Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Bình chữa cháy trong xe hơi vô dụng và nguy hiểm?
Truy tìm tàu hàng đâm chìm tàu cá
Hà Nội phát hiện trên 100 vụ trọng án trong năm 2015
Xét xử “kỳ án” tham ô tại Bảo Minh Cà Mau
Tin trong nước đọc nhanh chiều 10-01-2016
- Cập nhật : 10/01/2016
Việt Nam tập trung 4 mục tiêu ASEAN trong năm 2016
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định ASEAN luôn là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong lễ thượng cờ hôm 31/12/2015. Ảnh: Giang Huy
Các bộ, ngành hôm qua thống nhất Việt Nam sẽ triển khai hiệu quả các sáng kiến về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường; chung tay trong nỗ lực chung như biến đổi khí hậu; phát huy vai trò trung tâm của khối, đưa hợp tác với các đối tác đi vào chiều sâu, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết kết quả cuộc họp liên bộ về ASEAN do bộ chủ trì.
Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam có ba ưu tiên lớn là đẩy mạnh tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN, vừa được thành lập hôm 31/12/2015; điều chỉnh các luật lệ nhằm thuận lợi hóa việc thực hiện các cam kết khu vực; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan tham gia ASEAN.
Việt Nam là một trong hai nước thành viên có tỷ lệ hoàn thành cao nhất các biện pháp ưu tiên, có tác động lớn đến thương mại và đầu tư trong Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, với tỉ lệ 95,5%, đứng thứ hai sau Singapore. Việc này đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các công việc để hình thành Cộng đồng ASEAN 2015.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề xuất các sáng kiến tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển trong Hiệp hội, tham gia xây dựng gói văn kiện Tầm nhìn 2025. Việt Nam được đánh giá là nhân tố quan trọng đảm bảo đoàn kết thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.
Việc hình thành Cộng đồng ASEAN đúng kế hoạch trong năm ngoái là thành quả của 48 năm nỗ lực hợp tác của tất cả các nước thành viên, ghi dấu mốc quan trọng của tiến trình liên kết ASEAN. Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, ASEAN ưu tiên tăng cường nội lực và hợp tác nội khối, phát huy vai trò trung tâm trong xử lý các vấn đề quan trọng thuộc lợi ích chung của khu vực như duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Đáp máy bay ở đá Chữ Thập, Trung Quốc có tính toán trước
Theo TS Trần Công Trục, đây là hành động có chủ đích và tính toán từ trước, hoàn toàn không lệch với những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố khi thăm Mỹ, Anh, Việt Nam và Singapore.
Hành động của Trung Quốc có chủ đích và tính toán từ trước, hoàn toàn không lệch với những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố khi thăm Mỹ, Anh, Việt Nam và Singapore.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự. Bởi vì hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại.
Biển Đông đang là một trong số những điểm nóng của thế giới. Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết. Vì vậy, không nên “đổ thêm dầu vào lửa”.
Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác; phải thu thập, đánh giá và cung cấp thông tin cho các lãnh đạo chính trị một cách chuẩn xác để có được các quyết định đúng đắn, kịp thời nhất trong bối cảnh hiện tại.
Điều quan trọng là bất kể ai, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc..., nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bất chấp các thỏa thuận đã đạt được, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì phải kiên quyết phản đối và đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng.
Qua hai lần thử nghiệm máy bay của Trung Quốc trên đường băng xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. Đây là hành động có chủ đích và tính toán từ trước, hoàn toàn không lệch với những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố khi thăm Mỹ, Anh, Việt Nam và Singapore.
Trung Quốc sẽ chỉ đẩy mạnh hơn các hoạt động tương tự nhằm tăng tối đa quyền kiểm soát ngoài thực địa về quân sự và hành chính, đặc biệt tăng tốc trước khi Hội đồng trọng tài quốc tế The Hague ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương đòi hỏi trên Biển Đông.
2. Một khi Trung Quốc quân sự hóa xong tám thực thể (tính thêm đá Én Đất, mà nguồn tin từ một tờ báo hải ngoại của người Trung Quốc ở New York nêu ra hôm 4-1), Biển Đông sẽ hoàn toàn nằm trong tầm khống chế, kiểm soát của Trung Quốc về mặt quân sự.
Trung Quốc sẽ tìm cách thỏa hiệp với Mỹ để không xảy ra đụng độ, nhưng chắc chắn Bắc Kinh sẽ không lùi bước.
3. Về mặt quân sự và an ninh, chín tiền đồn quân sự (tính thêm Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa) sẽ giúp Trung Quốc khống chế về chiến lược toàn bộ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với xu hướng rót tiền đầu tư mạnh cho hải quân mà trọng tâm là hạm đội Nam Hải, không quân và việc thay đổi cơ cấu chỉ huy trực tiếp từ ông Tập Cận Bình - tư lệnh chiến khu/tư lệnh quân chủng - đơn vị tác chiến, nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông sẽ ngày càng tăng.
4. Trung Quốc không thể đánh bật hay đẩy Mỹ khỏi Biển Đông, nhưng sau khi các căn cứ của Trung Quốc đã quân sự hóa xong xuôi, việc tuần tra tự do hàng không, hàng hải của Mỹ không còn nhiều ý nghĩa thực tế, và Mỹ cũng khó có khả năng phá hủy các căn cứ này.
Mỹ - Trung Quốc cùng tồn tại ở Biển Đông, có thể gầm ghè nhau, nhưng khó bên nào dám mạo hiểm nổ súng trước. Trung Quốc sẽ tăng khả năng kiểm soát trên thực tế.
Lúc đó Trung Quốc sẽ bắt đầu quá trình đàm phán với các thành viên ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) hoặc đàm phán với các nước về vấn đề chủ quyền ở thế thượng phong về mặt quân sự và theo định hướng của Trung Quốc. (Tuổi Trẻ)
Bắt xe vụ chở 1,2 tấn vú heo Trung Quốc thối vào TP.HCM
Lô vú heo trên được nhập về từ Trung Quốc, sau đó “xé” nhỏ vận chuyển vào TP.HCM phân phối cho các nhà hàng, quán nhậu “phù phép” thành vú dê nướng lừa thực khách.
Ngày 9-1, Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp (Chi cục Thú y TP.HCM) cho biết vừa phối hợp với Công an Q.Thủ Đức tuần tra trên quốc lộ 1 bắt quả tang vụ vận chuyển số lượng lớn vú heo (còn gọi là nầm sữa) vào TP.HCM tiêu thụ.
Theo đó, 1g sáng 9-1, đoàn liên ngành bắt quả tang xe khách chạy tuyến Bắc Giang - Bình Phước đang giao vú heo cho tài xế xe tải Lê Văn Măng, 42 tuổi, ngụ Bình Dương tại cây xăng 47 ở Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức.
Qua kiểm tra, đoàn phát hiện có 24 thùng xốp chứa vú heo, trọng lượng 1,2 tấn. Lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch, rỉ dịch và bốc mùi hôi thối.
Tài xế Lê Văn Măng, khai nhận chở thuê lô vú heo về Q.5 tiêu thụ với giá 500.000 đồng. Tài xế này không khai người thuê và người nhận hàng.
Theo một cán bộ trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp, lô vú heo trên được nhập về từ Trung Quốc, sau đó “xé” nhỏ vận chuyển vào TP.HCM phân phối cho các nhà hàng, quán nhậu “phù phép” thành vú dê nướng lừa thực khách.
Với các sai phạm kinh doanh sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, phương tiện vận chuyển không đảm bảo - Trạm kiểm dịch lập biên bản đề xuất Chi cục Thú y TP.HCM xử phạt tài xế Lê Văn Măng gần 13 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ lô vú heo thối.
Nam Trung bộ lo thiếu nước
Mùa mưa đã kết thúc nhưng hai hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa đều chỉ mới tích được lượng nước bằng khoảng 1/4 dung tích của từng hồ.
Chiều 8-1, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết hai hồ chứa nước lớn nhất tỉnh là hồ Đá Bàn (75 triệu m3) và hồ Ea Krongrou (gần 36 triệu m3) đều chỉ mới tích được 1/4 dung tích của từng hồ.
Theo Sở NN&PTNT Khánh Hòa, nếu mực nước của hồ này còn từ 50m trở xuống (bình thường 63m) sẽ phải dừng sản xuất nông nghiệp hoàn toàn trên 3.500ha đất nông nghiệp thuộc tám xã của thị xã Ninh Hòa và xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh).
Ngoài ra, hiện còn có khoảng 700ha đất ở Ninh Hòa được tưới bởi nguồn nước từ các đập dâng cũng đang bị đe dọa thiếu nước.
Tại Phú Yên, hồ thủy điện Sông Hinh có dung tích 323 triệu m3 nhưng chỉ tích được khoảng 250 triệu m3 nước.
“Nếu các tổ máy vận hành liên tục thì e rằng sang mùa khô 2016 sẽ không còn nước để phát điện” - ông Trương Văn Phong, đại diện Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, cho biết. Tương tự, thủy điện Sông Ba Hạ cũng đang gặp khó khăn do tích nước không đủ.
Theo ông Trần Tiến Anh - giám đốc Công ty TNHH MTV thủy nông Đồng Cam, hiện ở đập chính của công trình thủy nông nước qua tràn chưa tới 0,5m, trong khi đây là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, cung cấp nước tưới cho khoảng 18.000 ha lúa.
Trong khi đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị cấp vốn để khởi công bốn dự án thủy lợi cấp bách, gồm: đập hạ lưu sông Dinh, hệ thống cấp nước Sơn Hải, hệ thống kênh cấp 2 - cấp 3 hồ sông Biêu và hồ Lanh Ra, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiếu nước có thể xảy ra trong mùa khô năm 2016.
Bắt quả tang tưới nhớt ở 'thủ phủ' rau muống Sài Gòn