tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 09-01-2016

  • Cập nhật : 09/01/2016

Phát hiện tàu trinh sát Trung Quốc đội lốt tàu cá vào sâu trong lãnh hải

Tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền, đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.

Sáng 8-1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2015, triển khai nhiệm vụ 2016.

Theo báo cáo của Đại tá Lê Văn Phúc (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng) thì trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự ngang ngược của mình trên biển Đông.

Báo cáo nêu, Trung Quốc đã ra quyết định thiết lập bốn “Ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh các hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng sa và Trường Sa; Trung Quốc mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không, bên cạnh đó thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ và cứu nạn, hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 

quang canh hoi nghi. anh: le phi 

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Phi 

Ngoài ra, Trung Quốc còn đơn phương cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

Trong khi đó, tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền, đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.

Cũng theo báo cáo này, qua mạng lưới thông tin liên lạc và thông tin trinh sát trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng đã phát hiện 264 lượt tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển. 

Trong đó có 207 lượt tàu cá xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản ở khu vực Đông Bắc Sơn Trà từ 45 đến 50 hải lý. Thậm chí có một tàu cá Trung Quốc vào sâu trong vùng nội thuỷ Việt Nam; 57 lượt tàu chấp pháp của Trung Quốc hoạt động trinh sát tại các lô dầu khí 116, 144, 145 thuộc chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

“Bốn trường hợp tàu quân sự, tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Ngãi khi hoạt động khai thác hải sản ở khu vực Hoàng Sa”, báo cáo chỉ rõ. 


Quận Nam Từ Liêm sẽ có thêm công viên rộng 25ha cạnh sông Nhuệ

vi tri cong vien thi cam

Vị trí công viên Thị Cấm


UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7412/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Công viên Thị Cấm, tỷ lệ 1/500 tại các phường Xuân Phương, Xuân Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết khoảng 25,5ha. Đây là công viên vui chơi giải trí của Thành phố, kết nối khu vực quảng trường trung tâm với không gian sông Nhuệ; Đồng thời, là khu vực bảo tồn sinh thái đô thị, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống, sân khấu ngoài trời. Ngoài ra, gắn kết không gian cây xanh mặt nước với hệ thống quảng trường kết hợp nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 6 của Thành phố.

Thời gian lập quy hoạch không quá 6 tháng. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội: Tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết đúng nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt, tuân thủ trình tự, thủ tục lập quy hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố. Chủ động đề xuất và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn (nếu có). Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp liên quan trong quá trình lập quy hoạch chi tiết.

UBND thành phố giao các sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cho Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi nghiên cứu.

UBND quận Nam Từ Liêm, UBND các phường Phương Canh, Xuân Phương có trách nhiệm phối hợp cung cấp tài liệu, số liệu có liên quan, hiện trạng sử dụng đất đai, dân cư trong khu vực. Phối hợp tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chịu trách nhiệm thẩm định nội dung, thành phần hồ sơ của Đồ án Quy hoạch chi tiết Công an Thị Cấm, tỷ lệ 1/500 theo quy định của Luật định, trình UBND TP xem xét, phê duyệt.


Một cán bộ Hải quan Tân Sơn Nhất tiếp tay buôn lậu

tram da moc noi voi vinh va huong de thuc hien trot lot phi vu nhap lau 844 chiec may tinh bang va dien thoai di dong cac loai tu hong kong ve viet nam

Trâm đã móc nối với Vinh và Hương để thực hiện trót lọt phi vụ nhập lậu 844 chiếc máy tính bảng và điện thoại di động các loại từ Hồng Kông về Việt Nam


Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT, Công an TPHCM hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 4 bị can về tội “Buôn lậu” trong vụ án cán bộ Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tiếp tay buôn lậu máy tính bảng, điện thoại di động đầu năm 2015.

Trong 4 bị can bị đề nghị truy tố có nguyên cán bộ Chi cục Hải quansân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Lê Nguyễn Thị Ái Trâm (SN 1978, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) và hai chị em Phan Quang Vinh (SN 1983)- Phan Thị Dạ Hương (SN 1982, cùng quê Đồng Nai).

Theo kết luận điều tra, Trâm đã móc nối với Vinh và Hương để thực hiện trót lọt phi vụ nhập lậu 844 chiếc máy tính bảng và điện thoại di động các loại với giá trị hơn 9 tỷ đồng từ Hồng Kông về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào tháng 1/2015.


Thanh tra Chính phủ: Một tháng tiếp nhận hơn 300 tin tố tham nhũng

Sau gần 1 tháng công bố 3 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác tham nhũng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tiếp nhận 329 cuộc điện thoại, tin nhắn phản ánh những biểu hiện, hành vi tiêu cực xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở 12 bộ, ngành và 26 địa phương.

Thông tin trên được ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục phòng,chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ, diễn ra sáng nay (7/1/2016).

Ông Phạm Trọng Đạt cho hay, những thông tin phản ánh chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và khoáng sản, thuế, ngân hàng, tài chính và công tác cán bộ; các lực lượng của cơ quan công quyền trực tiếp xử lý vụ việc liên quan đến người dân liên quan đến hành vi nhận mãi lộ của các lực lượng cảnh sát ngoài đường, kiểm lâm, quản lý thị trường, thuế vụ, tiếp công dân, thanh tra giao thông; lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ăn việc làm, xây dựng công trình các dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo.

Cũng theo ông Đạt, có tới 50% nguồn tin phản ánh sai phạm thuộc chức năng của các Bộ, ngành, địa phương nên TTCP đã hướng dẫn người dân liên hệ tới những “địa chỉ” có thẩm quyển giải quyết. Khoảng 30% phản ánh về những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, không thực hiện thực hành tiết kiệm của các ngành ở địa phương thìCục chống tham nhũng ghi nhận và đề nghị cung cấp thêm tài liệu để chuyển tới các địa phương xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

“Còn hơn 40 nguồn tin (chiếm khoảng 15 %) phản ánh thuộc chức năng của Cục chống tham nhũng - TTCP nên chúng tôi sẽ trực tiếp xử lý. Chúng tôi có trách nhiệm nghiên cứu, thu thập báo cáo Tổng TTCP để đề xuất thanh tra hoặc chuyển cơ quan khác phối hợp xử lý. Trong số 40 nguồn tin này, có 6 nguồn tin chúng tôi đang xử lý…” – ông Đạt thông tin.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Có 30% nguồn tin phản ánh tiêu cực của các ngành ở địa phương mà TTCP lại chuyển cho địa phương xử lý liệu có đảm bảo tính khách quan”? – ông Phạm Trọng Đạt khẳng định, khi chuyển những thông tin cho địa phương, chúng tôi yêu cầu phải đảm bảo bí mật, và phải báo cáo kết quả xử lý về TTCP. Chúng tôi sẽ giám sát việc này. “Sau này, TTCP kiểm tra, phát hiện địa phương nào bao che thì sẽ đề nghị xử lý nghiêm minh trước pháp luật” – ông Đạt nhấn mạnh.


Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2

ha noi phe duyet dieu chinh cuc bo quy hoach phan khu do thi s2

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2


UBND Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất), tại khu đất thuộc ô quy hoạch ký hiệu B.1, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Theo đó, tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch khoảng 8.275,1m2, trong đó: Diện tích khu 1 khoảng 6.449,7m2; Diện tích Khu 2 khoảng 1.825,4m2.

Mục tiêu điều chỉnh phù hợp với chủ trương của Bộ Quốc phòng và UBND TP, tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu khó khăn cho các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng về điều kiện nhà ở. Đề xuất giải pháp về quy hoạch kiến trúc, hình thành khu nhà ở đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với khu vực lân cận. Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khớp nối khu vực xây dựng mới và khu vực hiện có, các dự án đang triển khai xây dựng, phù hợp Quy hoạch phân khu đô thị S2, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

Nguyên tắc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5.000, tại khu đất thuộc ô quy hoạch ký hiệu B.1 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 16/1/2014, từ đất an ninh, quốc phòng sang chức năng đất ở triển khai dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội đẻ bán cho cán bộ sỹ quan thuộc Tổng cục II - Bộ Quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng và UBND TP Hà Nội chấp thuận; Đảm bảo khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan trong khu vực, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị S2 được duyệt.

Được biết, phân khu đô thị S2 thuộc địa giới hành chính các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Lại Yên, Sơn Đồng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Song Phương và thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức); các xã Tây Tựu, Minh Khai và Xuân Phương (huyện Từ Liêm); các xã Tân Lập và Tân Hội (huyện Đan Phượng).

Khu đô thị S2 nằm trong khu vực phát triển đợt đầu của thành phố Hà Nội, có trục Hồ Tây - Ba Vì là trục công cộng văn hóa mang tầm cỡ quốc gia trong khu vực nghiên cứu, là động lực thúc đẩy phát triển đô thị.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục