhiên suốt từ đó đến nay ông Đức chưa đến cơ quan ngày nào. Sau đó ông Đức nhờ vợ đưa đơn xin nghỉ việc theo chế độ với lý do sức khỏe và gia đình. Sở đã họp xem xét và mời lên để tìm hiểu nguyện vọng nhưng ông Đức vẫn vắng mặt, không liên lạc qua điện thoại được” - ông Thái nói.
Một lãnh đạo tại Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk (cơ quan cũ của ông Đức) - cho biết, khi còn công tác tại Chi cục, ông Đức có nhiều điều tiếng liên quan đến tiền bạc, nợ nần.
Tạm đình chỉ giám thị trại giam bị “tố” nhận 1,5 tỉ đồng chạy việc
Nhân viên Big C TP. Vinh thay hạn sử dụng cho hàng "quá đát"
Bất ngờ kiểm tra siêu thị Big C Vinh, Nghệ An, lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện nhân viên của siêu thị này thay mới hạn sử dụng 13 gói mực khô hết hạn sử dụng.
Ngày 26-2, Công an TP Vinh cho biết, cơ quan này đã gửi báo báo vụ vi phạm về kinh doanh hàng hết hạn sử dụng tại siêu thị Big C Vinh cho công an tỉnh để mở rộng điều tra.
Theo thông tin ban đầu, ngày 20-2, tại siêu thị Big C Vinh, đội cảnh sát môi trường Công an TP Vinh bắt quả tang anh N.H.T (37 tuổi, ngụ xã Nghi Ân, TP Vinh, Nghệ An) là nhân viên siêu thị này, đã có hành vi kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.
Lực lượng công an thu giữ 13 gói mực khô đã thay mới hạn sử dụng và 13 tem nhãn hết hạn, tổng trị giá khoảng 2,5 triệu đồng.
Tuy nhiên khi trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bạch Yến, thư ký giám đốc Big C Vinh nói “đây là chuyện hiểu lầm” và từ chối cung cấp thông tin thêm.
Bà Yến hướng dẫn chúng tôi trao đổi qua email với bà Nguyễn Thanh Huyền, bộ phận PR của Big C. Trả lời qua email, bà Huyền cho biết đã nhận được thông tin, đang kiểm tra các bộ phận liên quan và sớm phản hồi về vụ việc.
Trả lời Tuổi Trẻ sáng 26-2, trung tá Trần Đình Chiến, đội trưởng đội cảnh sát môi trường Công an TP Vinh xác nhận vụ việc trên là có thật. Phía đội đã gửi báo cáo lên công an tỉnh Nghệ An và tiếp tục mở rộng, điều tra vụ việc.
Siêu thị Big C Vinh (4 tầng, diện tích khoảng 17.600m²) kinh doanh khoảng 25.000 mặt hàng nằm trong tổ hợp tòa tháp 20 tầng hoạt động từ tháng 11-2010, được xem là trung tâm mua sắm lớn nhất ở TP Vinh.