Việt Nam - Philippines ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Bắt một phụ nữ 'quen biết các sếp" lừa chạy việc, lấy hơn nửa tỉ đồng
Chặn vụ vận chuyển nửa tấn chân, đuôi bò thối vào Sài Gòn tiêu thụ
Gần 30.000 tỉ đồng xây dựng nhiều cảng cá, khu neo đậu tàu cá tránh bão
Mở rộng phố Nguyễn Đình Chiểu, giá bồi thường cao nhất 107 triệu đồng/m2
Tin trong nước đọc nhanh chiều 17-11-2015
- Cập nhật : 17/11/2015
Biển Đông Á đang bị đe dọa nghiêm trọng
Chiều 16-11, tại TP Đà Nẵng, Đại hội biển Đông Á lần 5 với chủ đề “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương - Thiết lập chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các biển Đông Á sau năm 2015” do Bộ TN&MT, UBND TP Đà Nẵng đăng cai tổ chức đã chính thức diễn ra. Đại hội có sự tham dự của 700 quan chức, nhà khoa học trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có bài phát biểu quan trọng tại đại hội này.
“Hiện nay biển Đông Á chiếm khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối với châu Âu. Trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiếm, khai thác các tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm… Biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. Biển và hải đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và giao thương của hầu hết các quốc gia trên thế giới” - Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng trong những năm qua chúng ta đã khai thác, sử dụng quá mức, thậm chí hủy diệt các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái, đã xả thải gây ô nhiễm môi trường biển.
“Những tác động xấu do hoạt động của con người, nhất là việc xây dựng, cải tạo đảo, đá trên quy mô lớn trái quy luật, trái luật pháp quốc tế đã đe dọa nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên, môi trường của đại dương thế giới và của biển Đông Á; ảnh hưởng tới an ninh hàng hải và chủ quyền của mỗi quốc gia, tới cuộc sống của chúng ta. Do vậy phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái biển để phục vụ phát triển bền vững không chỉ cần nỗ lực của mỗi quốc gia mà còn cần sự chung tay của nhiều quốc gia, đặc biệt là của các quốc gia ven biển” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Việt Nam là một quốc gia biển có đường bờ biển dài trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế giàu tài nguyên, rộng hơn 1 triệu km2, có lịch sử khai thác, sử dụng và quản lý biển từ lâu đời.
“Biển luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong tâm thức và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi có mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển; kinh tế biển đóng góp khoảng 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu...” - Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng bày tỏ mong muốn các nước cùng chung tay nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở các vùng biển Đông Á; thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế bền vững các biển Đông Á và cam kết quốc tế liên quan tới phát triển bền vững biển, vùng ven biển và hải đảo, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giải quyết các vấn đề có tính khu vực...
Dùng CMND giả lừa đảo qua mạng gần 1 tỉ đồng
Theo điều tra ban đầu, từ tin báo của bị hại cung cấp, phòng PC46 Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp Công an TP.Hà Nội, Công an tỉnh Hải Dương và Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Đàm Mạnh Thanh (25 tuổi, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) có hành vi làm giả chứng minh nhân dân để đăng ký tài khoản tại các ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mở rộng điều tra, ngày 12-11, PC46 Công an Đồng Nai đã bắt giữ thêm Lê Công Định (32 tuổi, ngụ quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng).
Bước đầu cơ quan công an xác định Quyền và Thanh cùng với một số đối tượng khác đã dùng thủ đoạn bằng cách sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người khác rồi thay đổi ảnh của Lê Công Định để lập 4 tài khoản ở bốn ngân hàng. Sau đó các nghi can này đã sử dụng mạng viễn thông thu thập thông tin của nhiều cá nhân, lừa đảo trên mạng nhiều người với tổng số tiền 860 triệu đồng.
Hiện Công an Đồng Nai tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Phạt 11 công ty phân bón vi phạm chất lượng 326 triệu đồng
11 công ty phân bón có trụ sở tại Đồng Nai, TP.HCM, chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón vi phạm về chất lượng bị phạt tổng số tiền trên 326 triệu đồng.
Ngày 16-11, thanh tra Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã công bố kết luận thanh tra về việc xử phạt 11 công ty (có trụ sở tại Đồng Nai, TP. HCM) chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón vi phạm về chất lượng với tổng số tiền trên 326 triệu đồng.
Theo thanh tra, trong số công ty vi phạm có 8 công ty có mẫu phân bón thuộc loại giả (có hàm lượng chỉ tiêu chất lượng chính nhỏ hơn 70%) hoặc không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn công bố, còn lại là vi phạm về ghi nhãn không đúng thành phần, hàm lượng.
Hiện các công ty vi phạm đã đóng phạt.
Nhà vườn Đà Lạt trồng xà lách theo công nghệ châu Âu
Theo bà Cúc, rau xà lách thủy canh được canh tác theo công nghệ mới của châu Âu, không dùng thuốc bảo vệ thực vật từ khâu trồng đến thu hoạch, đảm bảo an toàn, có thể ăn ngay tại vườn và sản lượng đạt gấp ba lần so với rau xà lách trồng theo cách thông thường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu cao, lên tới khoảng 7 tỉ đồng/ha.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết vấn đề an toàn thực phẩm cho người dân rất được TP quan tâm. “Chúng tôi đang hướng đến việc xây dựng chuỗi cửa hàng sản phẩm sạch và từ nay đến tết sẽ thí điểm mô hình các cửa hàng bán rau sạch. TP mong muốn các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng tích cực cung cấp sản phẩm sạch vào chuỗi này để cung ứng cho người tiêu dùng” - bà Đào nói.
Bắt đầu thực hiện soi chiếu chung tại sân bay Tân Sơn Nhất
Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cùng với Bộ GTVT, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn tất công tác chuẩn bị để cùng với lực lượng an ninh hàng không soi chiếu chung hành lý xách tay của khách xuất cảnh. Điều này nhằm tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục đối với hành khách với thời gian nhanh nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo quy chế phối hợp công tác soi chiếu chỉ thực hiện một lần, thời gian kiểm tra đối với hành khách và hành lý, hàng hóa tại nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được rút ngắn.
Theo đó, lực lượng hải quan kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh để ngăn chặn việc buôn lậu, vận chuyển trái phép ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng, kim loại quý, đá quý và hàng hóa qua biên giới: các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra giấy phép đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hoàn thuế GTGT đối với hành lý của người xuất cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu (nếu có) đối với hành lý của người xuất nhập cảnh.
Lực lượng an ninh hàng không kiểm tra người và hành lý của người xuất cảnh nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng không và an ninh tại sân bay đảm bảo không có vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất hoặc các loại hàng hóa, vật dụng khác có thể gây mất an toàn chuyến bay.
Khi thực hiện nhiệm vụ công chức hải quan, nhân viên an ninh hàng không phải đeo bảng tên hoặc thẻ ngành. Trong trường hợp tiến hành kiểm tra trực quan (đối với lực lượng an ninh hàng không), kiểm tra thực tế (đối với cơ quan hải quan) hành khách và hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý xách tay của hành khách xuất cảnh, quá cảnh công chức hải quan và nhân viên an ninh hàng không phải thông báo cho hành khách được biết tên đơn vị của người thực hiện kiểm tra và lĩnh vực kiểm tra (kiểm tra an ninh hàng không hoặc kiểm tra hải quan). Khi có vấn đề xử lý thì phạm vi của lực lượng nào thì lực lượng đó thụ lý và xử lý.