Người gốc Việt tranh cử làm dân biểu bang ở Mỹ
BLHS 2015: Bức cung, dùng nhục hình có thể bị phạt tù chung thân
5.000 đồng 10 quả trứng vịt ở Đồng Tháp
Tỏi đặc sản mất mùa, dân trắng tay
Bộ Tài chính bác thông tin doanh nghiệp dành phần lớn lợi nhuận đóng thuế
Tin trong nước đọc nhanh trưa 02-03-2016
- Cập nhật : 02/03/2016
Nguyên phó chánh thanh tra sở LĐ-TB &XH kiện sếp cũ
Ngày 29-2, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nguyên phó chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Nguyễn Văn Nghĩa kiện giám đốc sở này. Tuy nhiên, sau đó HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa để có thời gian cho hai bên cung cấp thêm chứng cứ nhằm bảo vệ các luận điểm của mình.
Buộc thôi việc vì thất thu 4 tỉ đồng tiền phạt
Người khởi kiện, ông Nghĩa, yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ông (khi ấy đang là phó chánh thanh tra sở). Quyết định này cho rằng ông Nghĩa đã thiếu trách nhiệm trong xử lý vi phạm hành chính công tác thanh tra, cố ý không xử phạt nhiều trường hợp, tự ý phê duyệt không xử phạt vượt thẩm quyền... Và các hành vi vi phạm trên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thu hơn 4 tỉ đồng.
Khẳng định quyết định kỷ luật trên là sai nguyên tắc, không đúng quy định pháp luật nên ông Nghĩa đã làm đơn khiếu nại. Sau các lần khiếu nại bị bác yêu cầu, ông Nghĩa khởi kiện sếp cũ mình ra tòa.
Vụ việc bắt đầu từ năm 2014, ông Nghĩa được phân công phụ trách bộ phận thanh tra chính sách lao động của Sở. Khi Sở kiểm tra ngẫu nhiên 37 trong 573 hồ sơ không xử phạt từ năm 2014 đến tháng 5-2015 do ông phụ trách thì phát hiện 35 hồ sơ vi phạm pháp luật lao động nhưng không xử phạt. Từ đó dẫn đến việc giám đốc Sở ra quyết định buộc thôi việc ông Nghĩa.
Đúng sai cần chứng cứ
Lý giải cho việc không xử phạt, ông Nghĩa khẳng định hoàn toàn không có ý riêng gì cũng như khách quan khi làm nhiệm vụ. Việc không xử phạt là do tình hình thực tế thời điểm ấy. Kinh tế sụt giảm nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động, công nhân thiếu việc làm, đình công, lãn công. Vì vậy, lãnh đạo Sở chủ trương thanh tra chỉ nhằm hướng dẫn, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ pháp luật. Việc lập biên bản vi phạm hành chính để đề nghị doanh nghiệp khắc phục, trong việc xử phạt hết sức cân nhắc... Bởi nếu làm căng theo luật dễ dẫn đến đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp, gây đình trệ hoạt động sản xuất, đời sống công nhân...
Nhưng đại diện Sở không đồng tình và cho rằng việc kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Nghĩa là hợp tình hợp lý. Bởi ông với tư cách thanh tra đã để lọt nhiều trường hợp lý ra phải xử phạt vi phạm. Những trường hợp này ông đều không báo cáo để cấp trên rõ...
Một điểm khác trong tranh chấp giữa hai bên trong vụ án này là người khởi kiện cho rằng năm 2014 Thanh tra Sở đã ban hành 2.323 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt là hơn 4,8 tỉ đồng. Trong khi đó, ông Nghĩa chỉ phụ trách 573 hồ sơ. Vậy “số tiền một mình ông Nghĩa gây thất thu từ 537 hồ sơ gần bằng số tiền phạt mà cả phòng thanh tra ra quyết định xử phạt trong một năm?”.
Cạnh đó, người khởi kiện cũng cho rằng quy trình xử lý kỷ luật mà Sở thực hiện có nhiều sai phạm như áp dụng sai đối tượng, không yêu cầu ông Nghĩa làm kiểm điểm cá nhân… Ông Nghĩa nói khi bỏ phiếu có mặt nhưng hầu hết các cán bộ, công chức đều nghĩ là kỷ luật ông ở hành vi phát ngôn gây ảnh hưởng đến cá nhân ông và ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở, chứ không nghĩ là kỷ luật vi phạm không xử phạt.
Tuy nhiên, phía bị kiện vẫn khẳng định mình đúng nhưng chưa đưa ra được những trường hợp cụ thể nào cho thấy đáng lý phải xử phạt mà ông Nghĩa không làm. Vì vậy, tòa phải hoãn xử để đôi bên cung cấp thêm chứng cứ nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM có tổng giám đốc mới
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự chủ chốt từ ngày 1-3.
Theo đó, bà Phan Thị Tường Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc HoSE, nghỉ hưu theo chế độ, theo Quyết định số 2771/QĐ-BTC ngày 25-12-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thay vào đó, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), được điều động, bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc HOSE từ ngày 1-3 theo Quyết định số 339/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành ngày 26-2.
Được biết, bà Phan Thị Tường Tâm được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị HOSE kiêm giữ chức Tổng giám đốc HOSE thay cho ông Trần Đắc Sinh vào năm 2011.
Hiện tại, HNX chưa có thông báo về người thay thế ông Trần Văn Dũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc của sở.
Đại diện Cục Lâm nghiệp: 'Resort Ba Vì nằm trong khu được phép xây dựng'
Liên quan đến dự án Le Mont Bavi Resort&Spa ở Vườn quốc gia Ba Vì, ông Cao Chí Công, Phó tổng cục trưởng Lâm nghiệp cho biết, hôm nay đơn vị đã cử đoàn lên Ba Vì kiểm tra và sẽ có báo cáo chi tiết tới Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.
Trước Tết Nguyên đán, Vườn quốc gia Ba Vì đã trình dự án để phê duyệt những vấn đề liên quan đến lâm nghiệp. Nhưng dự án quy mô lớn, nằm trong Vườn quốc gia và chưa có đánh giá tác động môi trường nên Tổng cục chưa trình Bộ trưởng xem xét."Cấp phép về xây dựng thì chúng tôi không biết, nhưng về thủ tục đối với ngành lâm nghiệp thì Bộ chưa phê duyệt", ông Công nói.
Tuy nhiên, ông Công cho rằng, Luật bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là Nghị định 117 quy định được hoạt động du lịch sinh thái trong phân khu hành chính dịch vụ. Dự án trên dù nằm ở cốt 600 m, nhưng trong khu vực 350 ha phân khu hành chính dịch vụ nên được phép xây dựng.
Dự án Le Mont Bavi Resort&Spa tọa lạc ở độ cao 600 m (cốt 600) giữa Vườn quốc gia Ba Vì với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... bị phát hiện chưa được cấp phép. Trả lời báo chí, giới chức địa phương hầu như không biết đến dự án này với lý do "vườn quốc gia Ba Vì thuộc quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp".
Trả lời báo Lao Động, ông Lương Ngọc Anh, đại diện chủ đầu tư thừa nhận đã sai sót khi chưa hoàn tất hồ sơ, chưa được cấp phép đã đầu tư xây dựng. "Đây là sự nóng ruột của nhà đầu tư", ông nói.
Ông này thông tin thêm, việc liên kết khoán quản, hoạt động du lịch sinh thái tại vườn là chủ trương của Bộ, Bộ cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, đồng ý cho Vườn quốc gia và chủ đầu tư ký hợp đồng liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái từ năm 2008, nhưng 8 năm sau vẫn chưa phê duyệt đề án.
Vườn quốc gia Ba Vì có tổng diện tích là 10.814 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của TP Hà Nội và 2 huyện của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thủ đô 50 km về phía tây.
Khởi tố hai bị can định bán quả bom nặng 225 kg
Ngày 1-3, VKSND tỉnh Bình Định cho biết viện đã phê chuẩn các quyết định của cơ quan an ninh điều tra công an cùng cấp khởi tố bị can đối với Võ Trương (48 tuổi), Nguyễn Thái Bình (41 tuổi, cùng ngụ xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cùng về tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ
Theo kết quả điều tra ban đầu, chiều 20-1, trong khi lái xe đào đất san ủi mặt bằng tại cụm công nghiệp Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, một tài xế phát hiện một quả bom nằm dưới đất. Thấy vậy, ông Nguyễn Văn Thiêu bảo tài xế lấy đất lấp lại để mình xử lý.
Sau đó, ông Thiêu chỉ chỗ quả bom cho Nguyễn Thái Bình để lấy bán phế liệu. Bình điện thoại, rủ Võ Trương - cũng làm nghề rà sắt phế liệu - tìm người bán quả bom.
Sau đó, Bình, Trương nhờ ông Thiêu đưa quả bom lên xe, kéo về nhà Trương cất giấu. Trong lúc Bình, Trương đang tìm người để bán quả bom trên với giá 10 triệu đồng thì bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ quả bom.
Theo kết quả giám định của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định, đây là quả bom phá của Mỹ còn sót lại sau chiến tranh, dài 1,54 m, đường kính 0,27 m, có trọng lượng 225 kg, bên trong chứa 93 kg thuốc còn nguyên, đuôi hỏa kim đã bị gãy, có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Đài Loan vẫn đứng đầu về thu hút lao động Việt Nam
Cũng theo Cục, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) vài năm gần đây liên tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất (riêng năm ngoái là hơn 67.000 người).
Để đảm bảo thực hiện tốt việc đưa lao động sang Đài Loan làm khán hộ công và thuyền viên tàu cá đánh bắt gần bờ, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian đào đạo. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu không bị xử phạt vi phạm hành chính do đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, không có vụ việc nghiêm trọng phát sinh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động.
Được biết thời gian qua Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt hành chính và tạm dừng hoạt động hơn 40 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan vì thu phí của người lao động sai quy định, giữ lương và khấu trừ tiền ăn ở từ lương của họ.