tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 01-03-2016

  • Cập nhật : 01/03/2016

Tòa án Việt Nam - Liên bang Nga hợp tác đào tạo

Chiều 29-2, tại trụ sở TAND Tối cao, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam, đã có buổi hội đàm với đồng chí V.M Lebedev, Chánh án Tòa án Tối cao Liên bang Nga.

Tại buổi hội đàm, Chánh án Trương Hòa Bình tin tưởng mối quan hệ hợp tác tư pháp giữa tòa án hai nước sẽ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và đi vào chiều sâu. Chánh án Tòa án Tối cao Liên bang Nga V.M Lebedev cũng khẳng định mối quan hệ này ổn định, truyền thống lâu đời. Trong thời gian tới Tòa án Tối cao Liên bang Nga sẵn sàng tăng cường mối quan hệ hợp tác, kết nghĩa, đào tạo...

dong chi truong hoa binh, uy vien bo chinh tri, chanh an tand toi cao viet nam (trai) da co buoi hoi dam voi dong chi v.m lebedev, chanh an toa an toi cao lien bang nga.

Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam (trái) đã có buổi hội đàm với đồng chí V.M Lebedev, Chánh án Tòa án Tối cao Liên bang Nga.


Hai bên nhất trí cùng tạo điều kiện cho tòa án cấp tỉnh của hai nước kết nghĩa và tăng cường hợp tác, trước mắt Tòa án TP Hà Nội và Tòa án TP Moscow; Trường ĐH Tư pháp quốc gia Nga sẽ hỗ trợ, giúp đỡ Học viện Tòa án trong việc tổ chức thi tuyển, xây dựng giáo trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo chuyên sâu; hằng năm Trường ĐH Tư pháp quốc gia Nga hỗ trợ một hoặc hai khóa đào tạo về các vấn đề như kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ… cho cán bộ, thẩm phán tòa án Việt Nam...


Nghi án bảo vệ đánh trói chủ đầm tôm: Công an vào cuộc điều tra

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn của Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết vụ việc hiện đang được công an địa phương đang thụ lý và chưa báo về công an tỉnh. Nếu có dấu hiệu hình sự thì công an sẽ điều tra làm rõ. 

Liên quan đến nghi án nhiều bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) đến phá chòi canh tôm ở giữa rừng đước trên sông Thị Vải, đánh đập chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc (34 tuổi), trói cha con chị vì cho rằng xây nhà giữ tôm kiên cố, ngày 29-2, Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn của Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết vụ việc hiện đang được công an địa phương đang thụ lý và chưa báo về công an tỉnh. Nếu có dấu hiệu hình sự thì công an sẽ điều tra làm rõ. Người dân bảo lực lượng bảo vệ rừng đánh nhưng chưa biết sự việc thực hư thế nào vì thông tin mới chỉ một chiều.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết  đã chỉ đạo đơn vị quản lý rừng phòng hộ Long Thành báo cáo làm rõ sự việc. Đồng thời gửi văn bản đến Công an huyện Nhơn Trạch đề nghị phối hợp, rốt ráo xử lý vụ việc. Khi công an xác minh thì sai phạm đến đâu mình sẽ xử lý đến đó. Ông Đạo cũng thừa nhận cách hành xử của những cán bộ trên là chưa hợp lý. Theo ông Đạo, khu vực đầm tôm không được phép xây dựng nhưng lực lượng bảo vệ xử lý không đảm bảo quy trình, thái độ nóng nảy, xử lý không đúng.

ong nguyen van ni (giua) bi nguoi mac dong phuc bao ve rung khong che truoc khi troi lai vao trua 26-2 - anh: hm/tto

Ông Nguyễn Văn Ni (giữa) bị người mặc đồng phục bảo vệ rừng khống chế trước khi trói lại vào trưa 26-2 - Ảnh: HM/TTO

Trong khi đó, chiều 29-2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, chị Ngọc cho biết sự việc chị và cha bị lực lượng bảo vệ rừng đánh, trói xảy ra vào ngày 26 và 27-2. Theo đó, ngày 26-2, nhóm người lạ mặt và lực lượng bảo vệ rừng đến phá chòi rồi đánh đập chị. Ngày 27-2, nhận tin cầu cứu nên Công an xã Phước An đến ghi nhận, lấy lời khai. Tuy nhiên, khi công an về được khoảng một giờ thì có hơn chục người mặc đồ bảo vệ rừng đến phá chòi. “Họ ném 50 bao xi măng, gạch, sắt thép của tôi xuống nước. Khi tôi cự cãi thì bị một bảo vệ rừng lao vào đánh. Cha tôi đến can ngăn thì bị hai người khác khống chế, đè xuống đất rồi dùng dây vải trói quặt tay sau lưng” - chị Ngọc kể.

