Báo Nga: Hải quân Nga trở lại Cam Ranh là cần thiết
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh cấp sổ đỏ tồn đọng
Một quy định "nhỏ" có thể thổi bay ngay lập tức 900 tỷ lợi nhuận của Sabeco
Ngành Thuế xây dựng hệ thống chỉ tiêu về “sức khỏe” của doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin trao đổi về vấn đề biển Đông
Tin trong nước đọc nhanh tối 08-01-2016
- Cập nhật : 08/01/2016
Hàng trăm du học sinh Việt ở Úc bị lừa mua vé máy bay giả
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, sau khi nhận được các tin báo, ngày 7-1, cảnh sát bang New South Wales (NSW) của Úc đã bắt đầu thu thập thông tin để điều tra vụ hàng trăm du học sinh Việt Nam ở nước này bị lừa mua vé máy bay giả qua mạng xã hội facebook.
Sở cảnh sát bang NSW làm việc với đại diện Vietnam Airlines, Chủ tịch VDS và các du học sinh tại Văn phòng Vietnam Airlines ở Sydney. Ảnh: Khánh Linh/Vietnam+
Những thông tin ban đầu cho thấy nghi can chủ mưu chính trong vụ này là một hoặc một nhóm người Việt ở Úc.
Tại Văn phòng đại diện của Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ở thành phố Sydney, các nhân viên điều tra của bang NSW đã đến làm việc, lấy thông tin, lời khai từ đại diện của Vietnam Airlines, Hội sinh viên năng động Việt Nam bang NSW (VDS) và một số du học sinh là nạn nhân trong vụ việc này.
Theo thống kê mà Chủ tịch VDS Hoàng Anh thu thập được trong đêm 6-1, có hơn 300 du học sinh Việt Nam ở Sydney và Melbourne (bang Victoria) thông báo họ bị lừa mua vé máy bay giá rẻ của Vietnam Airlines để về Việt Nam qua một facebooker lấy nickname là Vi Tran trên mạng xã hội facebook. Tổng số tiền mà các sinh viên này đã bỏ ra để đặt vé của Vi Trần lên tới trên 500.000 AUD (tương đương gần 8 tỉ đồng Việt Nam).
Đây là vụ việc được xem là lừa đảo lớn nhất từ trước tới nay liên quan tới một số lượng lớn du học sinh Việt Nam đang theo học tại Úc.
Các du học sinh cho biết việc trao đổi, đặt mua vé máy bay khứ hồi về nước hoàn toàn diễn ra qua mạng facebook và điện thoại với một người nữ lấy tên Vi Tran. Trên thực tế, không ai biết Vi Tran có phải là đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines hay không.
Sau khi đặt mua vé, các du học sinh được yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản (đến nay đã xác định có 3 tài khoản khác nhau, trong đó 2 tài khoản là của các đại lý bán vé máy bay) và sẽ nhận được thông báo đặt chỗ (được hứa đến ngày gần đi sẽ nhận tiếp vé) hay vé điện tử, nhưng khi làm thủ tục mới biết là vé giả.
Một số trường hợp may mắn hơn đã phát hiện vé máy bay giả khi ra sân bay, kịp thời liên lạc lại được nơi bán vé và được mua vé thật, song chỉ được vé chiều về, còn khứ hồi từ Việt Nam sang vẫn phải bỏ tiền túi.
Trang facebook Vi Tran hiện đã đóng khoảng 1 tuần nay, số điện thoại liên lạc của người này cũng bị cắt, không thể liên lạc được.
Các du học sinh cho hay, hình thức bán vé máy bay về Việt Nam qua mạng facebook của Vi Trần hoạt động được hơn một năm nay.
Thời gian đầu, Vi Tran sẵn sàng bán vé máy bay lỗ (giá vé khứ hồi trên trang facebook này thường rẻ hơn từ 300-700 AUD so với đặt mua ở đại lý chính thức). Chính vì thế, ngày càng nhiều người có nhu cầu đặt mua vé máy bay của Vi Tran, uy tín của người này cũng lan nhanh trong cộng đồng mạng du học sinh Việt Nam ở Úc.
Tết Nguyên Đán đã gần kề, các du học sinh mua phải vé máy bay giả từ tháng 6, 7-2015 hiện rất hoang mang, bởi họ không chỉ mất tiền "oan" mà ở thời điểm này còn rất khó mua vé máy bay để về ăn Tết cùng gia đình.
Trao đổi với phóng viên TTXVN về vụ việc này, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney Hoàng Minh Sơn cam kết sẽ hỗ trợ về mặt pháp lý (tác động tới các cơ quan chức năng bạn để sớm điều tra, tìm ra thủ phạm), đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình, chờ thông báo điều tra từ cảnh sát Úc.
Ông Hoàng Minh Sơn cũng khuyên các du học sinh bình tĩnh, tránh kích động hay nghe theo những lời xúi bẩy tập trung đông người. Thay vào đó, luôn tuân thủ luật pháp nước sở tại và phải dựa vào các thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Đại diện Vietnam Airlines tại Sydney cũng cho biết sẽ làm hết sức mình, sẵn sàng hỗ trợ các du học sinh bằng cách giải đáp mọi thắc mắc cũng như giúp xác định vé máy bay đã đặt có thật hay không, hỗ trợ để những sinh viên có nhu cầu có thể mua lại vé để về nhà ăn Tết.
Những du học sinh và người nhà có con em bị kẹt tại Úc do mua phải vé giả có thắc mắc hay cần hỗ trợ từ Vietnam Airlines có thể gửi thư điện tử đến địa chỉ email: anle@vietnamairlines.com.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Úc, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Văn phòng đại diện Vietnam Airlines cùng Ban chấp hành VDS đang tiếp tục nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng phía bạn tìm cách hỗ trợ, giải quyết vụ việc.
Xe dưới 16 chỗ thiếu bình cứu hỏa vẫn được đăng kiểm
Trước thông tin ôtô thiếu bình cứu hỏa trên xe sẽ không được đăng kiểm, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định, các trung tâm đăng kiểm vẫn kiểm định xe cơ giới theo quy định của thông tư 70 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Theo đó, các xe dưới 16 chỗ không cần có bình cứu hỏa; chỉ những xe khách trên 16 chỗ, xe chở nhiên liệu dễ cháy mới yêu cầu có bình cứu hỏa khi đăng kiểm. Ông Hệ cho biết, thông tư 57 của Bộ Công an quy định về việc kiểm soát trên đường (có yêu cầu xe trên 4 chỗ có bình cứu hỏa), không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới. Hiện, Cục Đăng kiểm chỉ đạo các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc có quy định liên quan tới trang bị bình cứu hoả để chủ phương tiện tự trang bị.
Trước đó ngày 6/1, đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó cục trưởng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), cho biết nếu phương tiện giao thông cơ giới khi đăng kiểm lại không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy theo quy định, cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và giao thông có thể phối hợp kiểm tra theo chuyên đề về trang bị phương tiện phòng cháy trên ôtô. Việc xử lý sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi, như: trang bị phương tiện phòng cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ, không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho xe cơ giới theo quy định.
3 tấn thịt trâu tẩm hóa chất để chế biến bò kho
Sáng 7/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an TP HCM phối hợp với Quản lý thị trường, Chi cục Thú y kiểm tra căn nhà tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn.
Lực lượng chức năng phát hiện chủ nhà đang rã đông thịt trâu để nhúng hóa chất tẩy trắng thành thịt bò. Trong 74 thùng carton và kho lạnh chứa khoảng 3 tấn thịt trâu. Ngoài ra còn có 2 bịch hóa chất màu trắng gần 50 kg. Chủ cơ sở Nguyễn Thị Thạnh khai số thịt trâu này được nhập khẩu từ Ấn Độ bởi hai công ty ở quận Tân Phú. Còn số hóa chất được bà mua ở Chợ Lớn với giá 20 nghìn một kg.
Theo bà Thạnh, số thịt trâu sau khi ngâm hóa chất sẽ có màu giống thịt bò, được mang đi bán cho các nhà hàng, quán ăn chế biến món bò kho. Cơ sở hoạt động khoảng 3 năm nay, không có giấy phép.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ tang vật để xử lý
Bắt lô iPhone 6 Trung Quốc giá 400.000 đồng/chiếc
Sai phạm hàng chục tỉ đồng trong dự án cải tạo Bệnh viện Nhi Trung ương