12 ngư dân Tiền Giang gặp nạn ở Thái Bình Dương về nước
Tổng cục Du lịch lên tiếng vụ ba người Anh tử nạn tại Datanla
Nhiều sở, ngành Khánh Hòa bị giảm về chỉ số hài lòng của dân
Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
Trưởng Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Gia Lai bị phê bình
Tin trong nước đọc nhanh tối 27-02-2016
- Cập nhật : 27/02/2016
Công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Lào Cai
Sáng 26/2, tại thành phố Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai và Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã tổ chức công bố điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không Lào Cai.
Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,Cảng Hàng không Lào Cai được quy hoạch điều chỉnh đến năm 2020 là cảng hàng không nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự.
Cấp sân bay đạt tiêu chuẩn 4C và sân bay quân sự cấp II có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.
Với 2 vị trí đỗ tàu bay, sân bay Lào Cai có có công suất 560.000 hành khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm. Phương thức tiếp cận hạ cánh tại sân bay Lào Cai được thiết kế có thiết bị tinh chỉnh.
Trong giai đoạn tiếp theo (đến 2030), Cảng Hàng không Lào Cai nâng công suất lên 1.585.000 hành khách/năm và 2.880 tấn hàng hóa/năm với 5 vị trí đỗ tàu bay.
Tại khu vực xây dựng Cảng Hàng không Lào Cai sẽ được xây dựng một nhà ga hành khách trên khu đất 10.000 m2 với công suất thiết kế 308 hành khách/giờ cao điểm và trong giai đoạn tiếp theo là 634 hành khách/giờ cao điểm.
Trong quy hoạch đến năm 2030, Cảng Hàng không Lào Cai cũng sẽ được quy hoạch xây dựng thêm nhiều hàng mục quan trọng như khu thương mại, dịch vụ, nhà ga hàng hóa...
Việc xây dựng cấp sân bay 4C tại Lào Cai sẽ đủ đáp ứng nhu cầu bay tới tất cả các sân bay trong nước và một số sân bay quốc tế như: Jakarta (Indonesia), Singapore, Malaysia, Côn Minh (Trung Quốc) và Viên Chăn (Lào).
Trước đó, ngày 4/2/2016, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định số 455/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, địa điểm xây dựng Cảng Hàng không Lào Cai tại bản Cam 3, Cam 4, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên với tổng diện tích quy hoạch 261,52ha (thay cho địa điểm đã quy hoạch trước đây tại thôn Giao Ngay, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, quy mô cấp 3C).
Ưu điểm của vị trí mới là mặt bằng rộng, hoạt động bay thuận lợi khi máy bay có thể tiếp cận từ 2 đầu đường băng, ít phải bạt ngọn núi, cự ly cách thành phố Lào Cai 34 km; kết nối giao thông trực tiếp với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đảm bảo điều kiện để nâng cấp sân bay lên hạng 4C (ICAO), đủ tiêu chuẩn khai thác các máy bay loại A320, A321-200./.
Xây nhà trái phép trên đất biệt thự, sao chậm xử lý?
Khu đất biệt thự ở số 6C Tú Xương bị nhiều người dân xây nhà trái phép từ trước năm 1993 đến năm 2007. Tại sao đến bây giờ mới có quyết định xử lý?
Theo các cơ quan chức năng, khu nhà 6C Tú Xương nguyên là một biệt thự thuộc sở hữu nhà nước có tổng diện tích khuôn viên hơn 2.000m2, trong đó ngôi biệt thự một trệt một lầu chiếm diện tích gần 425m2, diện tích sân vườn, hồ bơi chiếm 1.625m2.
Biệt thự trên được Văn phòng Chính phủ bố trí cho 8 cán bộ, nhân viên làm nhà ở và cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP bán nhà cho người dân theo nghị định 61 từ năm 2002.
Nhiều người dân đã tiến hành xây dựng trái phép trên phần đất chung của khu biệt thự này. Tổng diện tích sàn xây dựng vi phạm lên đến 1.300m2, thời điểm vi phạm kéo dài từ trước năm 1993 đến năm 2007.
Ngày 25-12-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã làm việc với UBND TP.HCM về việc giải quyết vụ việc này.
Tại sao chậm giải quyết?
Ông Trần Hải Nguyên, chủ tịch UBND phường 7, cho biết việc vi phạm xây dựng diễn ra từ rất lâu, chủ yếu từ năm 2002 trở về trước. Đó là giai đoạn khu nhà trên thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ nên các cơ quan chức năng ở địa phương không có thẩm quyền kiểm tra.
Từ năm 2008, sau khi việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đã hoàn thành, khu nhà trên thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì UBND phường mới quản lý và nắm bắt các hoạt động xây dựng trong khuôn viên.
Theo luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), vào thời điểm xảy ra vi phạm thì Luật xây dựng 2003 đang có hiệu lực thi hành. Theo điều 86 Luật xây dựng 2003, công trình xây dựng trái phép buộc phải phá dỡ. Trường hợp không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ.
Tuy nhiên, do Luật xây dựng và các văn bản liên quan quy định trình tự phá dỡ công trình còn nhọc nhằn và phức tạp. Ví dụ như thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng có quy định sau khi có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền, người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải lập và phê duyệt giải pháp phá dỡ.
Khi việc phá dỡ có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận thì giải pháp phá dỡ phải có sự thỏa thuận của chủ hộ liền kề và của chủ các công trình lân cận.
“Tùy theo quy mô và tính chất của công trình cần phá dỡ, trong trường hợp cần thiết người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình cần lấy ý kiến của các chuyên gia về giải pháp phá dỡ trước khi phê duyệt” - LS Hà Hải cho biết.
LS Hà Hải cho rằng đó thường là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phá dỡ một số công trình xây dựng trái phép.
Tuy nhiên, theo điều 24 nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, thời gian tối đa thực hiện cưỡng chế, phá dỡ công trình trái phép là 10 ngày kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công.
“Vì vậy, ngay khi đã có quyết định, công tác phá dỡ phải được tiến hành một cách nhanh chóng chứ không thể chậm trễ hơn nữa” - LS Hà Hải nhận định.
Vai trò của chính quyền địa phương
LS Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng chính quyền địa phương đã thiếu những hành động cụ thể và quyết liệt, để tình trạng nhà xây trái phép trong khu đất biệt thự tiếp diễn trong rất nhiều năm.
“Sự chậm trễ này làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở địa phương và làm giảm đi tính nghiêm minh của pháp luật. Nhưng dù chậm trễ, quyết định tiến hành cưỡng chế này cũng thật sự rất cần thiết để lập lại kỷ cương pháp luật trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương” - LS Trần Ngọc Quý cho biết.
Theo LS Hà Hải, khi nhận được tố cáo về hành vi lấn chiếm đất, xây dựng công trình trái phép, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp phường hoặc cấp quận có trách nhiệm ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc cưỡng chế phá dỡ công trình. Đó là quy định tại điều 10 nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7-12-2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
“Các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở địa phương cần xem xét lại quy trình quản lý, giải quyết các vụ việc phát sinh để tránh các trường hợp vi phạm kéo dài khác, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh đối với mọi người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn” - LS Trần Ngọc Quý nêu ý kiến.
Hà Nội: Khởi động đầu tư xây dựng 2 tuyến đường lớn ở phía Tây
Tuyến đường 70 và tuyến đường 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát tới Đại lộ Thăng Long được khởi động trở lại.
Đây là 2 tuyến đường giao thông có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực ven phía Tây trung tâm Thủ đô.
Đây sẽ là tuyến đường vành đai, trục giao thông chính kết nối chuỗi đô thị; phía Đông đường Vành đai 4, kết nối các Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long và các tuyến đường cấp đô thị hướng tâm.
Hai tuyến đường này vừa được UBND Tp.Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mộc giới.
Theo đó, tuyến đường quốc lộ 70 có điểm đầu tuyến đường trên tại nút giao với đường 70; điểm cuối tuyến tại nút giao với tuyến đường liên khu vực (tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức).
Toàn bộ bề rộng mặt cắt ngang đường theo quy hoạch và tối thiểu khoảng 50m bề rộng mỗi bên tính từ chỉ giới đường đỏ tuyến đường phù hợp với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết hai bên trục đường mở mới trong đô thị. Quy mô nghiên cứu tuyến đường khoảng 4,1km.
Các ban, ngành liên quan cùng có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu liên quan để Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội làm cơ sở nghiên cứu, xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường đảm bảo khớp nối thống nhất với quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan trong phạm vi nghiên cứu.
Tuyến đường 3,5 có điểm đầu giao với đê sông Hồng hiện có (cầu Thượng Cát), điểm cuối tuyến: giao với Đại lộ Thăng Long. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 9,54km.
Quy mô tuyến đường: chiều rộng mặt cắt ngang đường B=60m, riêng đoạn từ hết khu đô thị Bắc An Khánh đến Đại lộ Thăng Long mặt cắt ngang đường được mở rộng cục bộ B=70m.
Việc phê duyệt nhiệm vụ cắm mốc giới sẽ là cơ sở để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường đảm bảo sự đồng bộ về giao thông, hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan.
Trước đó, ngày 23/2, UBND TP.Hà Nội cũng đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch TP Nguyễn Quốc Hùng về tiến độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
Trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông như dự án 2 cầu nút Thái Hà-Chùa Bộc, nút Chùa Bộc –Tây Sơn phải hoàn thành trước 30/4/2016; Dự án quốc lộ 6, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông cần đẩy nhanh tiến độ, dự án cầu Ngọc Hồi xong trong năm 2016; Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng) tổ chức GPMB, bổ sung vốn…
Quận Đống Đa-Hà Nội: Làm ngược quy trình thu hồi đất khiến dân bức xúc
23 hộ dân phường Trung Liệt gửi đơn thư khiếu nại đề nghị không lấy đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân để làm bãi đỗ xe và khuôn viên cây xanh.
Hơn 20 hộ dân thuộc tổ dân phố số 23 và 35 phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội) không thuộc diện phải giải phóng mặt bằng để thu hồi đất phục vụ cho Dự án công trình thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II (2005- 2010) hạng mục cải tạo mương T5A1 - Tây Sơn trên địa bàn phường Trung Liệt. Thế nhưng UBND quận Đống Đa, Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đề nghị UBND thành phố Hà Nội xin được mở rộng phạm vi giải phóng mặt bằng để làm bãi đỗ xe... khiến hơn 23 hộ dân có nguy cơ mất đất, mất nhà.
23 hộ dân có nguy cơ mất đất, mất nhà
Lý do được UBND quận Đống Đa và Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra để xin mở rộng phạm vi giải phóng mặt bằng đoạn từ Xí nghiệp Thảm len đến phố Trung Liệt là để xây dựng hạ tầng công cộng và cây xanh phù hợp với kiến trúc cảnh quan gắn kết với cống hóa làm đường nâng cao hiệu quả dự án. Cụ thể, tại văn bản số 2783 ngày 12/8/2011 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội xác định khu đất thực hiện dự án tuyến mương T5A1 đoạn từ Xí nghiệp thảm len đến phố Trung Liệt là đất hạ tầng công cộng, bãi đỗ xe.
Trước sự việc trên, hàng chục hộ dân phường Trung Liệt đã vô cùng bức xúc. Họ gửi đơn thư khiếu nại tới nhiều ban, ngành liên quan từ Hà Nội đến Trung ương đề nghị khẩn cấp không lấy đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân để làm bãi đỗ xe và khuôn viên cây xanh.
Ông Nguyễn Bá Thanh, tổ 23, phường Trung Liệt, quận Đống Đa cho biết: "Vì dân đã ở lâu đời rồi, thậm chí nhà của chúng tôi đã được thành phố cấp đất, giấy phép xây dựng và sổ đỏ cho chúng tôi nghĩa là chúng tôi đã ở trong đất ở được quy hoạch của thành phố. Bây giờ một quy hoạch gì đó lại lấy đất, lấy nhà của chúng tôi thì chúng tôi thấy không hợp lý và yêu cầu phải làm rõ chuyện này về mặt pháp lý, thủ tục đúng theo quy định của pháp luật, đúng theo trình tự xây dựng cơ bản".
“Cho đến thời điểm hiện tại, phần diện tích UBND quận Đống Đa và Sở Xây dựng Hà Nội xin giải phóng mặt bằng để mở rộng, thu hồi đất và nhà của 23 hộ dân thuộc tổ dân phố số 23 và 35 phường Trung Liệt vẫn chưa có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án nào mới mà vẫn chỉ là thu hồi đất để làm bãi đỗ xe... Chúng tôi thấy đoạn mở rộng này với mục đích đó là không được”, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết thêm.
Đồng quan điểm, ông Đào Mạnh Tường, số nhà 112, G3 phường Trung Liệt bức xúc nói: Người dân chúng tôi sở hữu nhà đất hợp pháp, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chúng tôi đang cư trú ổn định, nếu lấy nhà đất của chúng tôi để phục vụ cho an ninh quốc phòng, vì lợi ích quốc gia theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì nhân dân chúng tôi sẵn sàng. Nhưng không vì mục đích trên mà lấy nhà đất của chúng tôi để làm bãi đỗ xe thì không chấp nhận được.
Trước sự việc nhức nhối nêu trên, nhóm phóng viên đã liên hệ với UBND quận Đống Đa để trao đổi làm rõ vấn đề, nhưng sau nhiều ngày chờ đợi, phóng viên nhận được câu trả lời từ lãnh đạo UBND quận Đống Đa vẫn là chờ… xin ý kiến cấp trên. Trong khi hàng chục hộ dân tổ dân phố số 23 và 35 phường Trung Liệt vẫn đang ngày đêm nơm nớp lo sợ trước nguy cơ mất đất, mất nhà vì… bãi đỗ xe.
Ngược quy trình, vi phạm trình tự thủ tục thu hồi đất
Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án công trình thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội là dự án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể năm 1995 trong quy hoạch thoát nước giai đoạn 1995-2010. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2006, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư dự án thoát nước giai đoạn II (2005-2010).
Trong quá trình triển khai dự án có nhiều nội dung cần thay đổi điều chỉnh, nên UBND thành phố Hà Nội đã điều chỉnh và trình Thủ tướng phê duyệt. Đến tháng 5/2008 UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định số 2034/QĐ/UBND thu hồi trên 37.000 m2 đất để phục vụ Dự án công trình thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội.
Theo quyết định này, 23 hộ dân thuộc tổ dân phố số 23 và 35 (phường Trung Liệt) nằm bên cạnh tuyến mương đoạn từ Xí nghiệp Thảm len đến phố Trung Liệt (phía sau tòa nhà Hà Thành Plaza và Khách sạn Hasinco) không thuộc diện bị giải phóng mặt bằng lấy toàn bộ nhà và đất. Nhưng ngày 20/12/2011, UBND quận Đống Đa lại ra thông báo 125/TB - UBND về việc thống kê tài sản để xác định bồi thường khi giải phóng mặt bằng đối với 23 hộ dân nêu trên.
Ngày 11/3/2014, UBND quận Đống Đa lại tiếp tục có thông báo tới 23 hộ dân về việc niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II hạng mục cải tạo mương T5A1 - Tây Sơn trên địa bàn phường Trung Liệt.
Trong khi đó, ngày 13/1/2015, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội mới ban hành công văn số 127/QHKT - P7 đề nghị UBND quận Đống Đa phối hợp với ban, ngành liên quan hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phường Trung Liệt tỷ lệ 1/500, để đảm bảo đủ điều kiện thu hồi đất, tránh gây khiếu kiện, khiếu nại về trình tự thủ tục liên quan đến quy hoạch, thu hồi đất thực hiện dự án.
Dư luận đặt câu hỏi phải chăng UBND quận Đống Đa đang làm ngược quy trình thu hồi đất thực hiện dự án? Khi ra thông báo giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của dân từ năm 2014, nhưng năm 2015 Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội mới có thông báo hướng dẫn để hoàn thiện hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Điều đáng nói hơn, UBND quận Đống Đa đã ra thông báo phương án thống kê đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với người dân khi chưa có bất cứ quyết định của cấp có thẩm quyền liên quan đến việc thu hồi đất của 23 hộ dân.
Trong một diễn biến liên quan, ông Nguyễn Duy Tiền, số nhà 135, phố Trung Liệt cũng cho rằng: chúng tôi đọc các văn bản thì được biết mục đích mở rộng làm đất công cộng, làm chỗ đỗ xe. Chúng tôi thấy rằng một dự án dù là bãi đỗ xe, chợ hay gì thì đều phải thực hiện theo trình tự. Nhưng ở đây, dự án này chưa có gì cả mà họ chỉ nói rằng đất của chúng tôi nằm trong quy hoạch tỷ lệ 1/500 của phường Trung Liệt được thành phố phê duyệt.
Thực tế chúng tôi tìm hiểu là nhà của chúng tôi không nằm trong quy hoạch đó, không có quy hoạch nào lại bao cả nhà của chúng tôi trong đó. Nhưng quận vẫn tiến hành yêu cầu dân kê khai để lập phương án đền bù, chúng tôi không nhất trí.
Hà Nội đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập. Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại với sự điều hành, chỉ đạo đúng và trúng của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội. Nhưng ở một số địa phương công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng, chưa thật sự dân chủ khiến dư luận “dậy sóng”. Trường hợp UBND quận Đống Đa và Sở Xây dựng Hà Nội xin mở rộng giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở của 23 hộ dân phường Trung Liệt để trồng cây xanh và bãi đỗ xe cần được các cấp ngành Trung ương và Hà Nội khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm, đảm bảo đời sống dân sinh, trật tự anh ninh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
TP.HCM thu ngân sách gấp đôi Hà Nội nhưng chi ít hơn 10.000 tỷ đồng
Nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nước cộng với thuế xuất nhập khẩu mang lại lợi thế lớn cho ngân sách của TP.HCM
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 của TP.HCM cho biết tổng thu ngân sách trên địa bàn này ước đạt trên 280 ngàn tỷ đồng. Con số này cao gần gấp đôi kết quả mà thành phố Hà Nội ghi nhận là 146.585 tỷ đồng.
Tuy nhiên mức chi ngân sách của TP.HCM lại thấp hơn 10 nghìn tỷ đồng so với con số mà thành phố Hà Nội đã chi ra trong năm là gần 70 nghìn tỷ đồng.
Cùng với các tỉnh lân cận, TP.HCM là địa bàn lớn về sản xuất hàng xuất khẩu. Các cảng biển lớn cũng tập trung ở TP.HCM.
Do đó nguồn thu thuế XNK tại đây chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu ngân sách (khoảng 30%) và gấp nhiều lần Hà Nội.
Đồng thời hàng loạt doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại đây cũng góp phần làm nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của TP.HCM đạt trên 100 nghìn tỷ đồng.
Nguồn thuế thu nhập cá ngân cũng đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng trong ngân sách của TP.HCM.
Ngược lại, trong năm qua chi đầu tư phát triển (chủ yếu là xây dựng cơ bản) của TP.HCM thấp hơn gần 4 nghìn tỷ so với Hà Nội.
Bên cạnh đó các khoản chi thường xuyên cho y tế, giáo dục, hành chính, sự nghiệp kinh tế của TP.HCM đều tăng rất thấp so với năm 2014. Đặc biệt khoản chi cho sự nghiệp y tế còn giảm 6% trong năm 2015.