Trong khi đó, ngày 29-2, ông Vũ Văn Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai), cho biết đang tiến hành xác minh vụ việc. Theo ông này, cơ quan công an đang điều tra làm rõ. Nếu quá trình thi hành nhiệm vụ của các bảo vệ có vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm.


CSGT vẫn có quyền trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc

Tuy nhiên, theo Bộ Công an, CSGT chỉ thực hiện quyền này theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.

Bộ Công an vừa chính thức công bố Dự thảo thông tư quy định về quy trình điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của CSGT. Đáng chú ý, trong dự thảo thông tư này, CSGT được quyền huy động, trưng dụng phương tiện trong quá trình làm việc.

Cụ thể, trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ trốn, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.

csgt ha noi xu phat nguoi vi pham giao thong. anh: tuyen phan

CSGT Hà Nội xử phạt người vi phạm giao thông. Ảnh: TUYẾN PHAN

Nghiêm cấm lợi dụng việc huy động, trưng dụng phương tiện để nhằm mục đích vụ lợi, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, quá trình điều tra và giải quyết TNGT, CSGT phải ghi nhận dấu vết trên người bị nạn. Việc ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn phải được xem xét tỉ mỉ trên quần áo, mũ, nón (mô tả chi tiết trong biên bản, chụp ảnh), có người cùng giới chứng kiến; nếu là nạn nhân nữ khi khám dấu vết thương tích để lại do TNGT ở vùng đầu và tứ chi thì khám dấu vết thương tích bình thường, còn nếu ở vùng nhạy cảm (ngực, bụng hay vùng kín) thì cử cán bộ nữ tham gia khám dấu vết thương tích. Nghiêm cấm lợi dụng việc xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn để xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị nạn. Nhận định ban đầu về tỉ lệ phần trăm thương tật của người bị nạn.

Dự thảo thông tư cũng nêu ra một số tình huống cụ thể khi giải quyết, điều tra TNGT. Trong đó, đối với trường hợp người gây TNGT lái xe bỏ chạy, lực lượng CSGT được phân công điều tra, giải quyết vụ TNGTphải nhanh chóng đến hiện trường thu thập các dấu vết, vật chứng tại hiện trường; ghi lời khai của những người biết việc, người bị nạn; hỏi kỹ về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; hỏi rõ loại xe, màu sơn, biển số..., đặc biệt là vị trí của những phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết có thể hình thành trong quá trình va chạm. Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết có thể để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, đồng thời thông báo cho các đội, trạm CSGT trên tuyến phối hợp truy bắt.


Hạt phó hạt kiểm lâm làm ngơ vụ phá rừng Sơn Trà

Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng yêu cầu xử lý trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc xâm hại rừng và tổng hợp báo cáo Thường trực Thành ủy, HĐND và Chủ tịch UBND TP trước ngày 10-3.

dai dien cac co quan chuc nang kiem tra rung son tra, sau khi rung nay bi khai pha trai phep ca thang troi

Đại diện các cơ quan chức năng kiểm tra rừng Sơn Trà, sau khi rừng này bị khai phá trái phép cả tháng trời

Ngày 29- 2, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan đến vụ xâm phạm rừng nguyên sinh Sơn Trà và tổng hợp báo cáo Thường trực Thành ủy, HĐND và Chủ tịch UBND TP trước ngày 10-3.

Cùng ngày, ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn TP Đà Nẵng, cho biết tại cuộc họp của đoàn công tác của Cục Kiểm lâm Việt Nam, lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, đã làm rõ những cá nhân thiếu trách nhiệm dẫn đến vụ việc trên. Theo đó, Trạm Kiểm lâm Tiên Sa, đơn vị quản lý trực tiếp khu rừng bị phá đã phát hiện vụ việc dân tự ý phá rừng và đã báo cáo với ông Lê Phước Bảy, Hạt phó Hạt kiểm Lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn vào giữa tháng 11-2015, trước khi vụ việc bị dư luận lên tiếng hơn 3 tháng, thế nhưng ông Bảy cho rằng đây là rừng đã giao cho địa phương quản lý và đã giao cho dân để trồng rừng nên hạt không còn trách nhiệm, chính vì vậy mà ông làm ngơ vụ này.

Tại buổi làm việc, có thêm thông tin là con trai ông Bảy là Lê Minh Quân có liên quan đến các vụ phá rừng này tại khu vực Suối Om. Ông Ban nhấn mạnh: Quan điểm của sở cũng như chỉ đạo của lãnh đạo TP là xử lý nghiêm, nếu cần thiết thì thuyên chuyển công tác khác.

giam doc so nttpnt tp da nang nguyen phu ban (thu 3 tu phai qua) thi sat tai rung son tra

Giám đốc Sở NTTPNT TP Đà Nẵng Nguyễn Phú Ban (thứ 3 từ phải qua) thị sát tại rừng Sơn Trà

Vào tháng 11-2015, Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn đã bàn giao rừng và đất lâm nghiệp 7 ha rừng ở tiểu khu 62  bán đảo Sơn Trà cho UBND phường Thọ Quang và bên nhận khoán trồng rừng  cho hộ ông Nguyễn Văn Tâm, ông Lê Việt Hồng, ông Hoàng Văn Mạnh và ông Đỗ Văn Hợi. Sau đó, ông Tâm có văn bản hợp đồng ủy quyền cho ông Hồng, Mạnh và ông Hởi sử dụng phần đất rừng của ông, lý do diện tích đất rộng không thể chăm sóc cây cối rừng trồng, gửi Hạt kiểm lâm Sơn Trà. Sau đó, hộ ông Hồng và ông Mạnh tự ý thuê nhân công phát quang trồng rừng và đào đường vào dựng lán trại trong rừng mà chưa có giấy phép. Tuy nhiên, 2 hộ này tiến hành gần 1 tháng trời mà cơ quan chức năng, mà trực tiếp là Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn, vờ không hề hay biết, đến khi người dân phản ánh cơ quan cấp trên thì mới vào cuộc xử lý.


Phê bình Giám đốc Sở Tài chính bổ nhiệm con gái làm phó phòng

Phớt lờ công văn tạm ngừng việc bổ nhiệm lãnh đạo phòng ban của UBND tỉnh Thanh Hóa, giám đốc Sở Tài Chính vẫn bổ nhiệm con gái mình lên chức phó phòng tài chính doanh nghiệp.

so tai chinh tinh thanh hoa - noi xay ra vu viec - anh: ha dong

Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa - nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Hà Đồng

Chiều 29-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Sử - Chánh Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho biết lãnh đạo sở này vừa ra quyết định hủy quyết định bổ nhiệm bà Lê Cẩm Nhung - chuyên viên phòng quản lý ngân sách tin học và thống kê tài chính làm Phó trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp và chính sách phát triển kinh tế của sở này.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ngày 2-2, bà Đinh Cẩm Vân - giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định số 416 bổ nhiệm bà Lê Cẩm Nhung (con gái của bà Vân - chuyên viên phòng quản lý ngân sách tin học và thống kê tài chính) làm Phó trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp và chính sách phát triển kinh tế Sở Tài chính tỉnh.

Việc bổ nhiệm của lãnh đạo Sở Tài chính này đã gây dư luận không tốt, đi ngược lại với sự chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh.

Trước đó, ngày 27-7-2015, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã ký, ban hành công văn số 7369/UBND - THKH với nội dung: yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, thị xã, TP tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động và bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện.

Trường hợp đặc biệt phải tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức, giám đốc sở, chủ tịch UBND huyện phải báo cáo và được sự đồng ý của chủ tịch UBND tỉnh trước khi ra quyết định”.

Đến nay, công văn số 7369 của chủ tịch UBND tỉnh vẫn còn có hiệu lực.

Ông Bùi Văn Sử cho biết thêm, do nhu cầu Phòng Tài chính doanh nghiệp và chính sách phát triển kinh tế của Sở hiện rất nhiều việc, người làm việc lại đang thiếu, nên cần tăng cường nhân lực. Trong khi đó, trưởng phòng này lại chuẩn bị nghỉ hưu.

Trước khi bổ nhiệm bà Lê Cẩm Nhung, Sở đã làm quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bình xét theo đúng các quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, sau khi bổ nhiệm, đối chiếu lại với các văn bản của UBND tỉnh, lãnh đạo sở nhận thấy việc bổ nhiệm trên còn thiếu sót, chưa đảm bảo, vì chưa được sự đồng ý của chủ tịch UBND tỉnh bằng văn bản, theo đúng tinh thần công văn số 7369.

Vì vậy, sau khi bổ nhiệm bà Lê Cẩm Nhung được ba ngày, giám đốc sở đã ký quyết định hủy quyết định 416 trước đó. Hiện nay, bà Lê Thị Cẩm Nhung vẫn là chuyên viên của Phòng Tài chính doanh nghiệp và chính sách phát triển kinh tế, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa.

Được biết, vì để xảy ra vụ việc nêu trên, giám đốc Sở Đinh Cẩm Vân đã tự nhận khuyết điểm, rút kinh nghiệm và vừa bị chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê bình.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục