Indonesia bắt giữ 25 ngư dân cùng hai tàu cá treo cờ Việt Nam
77 dự án giao thông sẽ được khánh thành trong năm 2016
Vốn rẻ rộng cửa tới nông dân
17 cô dâu Việt ở Trung Quốc đồng loạt biến mất
Người Việt ở Texas đòi hai luật sư bồi thường 100 triệu USD
Tin trong nước đọc nhanh chiều 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay đưa tên lửa ra Hoàng Sa
Việt Nam đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hợp quốc phản đối việc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 19-2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước thông tin của một số kênh truyền hình và hãng thông tấn nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. "Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó" - ông Lê Hải Bình kiên quyết.
Ông Lê Hải Bình cho biết ngày 19-2, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.
Đà Nẵng: Yêu cầu xử lý phản ánh của dân trong ba ngày làm việc
Theo UBND TP Đà Nẵng, ngay từ đầu năm 2016, chính quyền TP chính thức đưa vào sử dụng Ứng dụng Góp ý (Gopy.danang.gov.vn) để tiếp nhận góp ý, phản ánh của người dân thông qua mạng Internet trên nền tảng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử Đà Nẵng.
Cụ thể ứng dụng này sẽ giúp tổ chức, công dân gửi ý kiến, góp ý, phản ánh các vấn đề liên quan đến môi trường, giao thông đô thị, an toàn xã hội… và theo dõi, biết được kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước liên quan.
UBND TP Đà Nẵng cũng đã chính thức ban hành quy chế vận hành ứng dụng góp ý yêu cầu các cơ quan phải xử lý các góp ý trong ba ngày làm việc. Đối với các nội dung góp ý, phản ánh phức tạp hoặc liên quan đến nhiều cơ quan thì báo cáo UBND TP để chỉ đạo xử lý.
Trước đó, từ ngày 26-2-2015, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chính thức công khai email huynhductho@danang.gov.vn để nhận các ý kiến góp của người dân.
Những ngày đầu mỗi ngày ông Thơ nhận từ 50 đến 100 thư điện tử góp ý mỗi ngày, trong đó có nhiều ý kiến phản ánh những tồn tại của TP cũng như đóng góp ý kiến để TP Đà Nẵng tốt lên. Sau khi tiếp nhận các ý kiến này, ông Thơ và bộ phận giúp việc cho ông đã liên tục chỉ đạo xử lý, phản hồi nhanh nhất đến người dân. Đặc biệt, có nhiều sáng kiến của người dân TP Đà Nẵng đã được ông Thơ chỉ đạo thực hiện và UBND TP Đà Nẵng cũng đặt hàng, mua sáng kiến của người dân.
Lập phương án di dân hai chung cư xuống cấp tại Hà Nội
Ông Tuấn cũng giao UBND quận Ba Đình chỉ đạo các phường Ngọc Khánh, Thành Công thông báo tới các hộ dân đang sống tại các tầng có mức độ nguy hiểm cấp D. Đề nghị các hộ này chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình; lắp đặt biển báo, rào chắn, chống đỡ những kết cấu nguy hiểm và xây dựng phương án đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Đồng thời tổ chức khảo sát, lập phương án xây dựng kế hoạch hỗ trợ, di chuyển các hộ gia đình, tổng hợp nhu cầu tạm cư, gửi Sở Xây dựng TP Hà Nội để tổng hợp trình UBND TP quyết định tổ chức di chuyển các hộ dân đang sinh sống trong các tòa nhà nguy hiểm mức độ D nêu trên.
Trước đó ngày 14-1, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc “Xử lý kết quả kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư trên địa bàn thành phố”. Theo đó, hiện toàn Hà Nội có 42 tòa chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có hai tòa nhà có mức độ nguy hiểm cấp D, 39 tòa nhà có mức độ nguy hiểm cấp C và một tòa nhà có mức độ nguy hiểm cấp B.
Bổ nhiệm chánh án, phó chánh án TAND Thừa Thiên-Huế
Bà Đào Thị Mai Hường, Thẩm phán trung cấp, nguyên là Phó Chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông Hoàng Trọng Điệp là Thẩm phán trung cấp, Chánh tòa Hành chính, TAND tỉnh.
Cần điều chỉnh giá cước vận tải
Ngày 19-2, Bộ Tài chính có công văn gửi Bộ GTVT về việc tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải trên địa bàn.
Theo Bộ Tài chính, trong năm 2015, giá xăng, dầu đã được điều chỉnh giảm nhiều đợt, liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã có các văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý giá cước vận tải. Về cơ bản các đơn vị kinh doanh vận tải đã kê khai giảm giá cước góp phần bình ổn giá thị trường chung và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng, dầu tiếp tục biến động giảm: xăng Ron 92 được điều chỉnh giảm bốn lần, tổng mức giảm 2.650 đồng/lít (tỉ lệ giảm khoảng 16%); dầu diesel 0,05S được điều chỉnh giảm ba lần, tổng mức giảm 2.400 đồng/lít (tỉ lệ giảm khoảng 20%).
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải. Trong đó, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải rà soát lại giá nhiên liệu hiện nay so với giá nhiên liệu tính trong phương án giá cước đã kê khai liền kề trước để xây dựng phương án giá, kê khai lại giá cước vận tải phù hợp với biến động giảm giá nhiên liệu; phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin về mức giá kê khai của các đơn vị vận tải trên cùng tuyến cố định để thống nhất mức giá kê khai giữa hai đầu tuyến; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý giá cước vận tải và kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Bộ GTVT và các địa phương yêu cầu các hiệp hội vận tải ô tô tuyên truyền, vận động đơn vị vận tải trên địa bàn thực hiện việc kê khai và niêm yết giá cước theo quy định và đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải đường bộ theo quy luật thị trường và phù hợp mức giảm giá nhiên liệu đầu vào; công khai các đơn vị không kê khai và giảm giá cước theo yêu cầu, để cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.