tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 25-10-2015

  • Cập nhật : 25/10/2015

Bác tin đồn bán lúa dự trữ không minh bạch

bac tin don ban lua du tru khong minh bach

Bác tin đồn bán lúa dự trữ không minh bạch

 Ngay sau khi có tin về việc nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở tỉnh Phú Yên bức xúc trước việc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ bán lúa dự trữ không minh bạch, bà Thới Kim Bình, Phó Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ trao đổi những thông tin liên quan… 

Diễn biến sự việc

Theo bà Thới Kim Bình, ngày 13/10/2015 Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Nam Trung bộ đăng thông báo công khai bán 2.335 tấn lúa được bảo quản tại Chi cục DTNN Phú Yên với phương thức bán rộng rãi, trực tiếp cho mọi đối tượng; bắt đầu từ ngày 16/10, giá 5.200 đồng/kg.

Sau đó xuất hiện thông tin về một số doanh nghiệp (DN) đến Chi cục DTNN Phú Yên đăng ký mua lúa nhưng cơ quan này không tiếp nhận và hướng dẫn họ đến Cục DTNN khu vực Nam Trung bộ. Khi các DN đến Cục DTNN khu vực Nam Trung bộ thì nơi này cũng không tiếp nhận.

Theo bà Bình, Cục DTNN Nam Trung bộ được giao nhiệm vụ bán 2.670 tấn thóc nhập kho năm 2013 tại Chi cục DTNN Phú Yên theo phương thức bán trực tiếp, rộng rãi cho mọi đối tượng (theo qui định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Dự trữ quốc gia ). Đến ngày 30/9/2015 chỉ có một khách hàng mua với số lượng 335 tấn, còn lại 2.335 tấn không có khách hàng đăng ký mua.

Sau khi được báo cáo, Tổng cục DTNN có Quyết định điều chỉnh kế hoạch bán thóc dự trữ quốc gia. Ngày 12/10/2015, Cục DTNN Nam Trung bộ đã có Công văn báo cáo UBND tỉnh Phú Yên về việc bán thóc dự trữ quốc gia còn lại (lần 2).

Từ ngày 13 - 15/10/2015, Cục DTNN Nam Trung bộ đã đăng tin thông báo bán thóc dự trữ trên Báo Thanh niên, Báo Phú Yên, Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận và Trang thông tin của Tổng cục DTNN theo đúng quy định, với số lượng xuất bán là 2.335 tấn và giá bán là 5.200 đồng/kg theo phương thức bán trực tiếp, rộng rãi cho mọi đối tượng và mở cửa kho bán từ ngày 16/10/2015.

Đến hết ngày 16/10/2015, đơn vị đã ký được một hợp đồng bán với số lượng 335 tấn cho ông Đặng Ngọc Hoàng đại diện cho 06 người là: Nguyễn Thị Mạnh, Nguyễn Thị Mai Tố Ngọc, Nguyễn Thị Ánh, Huỳnh Kim Tường, Đặng Thị Cúc (khách hàng đã ký hợp đồng, nhưng chưa nộp tiền).

Trong hợp đồng mua - bán thóc dự trữ, tại Điều 1 có ghi cụ thể: Trong khi đang thực hiện hợp đồng mà cấp có thẩm quyền quyết định thay đổi giá bán hoặc dừng bán thì bên Cục DTNN thông báo cho bên mua và hai bên dừng ngay việc giao, nhận hàng, lập biên bản chốt số lượng, tiền hàng đã thực hiện và cùng nhau ký bổ sung Phụ lục hợp đồng bán theo giá mới bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá thị trường.

Khẳng định từ đơn vị

Cũng theo bà Bình, số lượng còn lại là 2.000 tấn đến sáng ngày 19/10/2015 chưa có người mua vẫn còn đang ở trong kho của Chi cục DTNN Phú Yên và Cục DTNN Nam Trung bộ cũng chưa quyết định bán cho ai. Như vậy, thông tin “2.000 tấn lúa đang lưu kho tại Phú Yên đã được Cục DTNN Nam Trung bộ bán cho chủ cơ sở xay xát lúa gạo Tiến Vương ở huyện Tây Hòa và Bảy Cúc ở TP.Tuy Hòa” là chưa sát thực.

Ngày 19/10/2015, Cục DTNN khu vực Nam Trung bộ đã có công văn báo cáo tình hình tổ chức bán thóc dự trữ quốc gia kế hoạch đổi hàng năm 2015 để xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục DTNN về việc xuất bán 2.000 tấn thóc tại Chi cục DTNN Phú Yên. Cùng ngày, đơn vị nhận được công văn của Tổng cục DTNN về việc xuất bán luân phiên đổi hàng lương thực dự trữ quốc gia năm 2015, đơn vị đã tiếp tục ký 07 hợp đồng với 07 khách hàng, số lượng 1.330 tấn thóc.

Ngày 20/10/2015, bà Thới Kim Bình khẳng định trong ngày vẫn tiếp tục ký hợp đồng với cơ sở, DN. Số lượng còn lại, đơn vị ký tiếp hợp đồng với 05 khách hàng 670 tấn thóc. Như vậy, ông Tiến hay bà Cúc (ở các cơ sở theo như lời đồn) nếu có là khách hàng thì cũng chỉ là 2 trong số các khách hàng và mua một phần mà thôi.


Theo Hồng Sâm
Pháp luật Việt Nam


Ông Võ Thanh Hà chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sabeco

ong vo thanh ha chinh thuc dam nhiem vi tri chu tich hdqt sabeco

Ông Võ Thanh Hà chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sabeco

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng đoàn công tác vừa có buổi làm việc đánh giá, định hướng công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Nhân dịp này, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng, Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn chính thức giới thiệu Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ông Võ Thanh Hà đến toàn thể Ban lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể, cán bộ Quản lý của Tổng ty, các công ty con, công ty liên kết, đơn vị HTSX Bia Sài Gòn và lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương.

Ông Võ Thanh Hà sinh năm 1974, được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ Công Thương hồi tháng 2/2015. Trước đó, ông Hà là Phó Chánh Văn phòng Bộ kiêm Thư kí Bộ trưởng Công Thương.

Ông Hà đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco thay ông Phan Đăng Tuất đã thôi nhiệm từ tháng 8/2015. 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã giao nhiệm vụ cho Sabeco một số nội dung trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới:  Tập trung phát triển và giữ vững thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; Tiếp tục quá trình rà soát, đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu mới; Thực hiện theo chương trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thoái bớt phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty, Tiếp tục áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp, v.v…
 
Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco đã báo cáo Bộ trưởng tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Trong thời gian qua, Sabeco luôn nỗ lực để duy trì tăng trưởng, tiếp tục khẳng định là thương hiệu lớn trong khu vực, xứng đáng là thương hiệu Bia số 1 của Việt Nam. 

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là các thương hiệu lớn từ nước ngoài đòi hỏi Tổng công ty phải tiếp tục nỗ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối sản phẩm đồng thời cắt giảm tối đa chi phí quản lý. Luật Doanh nghiệp mới ban hành 1/7/2015 và sắp tới đây là sự thay đổi về cách tính thuế TTĐB đòi hỏi Tổng công ty phải khẩn trương điều chỉnh, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý hiệu quả hơn.  
 

Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngày sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát với bề dày 140 năm lịch sử hình thành và phát triển.

Năm 2014, tổng sản lượng tiêu thu Bia Sài Gòn đạt 1,356 tỷ lít Bia các loại. Tổng công ty có 46 đơn vị thành viên với địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các vùng miền Việt Nam, trong đó phát triển 24 nhà máy Xanh, Sạch, Đẹp, Tiết kiệm, Bảo vệ môi trường.  Năm 2014, Bia Sài Gòn đóng góp ngân sách hơn 12 ngàn tỷ đồng, góp trên 68 tỷ đồng cho các hoạt động cộng đồng. Chất lượng Bia Sài Gòn được thừa nhận bởi các tổ chức uy tín: Thương hiệu Quốc Gia, Giải vàng bia quốc tế tại Úc (AIBA) năm 2015 và nhiều giải thưởng khác tại các cuộc thi bia quốc tế. Bia Sài Gòn đứng vị trí thứ 17 trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, top 3 các nhà sản xuất Bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á và là thành viên thứ 351 tại Học viện Bia Berlin – một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu.

Hà Nội bổ sung 44 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

ha noi bo sung 44 ty dong ho tro tien dien cho ho ngheo

Hà Nội bổ sung 44 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Sau khi dự toán thu chi ngân sách năm 2015 của Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung 44 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội năm 2014, 2015.

Nguồn kinh phí được xác định đối với các quận đã tự cân đối ngân sách, ngân sách quận bảo đảm 1,3 tỷ đồng. Đối với các quận, huyện, thị xã chưa tự cân đối ngân sách, ngân sách thành phố bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách cấp thành phố năm 2015 số tiền 43 tỷ đồng.

Theo quyết định số 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu biểu giá bán lẻ tiền điện, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng quy định và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Cụ thể, từ ngày 16/3/2015, mức hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014 của Thủ tướng quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện là 49.000 đồng/hộ/tháng. Khi mức giá điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành thay đổi, mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền sử dụng 30kWh/hộ/tháng sẽ thay đổi tương ứng.

Hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện thuộc diện trên là hộ đáp ứng được một trong 3 tiêu chí: Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới; Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới; Hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới.


9 tháng phát hiện gần 1.000 vụ trộm cắp điện tại miền Nam

9 thang phat hien gan 1.000 vu trom cap dien tai mien nam

9 tháng phát hiện gần 1.000 vụ trộm cắp điện tại miền Nam

Các hành vi trộm cắp điện đã được phát hiện chủ yếu là tác động trước công tơ gồm 311 vụ, tác động trực tiếp vô công tơ 501 vụ, tác động gián tiếp vô công tơ 136 vụ. 

Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong 9 tháng năm 2015, tổng công ty kiểm tra sử dụng điện 1.487.199 lượt khách hàng, phát hiện và lập biên bản 948 vụ trộm cắp điện. Sản lượng điện bồi thường theo tính toán 3.093.070 kWh, tương ứng số tiền hơn 8,9 tỷ đồng. 

So với cùng kỳ năm 2014, số vụ vi phạm trộm cắp điện giảm 340 vụ (9 tháng năm 2014: 1.288 vụ); số điện năng bồi thường giảm 1.495.943 kWh (9 tháng năm 2014: 4.589.013 kWh). 
Các hành vi trộm cắp điện đã được phát hiện chủ yếu là tác động trước công tơ gồm 311 vụ (giảm  12 vụ so với 9 tháng năm 2014), tác động trực tiếp vô công tơ 501 vụ (giảm 268 vụ), tác động gián tiếp vô công tơ 136 vụ (giảm 60 vụ). 

Trong các đơn vị thuộc EVNSPC, Đồng Nai là địa phương xảy ra nạn trộm cắp điện nhiều nhất với 327 vụ, sau đó đến Kiên Giang (73 vụ), Cần Thơ (64 vụ), Hậu Giang (62 vụ), riêng Trà Vinh chỉ xảy ra 1 vụ và Bình Thuận không phát hiện vụ nào trong 9 tháng vừa qua. 

Ban Kiểm tra, Giám sát mua bán điện thuộc EVNSPC cho biết, tình trạng trộm cắp điện giảm so với cùng kỳ năm 2014 có được là nhờ công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử phạt và chế tài đối với các hành vi vi phạm.

 Đối với các khách hàng lớn, EVNSPC áp dụng việc giám sát sử dụng điện thông qua hệ thống đo ghi từ xa trạm chuyên dùng, nhờ đó phát hiện cảnh báo các trường hợp bất thường củ hệ thống đo đếm  kịp thời kiểm tra. 


Giá đền bù đất khai thác khoáng sản nhiều nơi chỉ 1.000 – 2.000 đồng/m2

gia den bu dat khai thac khoang san nhieu noi chi 1.000 – 2.000 dong/m2

Giá đền bù đất khai thác khoáng sản nhiều nơi chỉ 1.000 – 2.000 đồng/m2

 Khai thác khoáng sản chưa gắn kết nhiều với công tác bảo vệ môi trường, cũng chưa đảm bảo nguồn sinh kế cho người dân quanh vùng khai thác. Câu chuyện này đang gây tranh luận nhiều đến trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, chính quyền địa phương hay luật trong việc phân bổ nguồn phí bảo vệ môi trường. 
 
Ngày 23/10, Liên minh Khoáng sản và Trung tâm Con người - thiên nhiên tổ chức Hội thảo Khai thác khoáng sản “Từ câu chuyện ở cộng đồng đến các vấn đề chính sách”. Hội thảo nhằm để doanh nghiệp, người dân, nhà nghiên cứu ngồi lại bàn phương án bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí doanh nghiệp khai khoáng có trách nhiệm đóng góp. 

Các đại biểu đánh giá khai thác khoáng sản có những tác động rất đặc thù đến môi trường. Khai thác khoáng sản có thể phá vỡ câu trúc địa chất cảnh quan, tạo ra các bãi thải và hồ chứa với diện tích lớn. Ngoài ra, tác động môi trường vẫn có thể tiếp diễn sau khi kết thúc hoạt động khai thác do sạt lở bãi thải, sụt lún lòng đất, và do nước mưa tràn qua các vùng khai thác. Những tác động trên làm mô nhiễm nguồn nước, bầu không khí và gây bệnh tật cho con người. 

Hội thảo đưa ra câu chuyện khai thác khoáng sản tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đây là xã vùng cao với 70% dân số là người Tày, 20% người Dao, 10% người Mường và Kinh. Tỷ lệ hộ nghèo là 33,56%. Tại xã này, 3 mỏ sắt được phát hiện trong đó Công ty TNHH Đức Thái đã khai thác trên diện tích 7ha. 

Việc khai thác mỏ sắt đã làm 40 hộ dân mất đất vào năm 2006 với giá đền bù chỉ 1.000 – 2.000 đồng/m2. Do đó, các hộ dân tại xã khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế. Đối với môi trường, hoạt động khai thác gây bồi lấp suối Phổn, là kênh thoát lũ và cũng là kênh thoát lũ và cũng là nguồn cung cấp nước sạch và thủy sản chính trong xã. Trong khi đó, năm 2006, xã được phân bổ 100 triệu từ khai thác khoáng sản, tuy nhiên từ năm 2007 đến nay, khoản tiền này không được phân bổ. 

Ông Vũ Đăng Khoa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Trại Cau, Thái Nguyên cho biết địa bàn thị trấn có nhiều công ty hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó, có Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên – Mỏ sắt Trai Cau, Công ty Cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Nhẫn, Công ty TNHH Hải Thành và Công ty Cổ phần Kim Sơn. 

Mặc dù có nhiều lợi ích từ việc khai thác khoáng sản trên thị trường, nhưng việc khai thác khoáng sản gây nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến môi trường và người dân. Theo ông Khoa, các dự án đều có phương án dự án trích 1-2% doanh thu để xây dựng hạ tầng cho địa phương nơi thực hiện khai thác, nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện kế hoạch trên. Thậm chí thị trấn không được hưởng từ nguồn thuế tài nguyên. 

“Theo Nghị định 74/2011/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, doanh nghiệp sẽ trích cho địa phương 100% phí này để khắc phục môi trường nơi thực hiện hoạt động khai thác. Hiện tỉnh Thái Nguyên mới có cơ chế trích lại cho huyện chứ không bố trí trích lại cho thị trấn – nơi trực tiếp có hoạt động khai thác. Trong khi, huyện chỉ có cơ chế trích 80% cho các xã thị trấn nhưng khống chế không quá 500 triệu đồng/năm”, ông Khoa nói. 

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Đảng ủy Mỏ sắt Trại Cau - Thái Nguyên phản hồi, hàng năm công ty đã nộp xấp xỉ 20 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường và thuế nộp chiếm tỷ trong tương đương phí. Theo đó, hàng năm công ty đóng tổng khoảng 40 tỷ đồng thuế phí.

Tuy nhiên, ông Quảng cho rằng, trong quá trình triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay đối với các doanh nghiệp vẫn còn một số bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng, số lượng tài nguyên loại bỏ tại nơi khai thác như quặng sắt có hàm lượng sắt thấp còn lớn, gây lãng phí. Trong khi công tác thanh tra, kiểm tra ,phổ biến tuyên truyền thường xuyên của chính quyền địa phương không có, khiến người dân có cái nhìn e ngại với doanh nghiệp. 

Trong khi, bà Trần Thanh Thủy – Điều phối viên của Liên minh Khoáng sản cho rằng, hoạt động khai thác khoáng sản trên cả nước đã chiếm 41.000 ha (năm 2005). Theo khảo sát của bà Thủy, riêng ở Thái Nguyên, diện tích đất khai khoáng là 3.191 ha, chiếm 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh trong năm 2012. Tại Quảng Ninh, riêng các mỏ than lộ thiên đang hoạt động chiếm dụng 5.700 ha. 

Bà Thủy dẫn chứng hàng năm việc khai thác khoáng sản phát sinh 4,6m3 đất đá thải trên cả nước. Riêng khai thác Apatit tại Lào Cai phát sinh 3 triệu m3 đất đá thải. Khai thác bauxite ở Tân Rai phát sinh 11 triệu m3 bùn đỏ. 

Với những số liệu trên, bà Thủy kiến nghị cơ quan chức năng cần quy định rõ địa giới nơi hoạt động khai khoáng các huyện và xã bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai khoáng. Một mặt, vai trò của chính quyền các cấp bố trí và sử dụng ngân sách phục vụ đầu tư phát triển xã hội và khắc phục hậu quả môi trường. 

"Ví dụ hàng năm, UBND cấp huyện nên lập kế hoạch khắc phục hậu quả môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai khoáng để trình tỉnh. Đặc biệt, việc phân bổ ngân sách và đầu tư phát triển kinh tế xã hội, khắc phục hậu quả môi trường", bà Thủy nói. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục