tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 02-03-2016

  • Cập nhật : 02/03/2016

Bộ Công Thương bất ngờ hủy họp báo thường kỳ vào phút chót

Trưa 1-3, Văn phòng Bộ Công Thương phát đi thông báo về việc không tổ chức họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2016.

Theo đó, trưa nay (1-3), Phòng Báo chí - tuyên truyền, Văn phòng Bộ Công Thương cho biết theo chỉ đạo của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương không tổ chức giao ban chuyên môn tháng 2-2016. Vì vậy, Bộ Công Thương chưa tổ chức họp báo thường kỳ tháng 2-2016.

Đây là thông tin khá bất ngờ với các phóng viên theo dõi lĩnh vực công thương. Trong tháng qua, nhiều vấn đề nóng liên quan đến ngành công thương đang được dư luận quan tâm như vụ bắt giam lãnh đạo Công ty Kinh doanh đa cấp Liên kết Việt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xin cơ chế ưu đãi thuế cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất,… Dự kiến, những vấn đề này sẽ được báo chí đặt ra trong cuộc họp báo.

vu bat giam lanh dao cong ty kinh doanh da cap lien ket viet la mot trong nhung van de nong du kien bao chi se dat ra voi lanh dao bo cong thuong nhung cuoc hop bao thuong ky da bi huy vao gio chot. 

Vụ bắt giam lãnh đạo Công ty Kinh doanh Đa cấp Liên kết Việt là một trong những vấn đề nóng dự kiến báo chí sẽ đặt ra với lãnh đạo Bộ Công Thương nhưng cuộc họp báo thường kỳ đã bị hủy vào giờ chót. 

Trước đó, vào chiều 29-2, Bộ Công Thương đã gửi thư mời cho các phóng viên, đến dự cuộc họp báo thường ky tháng 2 diễn ra vào 14 giờ 30 ngày 1-3.

Theo quy chế của Bộ Công Thương lâu nay, Bộ sẽ tổ chức họp báo thường kỳ hằng tháng vào ngày thứ Hai tuần đầu tiên của tháng để cung cấp thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại cũng như trả lời các câu hỏi mà báo chí quan tâm. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao từ tháng 8 -2015 đến tháng 1-2016, Bộ lại không tổ chức hợp báo định kỳ theo quy chế. Đến tháng 2-2016, Bộ có kế hoạch tổ chức họp báo thì đến phút chót lại hủy cuộc họp.


Nhiều công ty đồng loạt tăng giá gas

Đại diện Công ty Saigon Petro cho biết kể từ ngày 1-3, giá gas của công ty tăng 1.500 đồng/bình 12 kg.

Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng trên 258.000 đồng/bình 12 kg. Công ty Gas Pacific Petro, City Petro, Elf gas cũng tăng 2.000 đồng/bình 12 kg.

Giá bán lẻ đến người tiêu dùng của các thương hiệu trên không vượt qua 266.000 đồng/bình 12 kg. Riêng Petrolimex gas tăng 20.000 đồng/bình 12 kg, lên mức trên 266.000 đồng/bình 12kg.

Theo các công ty, giá gas thế giới tháng 2 vừa qua công bố 305 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với trước đó, do vậy phải điều chỉnh giá gas trong nước tăng tương ứng.


Mẹ bịa chuyện con bị bắt cóc, lấy của nhà chồng 500 triệu

Thông tin một học sinh lớp 3 bị bắt cóc đã gây hoang mang dư luận tỉnh Long An 2 ngày nay.

Chiều 1-3, ông Trương Văn Triều, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An xác nhận không có chuyện cháu L.H.T.A (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Siêu) bị bắt cóc như tin đồn.

Liên tiếp trong 2 ngày 29-2 và 1-3, phụ huynh học sinh trường tiểu học, mầm non  tại thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức nghe tin đồn cháu A. bị bắt cóc, đòi tiền chuộc lên đến 500 triệu đồng.

Theo xác minh của công an, sáng 29-2, mẹ cháu T.A đưa con đến dự chào cờ đầu tuần, sau đó chở em đến một nhà trọ tại TP Tân An cho nghỉ ở đây.

 Sau đó, mẹ cháu A. mua một sim điện thoại mới rồi nhắn tin cho chồng là có kẻ bắt cóc cháu A. rồi đòi tiền chuộc 500 triệu đồng. Lo sợ tính mạng cháu bé, gia đình đã đưa đúng số tiền yêu cầu để chuộc con. Có được tiền, mẹ A. đã đưa em về lại Bến Lức.

Qua điều tra công an đã làm rõ chính người mẹ dựng ra sự việc này để lấy tiền trả nợ. Sáng 1-3, em A. đã trở lại lớp đi học bình thường.


Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân nghỉ hưu

heo quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, Thượng tướng Trần Việt Tân, Thứ trưởng Công an, cùng Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Toàn Thắng và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến bắt đầu nghỉ hưu từ 1-3.

thuong tuong tran viet tan phat bieu chi dao tai mot hoi nghi cua nganh cong an khi con duong chuc

Thượng tướng Trần Việt Tân phát biểu chỉ đạo tại một hội nghị của ngành công an khi còn đương chức

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 29-2 đã ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-3 đối với một số cán bộ lãnh đạo cấp cao.

Theo đó, hai cán bộ nghỉ hưu từ ngày 1-3, gồm: ông Trần Việt Tân, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; và ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7-1 cũng đã ký quyết định để ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-3.

Thượng tướng Trần Việt Tân sinh năm 1955, quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, ông nhiều năm công tác trong ngành an ninh thuộc lực lượng Công an nhân dân.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an tháng 10-2011, ông từng giữ các chức vụ Phó Tổng cục trưởng rồi Tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an. Tháng 7-2013, ông được thăng hàm Thượng tướng Công an.


Đổi 53ha Vườn quốc gia Ba Vì lấy... 8 tỉ đồng

Vườn quốc gia Ba Vì (thuộc Bộ NN&PTNT) đã nhận của Công ty TNHH Phát triển công nghệ 8 tỉ đồng và “góp” 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa ...

mot phan khu nghi duong le mont bavi resort & spa tai vuon quoc gia ba vi (ha noi) - anh: viet dung

Một phần khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa tại Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) - Ảnh: Việt Dũng

Ngày 29-2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo đình chỉ xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa tại Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội).

Ông Phát cũng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp thành lập ngay đoàn thanh tra, làm rõ vi phạm tại công trình resort trái phép, báo cáo về bộ trước ngày 4-3.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ban giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì (thuộc Bộ NN&PTNT) thay vì bảo vệ rừng, bảo vệ Vườn quốc gia Ba Vì đã nhận của Công ty TNHH Phát triển công nghệ 8 tỉ đồng và “góp” 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa với thời hạn 50 năm.

Lấy rừng liên kết 
làm kinh tế

Để vào được khu du lịch nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa chỉ có con đường độc đạo, có bảo vệ gác từ xa, nhưng đáng nói đó cũng là con đường duy nhất dẫn lên khu di tích lịch sử cách mạng, cứ điểm cao 600.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cả khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi được hình thành trong Vườn quốc gia Ba Vì, ngay cạnh khu di tích lịch sử cách mạng, cứ điểm cao 600, không phải xây dựng “chui” mà được sự cho phép của Vườn quốc gia Ba Vì.

Việc cho phép xây dựng khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi còn có lợi ích kinh tế mà vườn quốc gia được hưởng sau khi góp đất cho doanh nghiệp. Cụ thể thay vì bảo vệ rừng, bảo vệ Vườn quốc gia Ba Vì, ban giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì đã ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển công nghệ.

Hợp đồng liên kết được ký theo dạng Vườn quốc gia Ba Vì “góp” hơn 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi, đổi lại Vườn quốc gia Ba Vì nhận 8 tỉ đồng từ doanh nghiệp. Thời hạn liên kết kinh doanh được tính 50 năm từ ngày 10-9-2011 đến 10-9-2061.

Hợp đồng cũng thể hiện rõ: Vườn quốc gia Ba Vì sẽ bàn giao cho Công ty TNHH Phát triển công nghệ quyền bảo vệ và quản lý... rừng và đất lâm nghiệp với diện tích hơn 53ha, đổi lại về nghĩa vụ tài chính công ty có trách nhiệm trả cho vườn “phí đóng góp ban đầu” là 200 triệu đồng.

Tương tự, trong thời gian bên doanh nghiệp xây dựng tiếp tục có trách nhiệm trả cho Vườn quốc gia Ba Vì khoản “đóng góp để bù đắp” với số tiền 300 triệu đồng. Tiếp nữa trong thời gian liên kết 50 năm, hợp đồng thể hiện rõ mỗi năm doanh nghiệp phải đóng góp cho Vườn quốc gia Ba Vì 150 triệu đồng, tổng số tiền vườn quốc gia được hưởng trong 50 năm là 7,5 tỉ đồng.

Chưa hết, những chi tiết trong điều khoản hợp đồng còn thể hiện rõ việc góp đất rừng cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích kinh tế mà Vườn quốc gia Ba Vì được hưởng, chỉ có diện tích đất rừng bị mất và giảm.

Không chỉ có khu vực cao độ 600-700 đã được Vườn quốc gia Ba Vì liên kết với doanh nghiệp kinh doanh, ông Đỗ Hữu Thế - phó giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì - thừa nhận cả khu vực cao độ 400 với diện tích 60ha cũng đã liên kết với doanh nghiệp để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Theo ghi nhận, trên phần đất này có hàng chục công trình kiên cố đã được xây dựng từ nhiều năm qua, trong đó có cả những công trình xây mới như biệt thự.

“Khu cao độ 400 thì liên kết theo kiểu khác, khu này mình còn có cả cơ sở vật chất để góp vào liên kết làm du lịch, khu cao độ 600-700 thì mình chỉ góp đất, còn tiền xây dựng là của doanh nghiệp” - ông Thế lý giải.

Không giấy phép xây dựng, không tham vấn địa phương

Có mặt tại khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa chiều 
29-2, nhiều nhân viên lễ tân, phục vụ tại khu nghỉ dưỡng cho chúng tôi biết khu nghỉ dưỡng “đang trong quá trình chạy thử”.

Trong số 13 khu nhà nghỉ dưỡng có nhiều khu nhà được xây dựng mới, có khu vực còn có cả bể bơi sẵn sàng chờ phục vụ khách.

Tại khu nghỉ dưỡng còn có cả xe điện, xe đạp cho khách thuê và cũng đã có các đoàn xe đưa khách vào nghỉ. “Giá thuê cao nhất là 4 triệu đồng/phòng 70 m2/ngày đêm, thấp nhất 2,5 triệu đồng/phòng 30 m2/ngày đêm” - một lễ tân giới thiệu.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Đỗ Hữu Thế cho biết khu vực liên kết nằm trong phân khu hành chính dịch vụ I của Vườn quốc gia Ba Vì, đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch chi tiết.

“Khu vực này đã xây dựng được mấy năm rồi. Việc hợp đồng liên kết giữa vườn với doanh nghiệp để kết hợp phát triển du lịch với phát triển rừng. Việc này đã được Bộ NN&PTNT cho chủ trương liên kết chứ không phải không phép hoàn toàn” - ông Thế nói.

Khi được hỏi khu vực xây dựng đã được cấp phép xây dựng chưa, ông Thế nói: “Khu vực xây dựng đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch chi tiết rồi nên không phải xin cấp phép xây dựng”.

Theo ông Thế, việc xây dựng các khu nhà nghỉ dưỡng bắt đầu từ năm 2014, sau thời điểm Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể phân khu hành chính dịch vụ I Vườn quốc gia Ba Vì. Tuy nhiên, theo hợp đồng liên kết giữa Vườn quốc gia Ba Vì và doanh nghiệp, thời gian mở mang xây dựng khu nghỉ dưỡng lại được ghi từ năm 2008 - 2011.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bạch Công Tiến, chủ tịch UBND huyện Ba Vì, khẳng định “chưa lần nào huyện được lấy ý kiến về việc xây dựng khu nghỉ dưỡng này”. “Đất xây dựng nằm trong vườn quốc gia thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT quản lý.

Tất cả đất đai cũng thuộc vườn quốc gia quản lý. Trước nay họ làm gì đều là thẩm quyền của họ, huyện không có thẩm quyền gì ở chỗ ấy. Vì đất đó không thuộc huyện quản lý nên họ xây dựng mình cũng đâu có quản lý gì được về trật tự xây dựng.

Họ làm thế nào họ đâu có báo cáo nên huyện không biết việc này, vì khu vực đó ở trên núi được bảo vệ nên người dân không vào được để mà biết” - ông Tiến cho hay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 29-2, thượng tá Hoàng Văn Quy, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Ba Vì, cho biết các cơ quan chức năng của quân đội đã vào cuộc kiểm tra. “Mức độ vi phạm như thế nào sẽ được kết luận sau, còn việc có báo cáo trước khi xây dựng khu nghỉ dưỡng này hay không thì khẳng định không hề có” - ông Quy cho hay.(Tuổi Trẻ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục