Sáng 28/10, báo cáo Quốc hội công tác phòng chống tham nhũng năm 2015, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhìn nhận, nhiều cán bộ, công chức, viên chức có ý thức sẵn sàng tố cáo hành vi tham nhũng. Ý thức của nhân dân trong việc tố cáo tham nhũng được nâng lên so với trước.
Tin trong nước đọc nhanh 23-02-2016
- Cập nhật : 23/02/2016
Hà Nội: Lên kế hoạch diệt trừ nạn sách nhiễu, cửa quyền
Theo đó ông Chung giao Sở Nội vụ Hà Nội chủ trì thành lập các đoàn thanh kiểm tra liên ngành kiểm tra theo kế hoạch, hoặc đột xuất các cơ quan đơn vị của Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức; việc chấp hành kỷ cương hành chính, thời gian làm việc; việc thực hiện các quy định về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ cong đối với cá nhân tổ chức theo cơ chế 1 cửa liên thông…
Mục đích của việc kiểm tra công vụ nhằm tiếp tục nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc TP Hà Nội. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các đơn vị của thành phố.
Đặc biệt là phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm những trường hợp “cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, gây khó khăn, phiền hà, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đỗi với tổ chức công dân trong quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính”. Việc kiểm tra công vụ cũng nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp.
Chánh án TAND tối cao thăm và tặng quà Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân
Tại buổi làm việc, chánh án Trương Hòa Bình ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Phú Quốc nói riêng đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là năm 2015.
Chánh án cũng nhấn mạnh: "Phú Quốc đã được Đảng và Chính phủ phê duyệt quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là một lợi thế về mặt pháp lý, đồng thời Phú Quốc cần phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương về địa lý, vùng biển và truyền thống của cần cù của nhân dân, để kêu gọi các Nhà đầu tư trong và ngoài nước về với Huyện đảo.... ".
Cùng với đó, chánh án Trương Hòa Bình cũng mong rằng tỉnh kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc cần có sự đầu tư quyết liệt hơn nữa, sự nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa về thể chế, về con người, thu hút các chuyên gia, nhân tài đóng góp cho huyện đảo. Cạnh đó là tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để mô hình đặc khu Kinh tế Phú Quốc sẽ đi đến kết quả như mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã đề ra.
Sau buổi làm việc, đoàn công tác đã tặng quà lưu niệm cho huyện ủy Phú Quốc, tiếp đó là đến thăm, trồng cây lưu niệm và tặng 300 triệu đồng cho các gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn, các con cán bộ, chiến sỹ vượt khó học giỏi và cán bộ chiến sỹ Bộ tư lệnh vùng 5 Hải Quân. Đồng thời đoàn cũng tặng 100 triệu đồng cho cán bộ, chiến sỹ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 – là các đơn vị vũ trang đóng quân tại huyện đảo Phú Quốc...
Ông Vũ Quốc Doanh giữ chức vụ quyền Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM
Đồng thời, tại buổi lễ ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cũng thông báo về việc ông Nguyễn Văn Lực (nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng cục Tổng Thi hành án dân sự.
Ông Hoàng Sỹ Thành -Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Cục Thi hành án dân sự TP đã làm được từ 2011-2015. Với kết quả thi hành án đạt trung bình 88%, TP.HCM cơ bản hoàn thành chỉ tiêu được giao và luôn là đơn vị dẫn đầu về giải pháp, kinh nghiệm hay trong công tác thi hành án.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành (trái) trao quyết định cho quyền Cục Trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM. Ảnh: KIM PHỤNG
Cũng trong giai đoạn này, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM luôn được xếp hạng A và là lá cờ đầu cho tất các các cơ quan thi hành án trong cả nước noi theo.Tổng Cục trưởng cũng lưu ý đến những hạn chế mà Cục chưa làm được như là án lớn có điều kiện thi hành hơn 200 ngàn vụ nhưng vẫn chưa được thi hành; chưa thu hồi ngân sách của nhà nước… cần phải có giải pháp nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thi hành án góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển của đất nước.
Sau buổi lễ, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức tập huấn các nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cho chấp hành viên trên địa bàn TP.
Phớt lờ lệnh đình chỉ, "nhà hàng đuổi khách" vẫn mở cửa
Nhà hàng "chặt chém", đuổi khách ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vẫn buôn bán dù đã bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động
Ngày 22-12, UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của nhà hàng hải sản N.T (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Nha Trang), đồng thời xử phạt nhà hàng 4 triệu đồng về hành vi “không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm”.
UBND TP Nha Trang yêu cầu chủ nhà hàng hải sản N.T sớm hoàn thiện các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được phép tổ chức hoạt động kinh doanh như trước đây. Tuy nhiên, chiều cùng ngày, phóng viên chứng kiến nhà hàng này vẫn hoạt động bình thường.
Nhà hàng hải sản N.T vẫn hoạt động bình thường sau khi bị yêu cầu tạm dừng hoạt động
Trước đó, Báo Người Lao Động đã thông tin nhà hàng hải sản N.T bị du khách phản ánh bán đĩa cơm chiên hải sản giá 150.000 đồng nhưng chất lượng rất tệ; bị nhân viên xô bàn ghế văng thức ăn bẩn vào người, có thái độ đuổi khách. Ngày 16-2, Đội QLTT số 1 (Chi cục QLTT) đã đến kiểm tra, lập biên bản và chủ nhà hàng này thừa nhận toàn bộ phản ánh của du khách là đúng.
Ngày 17-2, UBND TP Nha Trang đã cử đoàn công tác liên ngành kiểm tra, qua đó cho thấy nhà hàng này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Đoàn công tác đã yêu cầu nhà hàng phải niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; không được chéo kéo khách, chấn chỉnh thái độ phục vụ của nhân viên; tháo dỡ bạt che không đúng quy định…
Vietsovpetro chuẩn bị phương án cắt giảm 2.000 nhân sự
“Trong buổi làm việc sơ bộ với phía Nga thì bên bạn yêu cầu trong 5 năm tới Vietsovpetro phải giảm xuống dưới 5.000 người, trong điều kiện hiện nay Vietsovpetro đang có 7.200 nhân viên”.
Thông tin này được ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Vietsovpetro (liên doanh Việt - Nga trong lĩnh vực dầu khí lớn nhất và hiệu quả nhất tại Việt Nam, với doanh thu trên 66 tỉ USD tính đến giữa năm 2015) phát biểu trên báo Năng Lượng Mới, cơ quan ngôn luận của Hội Dầu khí Việt Nam, số ra ngày 19-2 vừa qua.
Giảm nhân sự là thách thức
Cụ thể hơn, về vấn đề tái cơ cấu ở Vietsovpetro, ông Nghĩa cho hay Vietsovpetro đã thực hiện trong mấy năm qua, nhưng không ghi thành văn bản. Trong hai năm vừa qua, Vietsovpetro đã cắt giảm 600 chức danh, năm 2015 là 400 và trước đó là 200 chức danh.
Ông giải thích: “Chúng tôi đã có đề án và đã thực hiện nhưng không có văn bản vì nếu có văn bản thì sẽ rất ồn ào và khó thực hiện. Việc cắt giảm 600 chức danh trong hai năm qua là nỗ lực rất lớn của Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc của Vietsovpetro”.
“Phía Nga thì không quan trọng việc này. Nếu tập đoàn (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam) yêu cầu thì Vietsovpetro sẽ trình phương án tiếp tục giảm số lượng người lao động” - theo ông Nghĩa.
Về yêu cầu giảm trên 2.000 nhân sự trong 5 năm tới của đối tác Nga, Tổng giám đốc Vietsovpetro đánh giá đây là một thách thức, tuy nhiên Vietsovpetro đã chuẩn bị phương án và sẽ trình Petro Vietnam.
“Việc này sẽ gây xôn xao dư luận nhưng trong lúc giá dầu đang giảm thì chúng ta cũng rất nên đưa ra đề án và thực hiện” - ông nói. “Với sự ủng hộ của tập đoàn, tôi tin rằng Vietsovpetro sẽ hoàn thiện cơ cấu tổ chức, giảm số lượng người lao động, tăng năng lực cạnh tranh để có thể đối phó với sự suy giảm sâu của giá dầu”.
Ông cũng cho biết trong năm 2015, được sự ủng hộ của Petro Vietnam, Vietsovpetro đã cắt giảm, sáp nhập và giải thể 2 xí nghiệp trong số 17 xí nghiệp.
Đang rất cần vốn
Một vấn đề khác được vị Tổng giám đốc Vietsovpetro nêu bật là tài chính, điều mà ông nhấn mạnh “hiện nay chúng ta đang khó khăn”.
“Tôi được biết quỹ dầu mỏ đang nằm ở Bộ Tài chính đã lên tới hơn 1 tỉ USD, trong đó của Vietsovpetro là tới hơn 800 triệu USD. Hiện nay, Chính phủ không dùng đến khoản tiền này, trong khi đó chúng ta lại đang rất cần vốn. Tôi ủng hộ ý kiến chúng ta tiếp tục hoạt động thăm dò, tìm kiếm. Tôi nghĩ trong điều kiện giá dầu giảm, giá dịch vụ đang giảm, nên tăng cường hoạt động tìm kiếm, thăm dò” - ông Nghĩa nói.
Đáng chú ý, theo ông Nghĩa, “về việc cân đối dòng tiền trong năm 2016, hiện nay Vietsovpetro đang vướng 75 triệu USD ở… nếu không giải ngân được thì đến hết tháng 4 là Vietsovpetro không còn tiền tiêu…”.
Người đứng đầu Vietsovpetro cũng ủng hộ ý kiến nên đóng cửa một số mỏ, giếng.
Ông nói: “Về vấn đề này, Vietsovpetro cũng đã trình Hội đồng nhưng phía ta không xem xét, phía Nga cũng không xem xét. Tôi nghĩ là đối với những giàn, những giếng có chi phí vận hành quá cao, giá hòa vốn quá cao thì cũng nên đóng cửa. Trong điều kiện như thế này thì cũng không nên đặt nặng vấn đề sản lượng, bởi có những tấn dầu chúng ta đã khai thác với giá thành rất cao. Nếu giá dầu tiếp tục xuống thấp nữa thì phải chấp nhận việc đóng giếng, đóng mỏ bởi nếu không càng làm sẽ càng lỗ”.
“Hiện nay, mọi người đều kêu giá dịch vụ dầu khí của chúng ta quá cao, mặc dù tổng giám đốc các đơn vị dịch vụ đều khẳng định giá như vậy là giá cạnh tranh rồi”, ông Nghĩa nói, và cho hay ông “không rõ” Petro Vietnam đã trình Chính phủ những đề xuất về sự hỗ trợ đối với các đơn vị dịch vụ của Petro Vietnam, như miễn không phải đấu thầu.
Tuy vậy, người đứng đầu Vietsovpetro cũng bày tỏ suy nghĩ là trong điều kiện như thế này, Chính phủ chưa thể đồng ý với đề xuất cho Petro Vietnam sử dụng dịch vụ trong ngành, không qua đấu thầu.