tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 24-10-2015

  • Cập nhật : 24/10/2015

Hà Nội duyệt quy hoạch chung Thị xã Sơn Tây đến năm 2030

ha noi duyet quy hoach chung thi xa son tay den nam 2030

Hà Nội duyệt quy hoạch chung Thị xã Sơn Tây đến năm 2030


Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thị xã Sơn Tây (lồng ghép Đô thị vệ tinh Sơn Tây) đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.

Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 12.185,22ha, gồm toàn bộ thị xã Sơn Tây và xã Cam Thượng, huyện Ba Vì. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 239.800 người.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây có định hướng chính là thị xã ngoại thành, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội; là đô thị vệ tinh Sơn Tây (1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô) để phát triển đô thị văn hóa đặc trưng cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống (Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và các di tích lịch sử văn hóa khác).

Thị xã Sơn Tây cũng được định hướng là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế ưu đãi về cảnh quan đa dạng vùng sông Hồng, sông Tích, Ba Vì - Suối Hai.

Hà Nội định hướng phát triển thị xã Sơn Tây theo hướng bền vững, có môi trường và chất lượng sống tốt. Khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, phát huy nguồn lực về con người, phát triển kinh tế xã hội thị xã, trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, giáo dục đào tạo, y tế…

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và bền vững. Phát triển văn hóa - xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.


Lý Sơn: Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

ly son: tom hum rot gia, nguoi nuoi lao dao

Lý Sơn: Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

 
Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.
Ông Võ Văn Thành ở thôn Tây xã An Vĩnh cho biết: Một con tôm giống có giá từ 320 -350 ngàn đồng, tiền thức ăn từ khi nuôi đến khi xuất bán khoảng 400 ngàn đồng/con nhưng với giá tôm như hiện nay thì người nuôi chỉ có lỗ. Tôm hùm rớt giá không phải là điều bất ngờ. Nhưng điều mà hầu như người nuôi tôm ở Lý Sơn bức xúc đó chính là giá cả mập mờ trong việc thu mua.

“Với 4 ngàn con tôm có trong lượng gần 1kg/con chuẩn bị xuất bán, theo giá tư thương mua hiện nay, gia đình tôi chắc chắn lỗ trên 150 triệu đồng nhưng không bán thì không có tiền để mua thức ăn cho tôm” - ông Thành bức xúc.

Hiện nay, trên thị trường, tôm hùm được thu mua chia thành 3 loại. Loại 1, mỗi con nặng 1 ký trở lên. Loại 2 từ 8 lạng đến 1 kg và loại 3 từ nửa lạng đến 8 lạng. Cuối năm ngoái, khi các chủ bè nuôi tôm trên đảo xuất bán, mỗi kg tôm loại 1 và 2 có giá trên dưới 2 triệu/kg nhưng nay chỉ bán với giá hơn phân nửa nên người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Thạnh, một hộ nuôi tôm ở thôn Tây xã An Vĩnh, chia sẻ: Giá mua không ổn định, khi lượng tôm xuất bán nhiều tư thương tìm mọi cách ép giá. Nếu người nuôi không bán thì cầm chắc lỗ vốn, nên khi đủ trọng lượng các hộ đều tranh thủ xuất bán dù biết rằng bị tư thương ép giá.

Mỗi ngày, tiền thức ăn cho mỗi con tôm hùm không dưới 10.000 đồng. Thêm một ngày giữ lại tôm hùm không xuất bán cũng đồng nghĩa chi phí nuôi tăng thêm. Nhưng đó chưa phải là lo ngại lớn nhất. Giữ lại tôm hùm, người nuôi đối mặt với rủi ro vì tôm chết không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ tôm chết lên đến 15%. Còn nếu bán tôm hùm vào thời điểm này, người nuôi cầm chắc lỗ vốn.

Chưa khi nào tôm hùm lại rớt giá như lúc này, 1 kg tôm hùm hiện chỉ còn 1,2 - 1.3 triệu đồng, giảm đến 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tính toán với 62 lồng bè nuôi tôm có số lượng trên 100 ngàn con như hiện nay, mỗi vụ người nuôi tôm Lý Sơn xuất bán ra thị trường khoảng 100 tấn nếu giá cả ổn định có đầu ra, người nuôi tôm hùm sẽ có lãi cao với loại thủy sản rất có giá trị này, nhưng thực tế không như vậy. Mấu chốt ở đây là mặc dù hơn 90% sản lượng tôm hùm để xuất khẩu, nhưng lại bị tư thương chèn ép với các chiêu bài vì giá thị trường biến động, thiếu ổn định.  

Ông Lê Văn Đôi – Phó trưởng phòng KT&HTNT huyện, khuyến cáo người nuôi tôm phải dựa vào quy hoạch, không nuôi theo kiểu tự phát ồ ạt, chủ động sản lượng cung ứng ra thị trường, không nên chạy theo thị trường nếu không sẽ cầm chắc thiệt hại.


Đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương

Đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương

anh minh hoa - nguon: internet

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh tiến hành rà soát, xây dựng danh mục các dự án đầu tư xây dựng chợ đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để tổng hợp chung vào các kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét thẩm định.

Ngày 20/10/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 10812/BCT-TTTN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương.

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, hầu hết các địa phương đã thực hiện đề xuất hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương thông qua việc đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng vẫn nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân một số tỉnh đề nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương.

Để đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện việc đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại các văn bản nêu trên. 

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát, xây dựng danh mục các dự án đầu tư xây dựng chợ đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để tổng hợp chung vào các kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh. Sau đó, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và phân bổ kinh phí. Đồng thời gửi Bộ Công Thương để tham gia ý kiến theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương tới các địa phương theo quy định, trong đó có vốn đầu tư xây dựng chợ.


Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, xây dựng nội dung đề xuất và thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách Trung ương theo nội dung và quy định tại các văn bản đã nêu trên.

Lợi dụng quản lý sơ hở, chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng của Nhà nước

Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố các bị can: Lê Thanh Bình, Nguyễn Thị Phương Loan và Dương Thanh Mai tội: “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Casumina.

Sau khi tốt nghiệp Khoa thư viện Trường Nghệ thuật Tây Bắc, Dương Thanh Mai được Công ty Casumina nhận vào làm việc. Theo bản mô tả công việc ngày 10/5/2007 do Dương Thanh Mai ký với ông Lê Minh Trí - Phó Tổng Giám đốc công ty, kiêm Trưởng phòng bán hàng (có hiệu lực đến ngày 7/4/2011) thì Dương Thanh Mai có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng trong lĩnh vực quản lý bán hàng khu vực TP Hồ Chí Minh và cửa hàng 146 Nguyễn Biểu.

Thế nhưng, trên thực tế Dương Thanh Mai đã không làm hết nhiệm vụ được giao, thiếu giám sát, tin tưởng vào báo cáo của Nguyễn Thị Phương Loan - nhân viên làm nhiệm vụ như kế toán cửa hàng và Lê Thanh Bình. Dương Thanh Mai đã chủ quan, không kiểm tra các hóa đơn bán hàng trong mã khách hàng, các hoá đơn đã thu tiền và không kiểm tra kỹ bản công nợ. Lợi dụng sơ hở này, Lê Thanh Bình đã thu hết tiền hàng của 6 mã khách hàng nhưng vẫn báo cáo còn nợ.

Hành vi này của Lê Thanh Bình diễn ra trong một thời gian dài (gần 2 năm) nhưng Dương Thanh Mai không phát hiện. Đến tháng 2/2011, Mai phát hiện được hành vi gian dối của Bình thì số tiền Bình đã chiếm đoạt của công ty Casumina lên đến gần 7 tỷ đồng.


Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Bí thư tỉnh An Giang

cac dai bieu bau ban chap hanh dang bo tinh an giang khoa moi. anh bao an giang

Các đại biểu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa mới. Ảnh Báo An Giang


Bà Võ Thị Ánh Xuân vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020; ông Võ Anh Kiệt và ông Vương Bình Thạnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã bầu 53 thành viên vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020; bầu 15 thành viên vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020; ông Võ Anh Kiệt, và ông Vương Bình Thạnh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội cũng đã bầu 11 người làm thành viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Hồ Văn Răng được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang:

1. Võ Thị Ánh Xuân

2. Võ Anh Kiệt

3. Vương Bình Thạnh

4. Vũ Thế Cường

5. Hồ Văn Răng

6. Lê Hồng Khâm

7. Nguyễn Văn Thạnh

8. Hồ Việt Hiệp

9. Lê Văn Nưng

10. Nguyễn Thanh Bình

11. Lê Hoàng Phúc

12. Bùi Bé Tư

13. Trần Thị Thanh Hương

14. Phạm Thành Thái

15. Lưu Vĩnh Nguyên

Danh sách BCH Đảng bộ An Giang:

1. Võ Thị Ánh Xuân

2. Võ Anh Kiệt

3. Vương Bình Thạnh

4. Vũ Thế Cường

5. Hồ Văn Răng

6. Lê Hồng Khâm

7. Nguyễn Văn Thạnh

8. Hồ Việt Hiệp

9. Lê Văn Nưng

10. Nguyễn Thanh Bình

11. Lê Hoàng Phúc

12. Bùi Bé Tư

13. Trần Thị Thanh Hương

14. Phạm Thành Thái

15. Đinh Công Minh

16. Lâm Quang Thi

17. Võ Nguyên Nam

18. Trần Văn Gan

19. Trần Văn Nhỏ

20. Võ Minh Hoàng

21. Nguyễn Văn Xe

22. Lê Trung Hiếu

23. Tân Văn Ngữ

24. Châu Văn Ly

25. Bùi Hồng Lực

26. Nguyễn Thượng Lễ

27. Lê Văn Tiền

28. Thái Hữu Phép

29. Trần Anh Thư

30. Lê Văn Phước

31. Nguyễn Duy Toàn

32. Từ Quốc Tuấn

33. Đặng Thị Hoa Rây

34. Nguyễn Việt Trí

35. Ngô Công Thức

36. Võ Thanh Tráng

37. Phan Huỳnh Sơn

38. Lưu Vĩnh Nguyên

39. Đinh Thị Việt Huỳnh

40. Võ Văn Thắng

41. Nguyễn Thiện Phú

42. Huỳnh Quốc Thái

43. Cao Quang Liêm

44. Nguyễn Đắc Tài

45. Đỗ Tấn Kiết

46. Nguyễn Tiếc Hùng

47. Trần Thanh Nhã

48. Nguyễn Thành Đô

49. Lâm Phước Trung

50. Huỳnh Thành Danh

51. Men Pholly

52. Ngô Hồng Yến

53. Nguyễn Thanh Phong


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục