tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 16-11-2015

  • Cập nhật : 16/11/2015

Bị buộc thôi việc vì từ chối nhận chức cao hơn

Một nữ bác sĩ ở Phú Yên đã từ chối chức vụ mới cao hơn vì cho rằng mình chưa đủ khả năng. Sau đó, chị bị Sở Y tế kỷ luật buộc thôi việc.
bac si nguyen thi bang sam, nguoi tu choi nhan chuc cao hon vi lo khong dam duong tot - anh: minh huy

Bác sĩ Nguyễn Thị Băng Sâm, người từ chối nhận chức cao hơn vì lo không đảm đương tốt - Ảnh: Minh Huy

Đó là BS Nguyễn Thị Băng Sâm. Chiều 14.11, trao đổi với PV Thanh Niên, BS Sâm giải thích nguyên nhân từ chối nhận chức vụ Trưởng khoa Mắt của Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Yên mà Sở Y tế bổ nhiệm, là do lo không đảm đương nổi chức vụ mới.
BS Sâm giữ chức Phó trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn - BV Mắt Phú Yên, đã tốt nghiệp cao học tháng 12.2014. Ngày 30.7, Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm và điều động BS Sâm giữ chức vụ Trưởng khoa Mắt của BVĐK tỉnh. BS Sâm tâm sự: “Trước khi được bổ nhiệm và điều động sang Trưởng khoa Mắt của BVĐK, tôi cũng có đơn gửi Sở Y tế đề đạt nguyện vọng là tiếp tục ở lại công tác tại BV Mắt.
Thời điểm đó BV Mắt đang thiếu bác sĩ. Hơn nữa, khả năng của tôi cũng có hạn nên nếu cố nhận chức vụ mới mà mình không muốn, không đủ năng lực, không đủ tự tin và uy tín thì tôi sợ ảnh hưởng đến đơn vị mới, mà BVĐK tỉnh lại là bệnh viện đầu ngành của Phú Yên”.
Cũng theo BS Sâm, vì Sở Y tế bổ nhiệm và điều động không đúng tâm tư nguyện vọng nên chị đã 2 lần làm đơn trình bày, xin không nhận chức vụ mới. “Tôi nghĩ trong ngành y mà sai lầm chuyên môn là rất nghiêm trọng so với các ngành khác, nó ảnh hưởng nhanh, tới ngay và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, uy tín của ngành cũng như đối với bệnh nhân. Đã biết công việc đó mình không làm được tốt thì tốt nhất là mình không làm. Tôi không bao giờ làm việc mà biết chắc là mình làm không tốt. Công việc không làm được thì tôi không làm”, BS Sâm bộc bạch.
Tuy nhiên, Sở vẫn tiếp tục yêu cầu viên chức chấp hành sự phân công công tác. Vì BS Sâm không thực hiện quyết định bổ nhiệm nên Sở thành lập hội đồng kỷ luật, thống nhất đề nghị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
BS Sâm cho rằng việc kỷ luật là không thấu tình đạt lý. “Lẽ ra khi tôi không chấp hành quyết định bổ nhiệm và điều động công tác, Sở phải tiến hành xử lý kỷ luật tôi ngay. Đằng này, Sở kéo dài thời gian, đợi đến khi tôi xin thôi việc, rồi từ chối đơn để ra quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc là không thỏa đáng, vì tôi đã công tác trong ngành y Phú Yên hơn 8 năm”, BS Sâm nói và cho biết đã gửi đơn khiếu nại.
Chiều 14.11, PV Thanh Niên liên lạc với ông Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế, để nghe ý kiến của phía Sở về việc này nhưng ông Nhân không nghe điện thoại.(TN)
 

Hà Nội sắp họp bầu tướng Chung làm Chủ tịch UBND TP

HĐND TP Hà Nội họp từ 1 đến 5-12 tới, trong đó có việc Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Phó bí thư Thành ủy, Giám đốc CA TP - được Thành ủy Hà Nội giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội thay thế Chủ tịch TP đương nhiệm Nguyễn Thế Thảo.

ong nguyen duc chung tai cuoc hop bao ket thuc dai hoi dang bo tp ha noi - anh: antd

Ông Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp báo kết thúc Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội - Ảnh: ANTĐ

Thường trực HĐND TP Hà Nội đã có thông báo triệu tập kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội diễn ra từ ngày 1-12 đến 5-12 tới.

Tại kỳ họp này, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2015, quyết nghị phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách của TP năm 2016 và một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND.

Trong đó, ngày làm việc thứ tư (4-12), HĐND TP sẽ thực hiện nội dung công tác nhân sự, bầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội thay thế ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP đương nhiệm.

Trước đó, tại buổi họp báo bế mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI, ông Đào Đức Toàn - Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội - cho biết nhân sự bầu Chủ tịch UBND TP được Thành ủy giới thiệu ứng cử là ông Nguyễn Đức Chung - Thiếu tướng, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội.

Về việc ông Nguyễn Đức Chung - Phó bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP - được Thành uỷ Hà Nội giới thiệu vào Chủ tịch UBND TP Hà Nội có phải quá sớm khi chưa được HĐND TP giới thiệu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói: "Việc công bố ông Nguyễn Đức Chung được Thành ủy giới thiệu làm Chủ tịch UBND TP nằm trong quy hoạch chuẩn bị nhân sự của TP và đã báo cáo với cơ quan có thẩm quyển phê duyệt quy hoạch này. Còn thủ tục, quy trình tiếp theo là đưa ra HĐND bầu chính thức".

Ông Nguyễn Thế Thảo, sinh tháng 3-1952, quê huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X và XI; là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội từ tháng 8-2007 đến nay.

Ông Nguyễn Đức Chung sinh tháng 8-1967, quê huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; là cử nhân ĐH Cảnh sát nhân dân chuyên ngành điều tra tội phạm, cử nhân ĐH Thương mại Hà Nội ngành Quản trị kinh doanh, Tiến sỹ luật, cao cấp lý luận chính trị; công tác tại Công an TP Hà Nội từ năm 1997 tới nay, làm Giám đốc Công an TP từ năm 2012 tới nay. Tại Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội đầu tháng 11-2015, ông được bầu làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Chung là đại biểu Quốc hội khóa XIII.(NLĐ)


62 tỉnh thành có bệnh nhân mắc tay chân miệng

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 44.000 ca mắc tay chân miệng (TCM) tại 62 tỉnh thành, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại khu vực phía nam.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết số mắc TCM giảm 30% so với cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ tử vong nếu trẻ không được xử trí kịp thời khi có diễn biến nặng, đặc biệt lưu ý các tỉnh phía nam do nhiều ca bệnh có nguyên nhân do vi rút Entero 71 (EV 71).
Đây là vi rút có độc lực mạnh, có thể gây biến chứng tim, não. Triệu chứng ban đầu của TCM là trẻ sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân, gối hoặc mông.
Khi có triệu chứng nặng như: sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

378 trẻ em làng Đông Mai bị nhiễm độc chì

 378 trẻ em ở làng tái chế chì Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) bị nhiễm độc chì sẽ được điều trị miễn phí bằng loại thuốc sản xuất ở Ukraine vào giữa tháng 12 này.
ac quy cu hong duoc pha do het suc thu cong - anh: ha an

Ắc quy cũ hỏng được phá dỡ hết sức thủ công - Ảnh: Hà An

Ngày 13.11, Sở Y tế Hưng Yên tổ chức họp bàn với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) về việc điều trị cho trẻ em làng Đông Mai bị nhiễm độc chì. Theo TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, vào giữa tháng 12, 378 trẻ em sẽ tiến hành đào thải chì miễn phí bằng thuốc Pectin complex được sản xuất từ Ukraine.
“Đây là thuốc giải độc chì và kim loại nặng đầu tiên được đưa về Việt Nam. Loại thuốc này giúp ngăn chặn và đào thải các ion kim loại nặng, chất phóng xạ, thuốc trừ sâu và các ô nhiễm hữu cơ khác”, TS Hải cho biết.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, 13 hộ dân đang sản xuất, tái chế chì xen lẫn trong khu dân cư hiện đã di chuyển ra cụm công nghiệp làng nghề Đông Mai để loại trừ hoàn toàn chì ra khỏi môi trường sinh sống hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Sở Y tế Hưng Yên cho biết, tình trạng ô nhiễm chì tại làng Đông Mai vẫn đang ở mức đáng báo động.
Nguyên nhân được xác định là do địa phương này đã từng có 100 hộ dân làm nghề sản xuất, tái chế chì. Kết quả lấy mẫu xét nghiệm nồng độ chì của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường vào giữa năm 2015, cho thấy mẫu đất, nước, không khí và rau xanh tại làng Đông Mai cao hơn nhiều lần cho phép, đặc biệt mẫu nước lấy tại kênh và rãnh thoát nước vượt 1.000 lần mức cho phép.
Hiện Sở TN - MT Hưng Yên đang gặp khó khăn về kinh phí khi di dời bãi rác ra khỏi làng Đông Mai.

Khởi tố 3 giám đốc lừa đảo hàng trăm tỉ đồng

Chiều 14/11, nguồn tin của PV Báo CAND cho biết, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Trừng - Giám đốc Công ty xây dựng 79; Nguyễn Hùng Cường - Giám đốc Công ty thủy sản Nam Sông Hậu; khởi tố bị can và ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Vưu Minh Tuấn - Giám đốc Công ty CP thép Sông Hậu (trước khi vụ án được khởi tố, ông Tuấn đã xuất cảnh khỏi Việt Nam).

Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của 3 bị can nói trên tại phường Cái Khế và phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều), thu giữ nhiều tài liệu liên quan.

Trước đó, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Minh Chuyển - nguyên Giám đốc và Trần Anh Huy - nguyên Trưởng phòng Tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Vietcombank (VCB) Tây Đô - Cần Thơ) để điều tra hành vi vi phạm các qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo báo cáo, đến đầu năm 2015, bộ phận kiểm toán phát hiện khoảng 2.300 tỉ đồng nằm trong nhóm khách hàng dạng có hợp đồng vay sai qui trình, dẫn tới nợ xấu, chiếm trên 47% tổng dư nợ của VCB Tây Đô.

Sau khi vụ án được khởi tố, Cơ quan ANĐT phát hiện có hàng chục công ty “con” của anh em ông Chuyển (Cường và Trừng...) đã được giải ngân hàng trăm tỉ đồng. Nhiều hồ sơ tín dụng không đúng quy định dẫn tới nợ đọng khó đòi lên đến hàng trăm tỉ đồng.

VCB Việt Nam đã thành lập tổ công tác đặc biệt rà soát các hợp đồng tín dụng tại VCB Tây Đô và xử lý trách nhiệm các cá nhân có sai phạm.

Lãnh đạo VCB Việt Nam đã cách chức ông Chuyển, Huy cùng ông Kiều Lưu Phúc Quân (phó phòng), Đỗ Bảo Phong Quế (phó phòng), Nguyễn Thị Mỹ Linh (trưởng phòng khách hàng) và Trương Thị Sóc Khanh (trưởng phòng Quản lý nợ) xuống làm nhân viên thu hồi nợ. Ngoài ra, 12 cán bộ nhân viên khác cũng bị kỷ luật với nhiều hình thức khác nhau do có liên quan đến các sai phạm trên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục