tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 09-01-2016

  • Cập nhật : 09/01/2016

Tàu quân sự Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

Trong năm 2015,  gần 300 lượt tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam, trong đó tàu quân sự, chấp pháp xua đuổi tàu cá hay giả dạng tàu cá để trinh sát các lô dầu khí.

Sáng 8/1, Biên phòng Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Đại tá Nguyễn Văn Đức, Chính ủy Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Đà Nẵng, cho biết trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông.

Theo đó, phía Trung Quốc thiết lập 4 ban vũ trang nhân dân ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)."Trung Quốc còn thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra để xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đơn phương cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam", Đại tá Đức nói.

mot tau ca cua ngu dan quang ngai bi tau phia trung quoc dam chim, hu hong nang. anh: nguyen dong.

Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu phía Trung Quốc đâm chìm, hư hỏng nặng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Thêm vào đó, tàu cá Trung Quốc còn thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam để nắm tình hình. Trong năm vừa qua, biên phòng Đà Nẵng phát hiện 264 lượt tàu thuyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Đại tá Đức cho biết, trong số các tàu thuyền của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, có đến 207 lượt tàu cá đánh bắt hải sản ở khu vực đông bắc Sơn Trà 45 đến 50 hải lý, 1 tàu cá vào sâu trong nội thủy Việt Nam, 4 trường hợp tàu quân sự, tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá của Đà Nẵng và Quảng Ngãi khi đánh bắt hải sản tại quần đảo Hoàng Sa, 57 lượt tàu chấp pháp trinh sát tại các lô dầu khí thuộc chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Biên phòng Đà Nẵng cũng cho hay, trong năm 2015 xảy ra 64 vụ việc liên quan đến trật tự xã hội trên biển. Cụ thể có 6 vụ chìm tảu, 10 vụ tông va, 6 vụ tai nạn lao động... Hậu quả làm 6 người chết, 23 người bị thương, 7 phương tiện bị chìm, 38 phương tiện bị hỏng, 95 tấm lưới bị đứt rách.


1.128 người chết, mất tích, thiệt hại 3,3 tỉ USD do thiên tai

Trong 5 năm qua, thiên tai tại nước ta đã làm 1.128 người chết và mất tích, thiệt hại về vật chất mỗi năm khoảng 660 triệu USD.

pho thu tuong chinh phu hoang trung hai chu tri hoi nghi

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị

Sáng 8-1, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai năm 2015 và 5 năm 2011-2015; kế hoạch công tác năm 2016, định hướng 2016-2020. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai, cho biết trong năm 2015, thiên tai tuy xảy ra ít về số lượng nhưng cường độ tác động một số đợt lại ở mức cao kỉ lục. Cụ thể có 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông, trong đó có 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao kéo dài kỉ lục (60 năm) xảy ra trên diện rộng từ Bắc bộ đến các tỉnh Nam Trung bộ. Mưa đặc biệt lớn tại Quảng Ninh kéo dài 10 ngày (từ 25-7 đến 5-8-2015) với tổng lượng mưa đạt trên 1.500mm tại Cửa Ông, Quảng Ninh (lớn nhất 50 năm trở lại đây). Sạt lở đất, bờ song, bờ biển xảy ra nhiều nơi, xập nhập mặn xảy ra sớm hơn và lấn sâu vào đất liền, tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên các dòng song ngày càng phổ biến (mực nước sông Mê Kông thấp nhất trong vòng 100 năm) đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Trong năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết, trong đó có 94 người chết do lũ, lũ quét và sạt lở đất; 60 người chết do lốc, sét, không có người chết do bão; 127 người bị thương; 1.242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35.233 nhà bị ngập, hư hỏng; hơn 445.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu m3 đất đá giao thông, thuỷ lợi bị sạt lở, bồi lấp. Ước tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỉ đồng.

Tính chung trong 5 năm qua, thiên tai đã khiến 1.128 người chết và mất tích (trung bình mỗi năm có 226 người chết và mất tích) giảm 53% so với giai đoạn 2006-2010 (478 người chết, mất tích/năm). Thiệt hại về vật chất trung bình mỗi năm 13.647 tỉ đồng (tương đương 660 triệu USD/năm) giảm 32% so với giai đoạn 2006-2010 (976 triệu UDS/năm).

5 năm qua Thủ tướng Chính phủ cũng đã có các quyết định hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên hai với tổng kinh phí là 7.494 tỉ đồng và 47.298 tấn gạo.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, trong công tác phòng chống thiên tai đã có sự chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác ứng phó, đặc biệt là công tác kêu gọi tàu thuyền, sơ tán dân, do vậy trong những năm gần đây hầu như không có thiệt hại về người, tàu thuyền trên biển do bão.

Công tác dự báo đã được tăng cường về chất lượng, bổ sung về số lượng các bản tin khi xảy ra thiên tai giúp ban chỉ đạo trung ương cũng như các địa phương, các bộ ngành có chỉ đạo, ứng phó theo sát với diễn biến thiên tai.


Phối hợp chuẩn bị dự án Luật biểu tình, Luật báo chí

Để chuẩn bị cho hai phiên họp thứ 44 và 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số dự án luật, tờ trình, báo cáo.

Cụ thể, để chuẩn bị cho phiên họp thứ 44 (dự kiến từ ngày 14 đến 
16-1), Thủ tướng phân công bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp chuẩn bị dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chuẩn bị dự án Luật tiếp cận thông tin.

Đối với phiên họp thứ 45 (dự kiến từ ngày 17 đến 26-2), Thủ tướng phân công bộ trưởng Bộ Công an chuẩn bị dự án Luật biểu tình. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp chuẩn bị dự án Luật báo chí (sửa đổi).


Giá dầu giảm, PVN tăng khai thác dầu khí trên 10%

Ngày 8-1, ông Lê Minh Hồng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cho biết năm 2015, PVN đã khai thác tổng sản lượng dầu khí đạt mức kỷ lục: 29,2 triệu tấn.

 Trong đó, dầu thô VN đã khai thác trên 18 triệu tấn, khí đạt trên 10,6 tỷ m3. 

Tổng mức khai thác trên, theo ông Hồng, đã tăng 10,6% so với kế hoạch, điều này đã đem lại nguồn thu quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng GDP của đất nước.

Kết quả, tổng doanh thu hợp nhất của PVN năm qua đạt trên 560 ngàn tỷ đồng, nộp được cho ngân sách trên 115 ngàn tỷ (khoảng 5 tỷ USD).

Ông Hồng công nhận năm 2015 việc giá dầu giảm mạnh đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVN.

Năm 2016, nhiều dự báo giá dầu sẽ tiếp tục giảm hoặc đi ngang, dự báo sẽ tiếp tục gây “muôn vàn khó khăn” cho các đơn vị thành viên, ông Hồng nêu PVN đã có kế hoạch ứng phó, trong đó có việc cắt giảm tối đa các chi phí.

Nêu ví dụ nhiều công ty dầu lớn trên thế giới sẽ giảm đầu tư, có doanh nghiệp cắt giảm đến 30.000-40.000 nhân công, tuy nhiên, ở Việt Nam, ông Hồng khẳng định PVN sẽ không cắt giảm việc làm mà sẽ vẫn duy trì, ổn định việc làm cho cán bộ công nhân viên. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của PVN, kế hoạch 2016 tập đoàn này sẽ cắt giảm lượng khai thác. Mục tiêu khai thác dầu thô 2016 sẽ chỉ ở mức 16,03 triệu tấn (giảm khoảng 2 triệu tấn), khí 9,6 tỷ m3 (giảm khoảng 1 tỷ m3).


Vùng bay Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì máy bay lạ

Máy bay lạ, bay cao hơn mực tối thiểu, cắt ngang một số đường hàng không trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu.

Theo văn bản gửi tới Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), Cục Hàng không cho biết, từ ngày 1 đến 6/1, một số tàu bay không được xác định hoạt động trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh đã cắt ngang một số đường hàng không với mực bay từ FL135 đến FL460 và mực bay từ FL250 đến FL460, từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS. Theo lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, các tàu bay này hoạt động từ mực bay FL180 đến FL265, cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.

trung quoc thong bao dieu hai may bay ra da chu thap cua viet nam.anh: news.cn

Trung Quốc thông báo điều hai máy bay ra đá Chữ Thập của Việt Nam.Ảnh: News.cn

Trao đổi với VnExpress, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Hàng không, do ghi nhận máy bay trên màn hình radar nên chưa xác định được xuất hiện từ đâu. Tuy nhiên, vì tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng không trong khu vực nên Cục Hàng không phải gửi thông báo đến ICAO.

"Đây là vụ việc mới được phát hiện, chưa từng xảy ra trong những năm gần đây", ông Lại Xuân Thanh cho biết. Người đứng đầu Cục Hàng không cũng cho biết, từ ngày 28/12/2015 đến nay, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay đến đá Chữ Thập của Việt Nam.

vung thong bao bay ho chi minh (mau xanh). 

Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (màu xanh). 

Trước đó, ngày 6/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này tiếp tục cho phép 2 máy bay đáp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc ra đá Chữ Thập diễn ra vào ngày 2/1.

Sau vụ việc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối hành động của nước này.

"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói.

Đường băng ở đá Chữ Thập do Trung Quốc xây dựng phi pháp có chiều dài 3.000m. Từ 2014, Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng ở ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục