Chỉ 135.000 đồng có bằng lái xe quốc tế sử dụng ở 85 nước
Khánh Hòa 'đào' đâu ra 4.300 tỉ đồng xây Khu đô thị hành chính?
Trưởng công an xã bị tố đánh một học sinh nhập viện
Không được phát triển các loại hình du lịch ở đảo Bình Ba
Hai luật sư bào chữa vụ Đỗ Đăng Dư bị côn đồ hành hung giữa đường
Tin trong nước đọc nhanh chiều 21-02-2016
- Cập nhật : 21/02/2016
Bắt hàng loạt lãnh đạo công ty đa cấp mạo nhận trực thuộc Bộ Quốc phòng
Ngày 20-2, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Xuân Giang (trú tại Tây Hồ, Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại VN (Công ty Liên kết Việt) và Nguyễn Thị Thúy (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) - phó tổng giám đốc công ty cùng năm người khác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, Công ty Liên kết Việt được thành lập năm 2010 nhưng đến đầu năm 2014 mới được cấp phép kinh doanh đa cấp. Mặt hàng kinh doanh gồm dưỡng cốt vương, bổ não vương, máy khử độc OZone, ngũ linh đông trùng hạ thảo,... Các sản phẩm trên đều được quảng cáo mua từ Công ty Cổ phần Tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng và Công ty Cổ phần Biovaccine Việt Nam.
Nhằm đánh lừa khách hàng, Lê Xuân Giang đặt ra các mức thưởng rất hậu hĩnh. Theo đó, mỗi nhà phân phối tham gia vào hệ thống bán hàng được cấp một mã kinh doanh, khi nộp số tiền tối thiểu 8,6 triệu đồng sẽ được quyền mua một mã hàng gồm một máy Ozone và các loại thực phẩm chức năng. Với số tiền này, chỉ sau năm năm, nhà phân phối sẽ được hưởng 449 triệu đồng tiền hoa hồng, tiền thưởng và lãi.
Để tăng “hiệu quả” lừa đảo, Giang ký hợp thuê Nguyễn Thị Thủy lần lượt vào các vị trí trưởng nhóm quản lý, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty. Thủy nhanh chóng trở thành cộng sự đắc lực của Giang.
Những giấy tờ công ty mạo nhận có sự liên quan của quân đội để tạo niềm tin với người mới đến. Ảnh: Eva
Các đối tượng còn tuyên truyền rầm rộ mạo danh là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng, đón bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, treo nhiều ảnh lãnh đạo Công ty mặc trang phục quân đội chụp hình với một số đồng chí lãnh đạo cao cấp…
Với thủ đoạn trên, chỉ từ tháng 6-2014 đến tháng 7-2015 đã có khoảng 45.000 người tham gia và nộp khoảng 1.900 tỉ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm các đối tượng bị bắt giữ, số dư trong tài khoản của công ty này chỉ còn khoảng 45 tỉ đồng.
Hiện vụ án đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng.
Nhóm sát hại thuyền viên người Việt bị tuyên án ở Hàn Quốc
Tòa hình sự trực thuộc Tòa án Thành phố Daegu, Hàn Quốc, hôm 17/2 đã mở phiên xét xử, tuyên phạt hai đối tượng chủ mưu sát hại anh Lê Quang Huy, sinh năm 1981, phải chịu án 20 năm và 25 tù giam, theoTTXVN.
Hai người này đều 27 tuổi, 4 đối tượng khác, tuổi từ 20 đến 29, tham gia hành hung nạn nhân phải chịu mức án 15 năm tù giam. Một người còn lại, 31 tuổi, bị buộc tội đồng phạm, tiếp tay cho hành vi phạm tội, chịu án 10 năm tù giam. Thành phố Daegu cách Seoul khoảng 300 km về phía Đông Nam.
Theo cáo trạng, các thuyền viên nói trên đã giết hại anh Huy, là đốc công trên tàu, người có trách nhiệm phân công và đốc thúc công việc. Họ đã có 4 năm làm việc cùng nhau và có những mâu thuẫn do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 5h30 sáng ngày 2/8 năm ngoái, khi tàu SeoLim 302, nơi các thuyền viên cùng làm việc, đang neo tại khu vực cách quần đảo Dokdo, nơi Hàn Quốc và Nhật Bản có tranh chấp, khoảng 94 km về phía đông nam. Khi anh Huy đang đứng một mình ở phía đuôi tàu, 7 đối tượng đã dùng hung khí đánh vào đầu cho đến khi nạn nhân chết, rồi ném xác xuống biển.
Dù đã cố xóa mọi dấu vết ở hiện trường nhưng những đối tượng này vẫn bị cảnh sát biển phát hiện. Họ tìm thấy vết máu ở đuôi tàu và trên áo một người Indonesia. Sau quá trình thẩm vấn và xét nghiệm ADN vết máu, 7 người đã thừa nhận hành vi phạm tội. Họ bị áp giải đưa về đất liền để phục vụ quá trình điều tra.
SeoLim 302 là loại tàu đánh bắt xa bờ, đăng ký tại thành phố cảng Busan, phía nam Hàn Quốc. Tàu có trọng tải 433 tấn, xuất phát từ cảng KamCheon của Busan đến đánh bắt cá tại phía bắc Thái Bình Dương.
Trước khi xảy ra vụ sát hại, tổng cộng có 35 thuyền viên trên tàu, gồm 7 người Hàn Quốc, 9 người Indonesia, 11 người Việt Nam và 8 người Philippines.
Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc hồi tháng 8 năm ngoái đã gửi thông báo tới Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Bộ GTVT lên tiếng về ô tô điện
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng đã có chỉ đạo cơ quan đăng kiểm chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để hướng dẫn người dân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Đối với các loại ô tô, xe chở hàng bốn bánh, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ (chạy bằng xăng hoặc năng lượng điện), xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô điện và xe đạp điện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý chất lượng các loại phương tiện nêu trên từ khâu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, đăng ký biển số và đăng kiểm khi tham gia giao thông đã đầy đủ. Riêng xe chở hàng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ chỉ được phép hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của các địa phương.
Đối với xe ba bánh, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP thì kể từ 2008 các loại xe cơ giới ba bánh (trừ xe cơ giới 3 bánh làm phương tiện đi lại cho thương binh, người tàn tật) không được cấp phép lưu hành mới để tham gia giao thông.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành (được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng từ khâu sản xuất, nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và tham gia giao thông). Hiện tại loại xe giao bán trên mạng xã hội (ô tô điện 2-4 bánh với giá từ 30 đến 70 triệu đồng/chiếc, chở được 3-4 người, chạy tốc độ 50-60 km/h) chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam đăng kiểm để kiểm định chất lượng và đánh giá ban đầu thì loại xe này không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định hiện hành để tham gia giao thông.
Để đảm bảo quyền lợi của người dân, Bộ GTVT khuyến cáo tổ chức, cá nhân không mua, sử dụng loại phương tiện nêu trên để tránh thiệt hại về kinh tế do việc mua nhưng không được sử dụnga
Chậm nhất cuối năm 2018 phải khởi công sân bay Long Thành
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị và chỉ đạo ít nhất cuối năm 2018 phải khởi công dự án trên, không thể chậm hơn nữa.
Ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên ACV, cho biết hiện nay đơn vị đã hoàn thành hồ sơ mời thầu để chuẩn bị đấu thầu lựa chọn tư vấn thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo kế hoạch, gói thầu tư vấn khảo sát và lập kế hoạch báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 sẽ được đấu thầu rộng rãi quốc tế trong tháng này.
Thiếu tướng Trần Thế Quân: ‘CSGT không thể lạm quyền theo Thông tư 01’
Nhiều ý kiến băn khoăn điều này dễ dẫn tới tiêu cực trong lực lượng CSGT. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), cho biết: “Thông tư 01 nói rõ việc xử phạt trong trường hợp phải lập biên bản và không lập biên bản đều phải theo quy định pháp luật nên không thể có chuyện lạm quyền hay chiếm đoạt tài sản”.
Thiếu tướng Trần Thế Quân giải thích trường hợp xử phạt vi phạm không lập biên bản, người xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và ghi rõ các nội dung: Họ tên (cơ quan), địa chỉ, hành vi vi phạm của người vi phạm, căn cứ xử phạt, chứng cứ chứng minh vi phạm và hình thức xử phạt (cảnh cáo hoặc phạt tiền, nếu phạt tiền thì mức phạt là bao nhiêu). Người dân có hai phương án lựa chọn để thực hiện việc nộp phạt, một là nộp trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt, hai là tự mình đi nộp phạt tại kho bạc nhà nước.
Theo Thiếu tướng Quân, nếu nộp trực tiếp, người ra quyết định xử phạt phải giao quyết định đó cho người vi phạm, khi thu tiền phải ghi biên lai. Thông thường biên lai sẽ có ba liên: Cho cơ quan xử phạt, cho người vi phạm và cho kho bạc. Các tập biên lai đều được giao hằng ngày và đánh số nên không thể làm giả hoặc chiếm đoạt. Trong hai ngày, CSGT phải nộp biên lai xử phạt cho kho bạc.
Thiếu tướng Quân cho biết khi bị xử phạt, người dân có quyền yêu cầu CSGT phải đưa quyết định xử phạt tại chỗ và biên lai. Trong trường hợp không được chấp thuận, rất có thể đó là trường hợp giả danh, cần báo ngay với cơ quan chức năng; còn nếu đó là CSGT thật, người dân có quyền tố giác qua đường dây nóng hoặc ghi lại số hiệu của chiến sĩ đó.
Một vấn đề nữa là ngày 4-2, Cục CSGT đã có công văn giải thích rõ hơn về quyền trưng dụng, trong đó CSGT chỉ được trưng dụng khi có quyết định của bộ trưởng Bộ Công an. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc Cục CSGT - đơn vị thuộc Bộ Công an, ra công văn giải thích thông tư do bộ này ban hành là chưa hợp lý.
Theo Thiếu thướng Quân, công văn này đúng thẩm quyền. Trong lĩnh vực giao thông, Cục CSGT có quyền kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc lực lượng thuộc quyền của mình; nó cũng giống như việc chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, giải thích cho cấp dưới hiểu rõ để chấp hành.
Thiếu tướng nhấn mạnh việc giải thích văn bản cần phải có một cấp nhất định, đây chỉ là hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn và giải thích cho người dân hiểu rõ. Hơn thế, Thông tư 01 cũng giao cho Cục CSGT chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện.
Về băn khoăn Thông tư 01 quy định CSGT có quyền trưng dụng tài sản nhưng lại không căn cứ vào Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (TMTDTS), Thiếu tướng Quân khẳng định điều này là hoàn toàn hợp lý. Thông tư 01 không giải thích về trưng dụng mà chỉ ghi “theo quy định pháp luật” nên không căn cứ vào đó mà căn cứ vào Luật Công an nhân dân (CAND) 2014. Mặt khác, Luật CAND 2014 đã thống nhất với Luật TMTDTS và được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp Thông tư 01 giải thích thêm hoặc quy định chi tiết về trưng dụng thì lúc đó mới căn cứ vào Luật TMTDTS.