tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 10-01-2016

  • Cập nhật : 10/01/2016

Trung Quốc thách thức quy định hàng không thế giới

Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đe dọa an toàn hàng không khi cho máy bay bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh để đáp xuống đá Chữ Thập của Việt Nam.

dao chu thap (thuoc quan dao truong sa cua viet nam) la noi may bay dan dung cua trung quoc ha canh sau khi bay vao vung thong bao bay ho chi minh nhung khong thong bao voi co quan chuc nang viet nam - anh: reuters

Đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là nơi máy bay dân dụng của Trung Quốc hạ cánh sau khi bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh nhưng không thông báo với cơ quan chức năng Việt Nam - Ảnh: Reuters

Hành động của Trung Quốc cho máy bay hạ cánh xuống đảo Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn thách thức quy định hàng không 
thế giới, đe dọa an toàn 
hàng không.

Theo các chuyên gia, việc máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống đảo Chữ Thập đồng nghĩa với việc phải bay vào vùng thông báo bay (Flight Information Region - FIR) Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, FIR Hồ Chí Minh không hề được phía Trung Quốc thông báo về các chuyến bay đến đảo Chữ Thập.

Không tuân thủ 
quy định hàng không 
thế giới

Trong văn bản gửi Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Lại Xuân Thanh - cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - khẳng định có một số máy bay hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu phụ trách theo quy định quốc tế về an toàn bay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các cơ trưởng của những hãng hàng không tại Việt Nam cho biết việc các chuyến bay vào FIR Hồ Chí Minh mà không liên lạc với cơ quan không lưu phụ trách theo quy định quốc tế về an toàn bay là uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực.

Về nguyên tắc, trước mỗi chuyến bay, các hãng hàng không phải thông báo kế hoạch cho nhà chức trách nơi được giao quản lý FIR mà máy bay sẽ bay qua.

Trước giờ khởi hành chuyến bay, đại diện hãng phải gửi kế hoạch bay cho phòng thủ tục bay ở sân bay khởi hành để nơi này gửi kế hoạch bay cho các vùng FIR mà máy bay sẽ bay qua, kể cả FIR liên quan.

“Không có kế hoạch bay, kiểm soát không lưu sân bay xuất phát không thể cấp huấn lệnh để máy bay khởi hành” - trưởng đoàn bay một hãng hàng không khẳng định.

Các hãng hàng không Trung Quốc có máy bay hạ cánh xuống đảo Chữ Thập của Việt Nam không tuân thủ các quy định chung của hàng không dân dụng thế giới do ICAO quy định.

Người điều hành sân bay cho phép các máy bay này cất cánh cũng coi thường tất cả quy định của ICAO.

Khi các máy bay có thông báo kế hoạch bay và bật hệ thống nhận diện bay qua vùng FIR, trên màn hình rađa sẽ phát hiện đồng thời biết được máy bay này đến từ đâu, bay đến đâu, của hãng nào, đang bay ở độ cao nào...

Căn cứ vào tình hình lưu thông trong FIR, kiểm soát viên không lưu sẽ điều tiết mực bay (cao hay thấp) để đảm bảo an toàn nhất cho máy bay đó cũng như các máy bay khác.

Theo các phi công, máy bay Trung Quốc khi vào FIR Hồ Chí Minh đã tắt các hệ thống thông báo và liên tục thay đổi mực bay nên FIR Hồ Chí Minh không thể can thiệp.

Hành động này có thể dẫn đến khả năng không đảm bảo an toàn về giãn cách, độ cao giữa các máy bay đang trong vùng FIR Hồ Chí Minh.

may bay dan dung cua trung quoc dap xuong duong bang xay trai phep tren dao chu thap thuoc quan dao truong sa cua viet nam - anh: tan hoa xa

Máy bay dân dụng của Trung Quốc đáp xuống đường băng xây trái phép trên đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Tân Hoa xã

FIR Hồ Chí Minh 
rộng 800.000km2

FIR bao gồm vùng trời thuộc chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia, vùng trời được ủy nhiệm quản lý hoặc vùng trời trên công hải được ICAO xác lập.

ICAO căn cứ vào thực tế đầu tư trang thiết bị quản lý bay, năng lực quản lý không lưu của các quốc gia để quản lý FIR. Các quốc gia thành viên của ICAO quản lý FIR sẽ cung cấp các dịch vụ không lưu và hoạt động hàng không dân dụng.

Theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, có hai FIR là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh với diện tích rộng 1,2 triệu km2 (trong đó FIR Hồ Chí Minh rộng khoảng 800.000km2).

Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá dày, chiếm vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương.

FIR Hồ Chí Minh gồm cả vùng trời miền Nam Việt Nam và vùng trời thuộc Biển Đông, kéo dài từ vĩ tuyến 17 xuống tới 07 vĩ độ bắc, chiều rộng từ biên giới Việt - Lào, Việt - Campuchia ra tới 114 độ kinh tuyến đông.

Trung tâm Quản lý bay đường dài TP.HCM thuộc Công ty Quản lý bay miền Nam (Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam - VATM) chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn không lưu nằm trong FIR Hồ Chí Minh.

Thống kê của VATM cho thấy trung bình mỗi ngày có vài trăm chuyến bay quốc tế và quốc nội bay qua FIR Hồ Chí Minh. Số liệu tổng hợp tình hình hoạt động bay ngày 29-12-2015 cho thấy chỉ tính riêng các chuyến bay quá cảnh qua FIR Hồ Chí Minh là hơn 630 chuyến.

Theo một cơ trưởng kỳ cựu hiện là giáo viên giảng dạy có thâm niên rất nhiều năm, các máy bay Trung Quốc bay trong vùng FIR Sanya (của Trung Quốc, sát FIR Hồ Chí Minh) sau đó “nhảy” vào FIR Hồ Chí Minh rồi thay đổi mực bay liên tục: từ FL135 tương đương 4.050m, FL250 tương đương 7.500m đến FL460 tương đương 13.800m. (Tuổi Trẻ)


Hà Nội thưởng Tết cao nhất 100 triệu, thấp nhất 450 ngàn

Mức thưởng Tết Bính thân 2016 ở Hà Nội được công bố chiều ngày 8-1 có mức chênh lệch hơn 200 lần với mức thưởng cao nhất 100 triệu đồng và thấp nhất 450 ngàn đồng, đều của khối doanh nghiệp FDI.

khoi doanh nghiep fdi o ha noi giu ca ky luc cao nhat va thap cua thuong tet binh than 2016

Khối doanh nghiệp FDI ở Hà Nội giữ cả kỷ lục cao nhất và thấp của thưởng tết Bính Thân 2016

Chiều 8-1, ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng Lao động việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP Hà Nội cho biết đơn vị này vừa có báo cáo Bộ LĐ-TB-XH về tình hình tiền lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn sau khi nhận được báo cáo của Phòng LĐ-TB-XH các quận, huyện, thị xã, báo cáo nhanh tình hình tiền lương năm 2015 và kế hoạch thưởng Tết Bình Thân năm 2016 của một số DN đại diện cho 4 loại hình DN trên địa bàn.

"Bốn loại hình DN được chúng tôi khảo sát là: Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước; DN tư nhân; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.000 DN với số lượng lao động đang sử dụng là 65.000 lao động” - ông Thanh cho biết.

* Cụ thể, ở khối DN FDI, theo báo cáo, tiền lương bình quân năm 2015 là 4.450.000đồng/người/tháng, tăng khoảng 1,1% so với năm trước. Trong đó DN có mức tiền lương cao nhất: 75.000.000 đồng/người/tháng; DN có mức tiền lương thấp nhất: 3.360.000 đồng/người/tháng.

Về mức thưởng trong dịp Tết ở khối DN này, đối với Tết dương lịch 2016, mức thưởng bình quân: 230.000đồng/người, tăng 4.5% so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 30.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 150.000 đồng/người.

Đối với Tết Nguyên đán Bính thân 2016, mức thưởng bình quân: 3.770.000đồng/người, tăng xấp xỉ 1% so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 100.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 450.000đồng/người.

* Đối với khối Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, tiền lương bình quân năm 2015 là 4.500.000 đồng/người/tháng, tăng 2.5% so với năm trước. Trong đó DN có mức tiền lương cao nhất: 31.000.000 đồng/người/tháng; DN có mức tiền lương thấp nhất: 3.320.000 đồng/người/tháng.

Về mức thưởng trong dịp Tết, đối với Tết dương lịch 2016, mức thưởng bình quân: 1.000.000đồng/người, không tăng so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 8.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000đồng/người.

Đối với Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, mức thưởng bình quân: 3.350.000đồng/người, tăng 1,5% so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 38.200.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

* Ở khối DN tư nhân, công ty hợp doanh, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, Tiền lương bình quân năm 2015 của các DN là 4.350.000đồng/người/tháng tăng 1,1% so với năm trước. Trong đó DN có mức tiền lương cao nhất: 40.000.000 đồng/người/tháng; DN có mức tiền lương thấp nhất: 3.350.000 đồng/người/tháng.

Về mức thưởng trong dịp Tết, đối với Tết dương lịch 2016, mức thưởng bình quân: 540.000đồng/người giảm 1,8% so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 10.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người.

- Đối với Tết âm lịch Nguyên đán Bính Thân 2016, mức thưởng bình quân: 3.700.000 đồng/người, tương đương năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 25.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 550.000 đồng/người.

* Đối với khối DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước, tiền lương bình quân năm 2015 của các DN là 4.780.000đồng/người/tháng tăng 2,1% so với năm trước. Trong đó DN có mức tiền lương cao nhất: 31.000.000 đồng/người/tháng; DN có mức tiền lương thấp nhất: 3.350.000 đồng/người/tháng.

Về mức thưởng trong dịp Tết, đối với Tết dương lịch 2016, mức thưởng bình quân: 500.000đồng/người, không tăng so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 5.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 150.000đồng/người.

Đối với Tết Nguyên đán Bính thân 2016, mức thưởng bình quân: 3.500.000đồng/người, tăng 1,4% so với năm trước. DN có mức thưởng cao nhất là 20.000.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội, trong năm 2015 các DN trên địa bàn đã trả tiền lương bình quân cho người lao động tăng cao hơn khoảng 2% so với năm 2014. Về mức thưởng Tết, một số DN không có tiền thưởng Tết dương lịch 2016 cho người lao động.

Đối với thưởng Tết âm lịch Nguyên đán Bính thân 2016, mức thưởng tết được nhiều doanh nghiệp dự kiến chi trả bình quân tăng hơn so với năm trước khoảng 1,5%.


Yêu cầu đưa 6.000m2 đất của dân ra khỏi dự án 'treo'

yeu cau dua 6.000m2 dat cua dan ra khoi du an 'treo'

Yêu cầu đưa 6.000m2 đất của dân ra khỏi dự án 'treo'


Sáng 8/1, tại cuộc tiếp công dân định kỳ, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) - Huỳnh Phong Tranh yêu cầu TP Hà Nội sớm có giải pháp cụ thể, đưa hơn 6.000 m2 đất của 72 hộ dân ở khu vực hồ An Dương, Tây Hồ ra khỏi dự án “treo” 17 năm.

Buổi tiếp dân nhằm giải quyết những bức xúc của người dân về việc hơn 6.000 m2 đất đai, nhà cửa bị “treo” trong Dự án Khu nhà ở và Văn phòng làm việc tại khu vực hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, do Cty TNHH Xây dựng IDC làm chủ đầu tư) 17 năm nay, khiến cuộc sống bị ảnh hưởng.

Cụ thể, năm 1999, Cty TNHH Xây dựng IDC được giao gần 14.000 m2 đất tại khu vực hồ An Dương để triển khai Dự án Khu nhà ở và Văn phòng làm việc. Sau đó, Cty này đã triển khai dự án trên diện tích 7.900m2, còn lại hơn 6.000m2 vẫn do 72 hộ dân sử dụng nhưng không được xây nhà, không được cấp sổ đỏ... Những hộ dân này đã “gõ cửa quan” nhiều năm để kiến nghị điều chỉnh song không đạt kết quả. Cùng với việc trình bày bức xúc, đại diện các hộ dân kiến nghị Tổng TTCP thành lập đoàn thanh tra, thậm chí điều tra để làm rõ “đúng - sai”, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như xử lý những tổ chức, cá nhân có sai phạm.

Sau khi nghe ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội  Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ và đại diện Cty TNHH Xây dựng IDC, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh khẳng định: “Cho đến nay dự án triển khai đúng mục đích, yêu cầu, trình tự thủ tục đúng pháp luật, hiện đã thu hồi trên 56% diện tích và triển khai dự án, hơn 50% hộ dân ủng hộ”.

Ông Tranh cũng cho rằng dự án chậm do nhiều nguyên nhân như chính sách pháp luật thay đổi, năng lực chủ đầu tư, nhận thức của hộ dân không chính xác khiến dự án không được đồng thuận, trong đó chính quyền địa phương cũng phải rút kinh nghiệm trong việc triển khai dự án. Hiện chủ đầu tư đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch, thu hẹp dự án. Bên cạnh đó, 72 hộ dân đề nghị được sử dụng đất của mình…

“Vì thế đề nghị đối với diện tích đã GPMB thì tiếp tục giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật. Đối với diện tích người dân đang sử dụng, đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh quy hoạch, đưa diện tích này ra khỏi dự án. Đồng thời rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, trường hợp nào chưa đủ thủ tục thì hướng dẫn người dân làm thủ tục.Thời gian giải quyết đề nghị hoàn thành trong quý II, năm 2016”, ông Tranh kết luận.

Liên quan đến đề nghị của các hộ dân về việc thanh tra dự án, ông Tranh cho rằng việc thanh tra là chưa cần thiết. Tổng TTCP cũng đề nghị Ban Tiếp dân Trung ương và  Vụ 1 - TTCP theo dõi sát vụ việc, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm sẽ thanh tra, làm rõ, xử lý.


Bộ trưởng Thăng “thúc” VEC sớm chuyển giao doanh nghiệp quản lý dự án đường cao tốc

Tại Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2016 do VEC tổ chức ngày 8/1, Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu lên những tồn tại, hạn chế mà VEC cần phải sớm khắc phục, trong đó có việc chuẩn bị dự án còn chậm; việc thực hiện chuyển nhượng các dự án đã hoàn thành, đang khai thác chưa đạt kết quả cao; công tác quản lý, khai thác còn một số hạn chế, còn để thất thoát; tai nạn giao thông trên đường cao tốc còn để xảy ra; công tác kiểm soát tải trọng xe vượt tải trọng chưa triệt để; chất lượng phục vụ còn một số bất cập.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Bộ trưởng Thăng yêu cầu VEC khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, trước hết thực hiện thành công tái cơ cấu, cổ phần hóa; chuyển giao doanh nghiệp quản lý dự án đường cao tốc; thực hiện rà soát các dự án, sớm hoàn thiện các tuyến đường cao tốc như Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai, các tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, Dầu Giây - Liên Khương, TP. Hồ Chí Minh - Long Thanh - Dầu Giây.

Bộ trưởng cũng yêu cầu VEC tập trung đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các dự án, công trình đang đầu tư, xây dựng; những dự án hoàn thành, đang đưa vào khai thác bị hư hỏng phải khẩn trương sửa chữa, khắc phục ngay. Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị VEC khẩn trương triển khai việc chuyển nhượng các dự án, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe.

“Nếu VEC không nỗ lực, cố gắng thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch xây dựng 2.000km đường cao tốc”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh tại buổi tổng kết.


Nông nghiệp Việt chủ động trong sân chơi hội nhập

nong nghiep viet chu dong trong san choi hoi nhap

Nông nghiệp Việt chủ động trong sân chơi hội nhập


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ NN&PTNT nhìn nhận đây là cơ hội, cũng như thách thức của toàn ngành và đã đề ra nhiều giải pháp để chuẩn bị cho hội nhập. Trong đó, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật; thu hút FDI đầu tư vào nông nghiệp… là những nội dung trọng tâm.

Thúc đẩy tái cơ cấu ngành, nâng cao giá trị nông sản

Hiện, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và đang triển khai thực hiện  nhiều Hiệp định FTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Hàn Quốc, … Việc ký kết các hiệp định sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường với thuế suất giảm đáng kể và ngược lại. Tháng 10/2015, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận, được dự báo sẽ tác động mạnh đến nền nông nghiệp Việt Nam.

Với Hiệp định TPP được ký kết, Bộ NN&PTNT nhận định: Thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, thị trường chuỗi cung cấp mới sẽ được hình thành, giúp Việt Nam giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống hay bị thay đổi.

Quan trọng hơn, hầu hết các mặt hàng nông sản sẽ được giảm thuế suất xuống 0% theo lộ trình sẽ giúp Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh so với các nước có cùng điều kiện sản xuất. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp sẽ thu hút được nhiều vốn ngoại trong bối cảnh nhiều năm bị suy giảm vốn đầu tư (FDI đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam).

Chiến lược Hội nhập kinh tế ngành NN&PTNT đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là tiền đề để ngành Nông nghiệp chuẩn bị sẵn hành trang để tham gia cuộc chơi hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, ngành hàng lúa gạo vẫn giữ vai trò quan trọng và là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh nghiệp của các nước nhập khẩu để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ là một trong các giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lúa gạo.

Trong năm 2015, Bộ NN&PTNT cũng đã đề ra nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn để chuẩn bị cho hội nhập. Trong đó, giải pháp tổng thể chính là thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể, với các nhóm ngành nhỏ được dự báo sẽ hưởng lợi như nông sản, thủy sản cần chủ động về lao động, vốn, đất đai và các nguyên liệu đầu vào.

Với các nhóm ngành dự báo sẽ gặp nhiều tác động bất lợi như chăn nuôi, lâm nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành. Giảm thiểu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, gắn chặt với các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng theo cam kết quốc tế. Bộ cũng chủ trương thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật; tổ chức sản xuất theo chuỗi hiệu quả; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...

Đại sứ tiếp thị nông sản

Song hành với những thuận lợi, hội nhập cũng khiến ngành nông nghiệp đối mặt với những hạn chế tồn tại: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hạn chế trong mô hình cánh đồng lớn và trong áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Những trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống… phụ thuộc vào nhập khẩu. Tất cả đều ảnh hưởng đến hai yếu tố quan trọng là chất lượng và giá cả nông sản.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã đề ra 3 nhóm giải pháp để tháo gỡ nút thắt trong sản xuất nông sản. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là rà soát lại các chuỗi giá trị đối với những sản phẩm có thị trường, có thể mở rộng sản xuất để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp thứ hai là thực hiện đồng bộ các biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, làm đầu tàu thúc đẩy các chuỗi giá trị đối với các loại nông sản chủ lực để có hiệu quả cao hơn. Giải pháp thứ ba là duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân, tạo điều kiện cho nông sản nước ta có thể xâm nhập vào các thị trường.

Bộ NN&PTNT cũng đã thực hiện nhiệm vụ kết nối, phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo lớn trong nước và quốc tế nhằm tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản Việt. Từ đầu năm 2015, các loại hoa quả: Xoài, vải, thanh long… liên tiếp nhận tin vui khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản...

Ngoài công sức của nông dân, doanh nghiệp, sự năng nổ của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, đại sứ quán Việt Nam đã đóng góp không nhỏ cho thành công của những chuyến hàng Việt ra thế giới.

Đơn cử như hình ảnh vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường liên tiếp xuất hiện với hình ảnh cầm trên tay xoài Cát Chu, thanh long Việt trong các dịp tiếp xúc ngoại giao, đã khiến hoa quả Việt Nam trở nên thân quen hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

Câu chuyện quan chức đứng ra quảng bá cho sản phẩm nông nghiệp nước nhà cũng không còn mới lạ. Đại sứ Việt Nam tại Úc Lương Thanh Nghị còn được gọi là “Đại sứ vải thiều”, do sự hỗ trợ nhiệt tình của ông để nâng cao hình ảnh của vải thiều, đồng thời giúp vải thiều Việt Nam có mặt tại thị trường Úc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục