tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hội Minh Thề: Chỉ dân thề trung thực, quan không thề

  • Cập nhật : 21/02/2016

(Tin kinh te)

Theo truyền thống dân thề "trung thực, ngay thẳng" , quan thề "không tham nhũng", song tại lễ Hội Minh Thề ngày 21-2 chỉ có dân thề, còn quan chức thì nói: “Đây là lễ hội của người dân trong thôn, để cho người trong thôn thề!”.

Ngày 21-2 (tức 14 tháng Giêng năm Bính Thân), tại đền chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã diễn ra lễ khai hội Minh thề - lễ hội thường niên vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch nhằm tái dựng nghi lễ những người làm quan thề “không tham nhũng” và những nông dân thề “trung thực, ngay thẳng”.

nhung nguoi nong dan tuyen the: trung thuc, ngay thang tai le hoi minh the

Những người nông dân tuyên thề: trung thực, ngay thẳng tại lễ hội Minh Thề

Tại lễ Hội Minh Thề vào sáng 21-2, khi được hỏi “có dám uống rượu Kim Kê và thề không”, các quan chức huyện Kiến Thụy đều nói “chúng tôi đã thề trước Đảng và nhân dân rồi, còn ở đây là lễ hội của người dân trong thôn, để cho người trong thôn thề!”.

Trong khi đó, ông Phạm Phú Oanh, chủ lễ Hội Minh Thề, cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn lễ hội truyền thống với ý nghĩa nhân văn sâu sắc này các chức sắc của xã, huyện và cao hơn cùng uống rượu thề thì sức lan tỏa còn lớn rộng nữa”.

Sư thầy Thích Diệu Tuyên, trụ trì chùa Hòa Liễu, bầy tỏ nên mở rộng lễ hội minh thề lên cấp cao hơn từ huyện, thành phố, quốc gia, vì đó là mong mỏi của nhiều người dân vốn đang mất lòng tin vào nhiều vị quan chức.

Lễ hội Minh thề có từ năm 1561, khi vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung là bà Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản lập ra ấp Lan Niểu, nay là làng Hòa Liễu. Cùng với đó, bà huy động hoàng thân quốc thích và quan lại triều đình góp tiền để tu tạo ngôi chùa cổ Thiên Phúc Tự. Số tiền quyên góp đó cũng dư ra để mua được hơn 47 mẫu ruộng. Số ruộng này sau khi chia cho dân đinh cày thì còn một phần diện tích là ruộng công dùng cho người có nhu cầu "đấu thầu" để canh tác.

Những người nhận ruộng công sẽ phải trả lại một phần hoa màu để làm một "quỹ" dự trữ dùng vào việc cứu đói, giúp người nghèo, cô nhân, quả phụ.

Để đề phòng tư lợi, Thái hoàng Thái hậu cùng dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề với lời thề lấy chí công làm trọng, không vì tư lợi, nghèo khó mà lấy của công làm việc riêng cho mình. Nếu phạm lời thề thì trời tru đất diệt. Những người đứng lên đài thề trong hội Minh Thề là các quan cấp làng như lý trưởng và các tùy tùng giúp việc. Ngoài ra, những người trên 18 tuổi ở trong làng đều phải đứng dưới để hòa chung vào lời thề. Các quan hàng Tổng (tương đương cấp huyện) và hàng Phủ (tương đương cấp tỉnh) cũng về dự để chứng kiến lời thề.

Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ, với biết bao biến đổi của thời cuộc nhưng dân làng Hòa Liễu vẫn gìn giữ lễ hội Minh Thề như một nét đẹp truyền thống và một hình thức giáo dục, gắn kết cộng đồng.

Điều đáng chú ý, suốt gần một thế kỷ đô hộ Việt Nam, nước Pháp đã không những không phủ nhận Hịch văn Hội Minh Thề mà còn cảm nhận giá trị sâu sắc của “Văn minh Hịch hội” và cho dịch nội dung Hịch văn Hội Minh Thề ra tiếng Pháp để lưu truyền.

Ông Chủ Ngọc Minh, Trưởng phòng Văn Hóa huyện Kiến Thụy, cho biết Hịch văn Hội Minh Thề như viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa truyền thống của một vùng quê, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống, tình làng, nghĩa xóm cho các thế hệ người dân nơi đây.

Vào ngày chính hội, dân làng dựng một đài thề trước cửa chùa Hòa Liễu. Chiếc mũ cổ của thành hoàng làng được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề. Các lãnh đạo địa phương và người dân dự lễ ngồi theo thứ tự phía dưới.

Theo quy định, chủ lễ phải là bậc cao niên, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Sau lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước… lễ tuyên thệ bắt đầu. Một con dao thiêng bọc vải hồng điều được trao cho chủ lễ.

Chủ lễ dùng con dao này vẽ một vòng tròn tượng trưng trước đài thề và cắm dao vào chính giữa vòng tròn ấy rồi dùng con dao thiêng này cắt tiết gà. Tiết gà được pha với rượu chia đều cho mỗi người một chén nhỏ như thể hiện sự đồng tâm của cả cộng đồng. Trong khói hương nghi ngút, những lời thề với thần linh, với tổ tiên âm vang cả một góc trời.

Mọi người cùng hô vang lời thề: “Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử.... làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”.

Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tại lễ hội Minh Thề năm Bính Thân 2016:

chu le cam dao thieng tai le hoi

Chủ lễ cầm dao thiêng tại lễ hội

chu le ve vong tron tuyen the

Chủ lễ vẽ vòng tròn tuyên thệ

con ga tai le hoi

Con gà tại lễ hội

lay tiet kim ke pha ruou the

Lấy tiết kim kê pha rượu thề

doc loi the

Đọc lời thề

cac vi bo lao trong lang tuyen the

Các vị bô lão trong làng tuyên thệ

 

uong ruou tiet kim ke cung xin the trung thuc, ngay thang

Uống rượu tiết kim kê cùng xin thề trung thực, ngay thẳng

 

 

Trọng Đức
Theo Người Lao Động
Trở về

Bài cùng chuyên mục