tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 23-02-2016

  • Cập nhật : 23/02/2016

Hàng loạt trụ móng công trình bệnh viện 3.000 tỷ bị nghiêng

Sau quá trình ép cọc bêtông, đơn vị thi công phát hiện 136 trụ móng của dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang bị lệch tâm.
136 tru mong tai cong trinh benh vien da khoa kien giang bi lech tam. anh: a.x

136 trụ móng tại công trình Bệnh viện đa khoa Kiên Giang bị lệch tâm. Ảnh: A.X

Ngày 22/2, ông Huỳnh Vĩnh Lạc - Chánh văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết, các đơn vị liên quan đang khẩn trương phối hợp tìm nguyên nhân hàng loạt trụ móng công trình Bệnh viện đa khoa 1.200 giường của địa phương bị nghiêng, để đưa ra phương án khắc phục sớm nhất.

Công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang được khởi công cuối tháng 4/2015, tại khu lấn biển TP Rạch Giá, mức đầu tư 2.929 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2018. Riêng gói thầu san lấp mặt bằng và móng nền của công trình trị giá 68 tỷ đồng.

Theo ông Lê Hoàng Anh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, đại diện chủ đầu tư, sau quá trình ép cọc bêtông trụ móng, nhà thầu và tư vấn giám sát phát hiện nhiều trụ móng bị nghiêng. "Hiện, công trình vẫn tiếp tục thi công ở các vị trí trí tim trụ móng không bị nghiêng", ông Anh nói.

Ông Phương Đức Trường - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Trường Phát, nhà thầu chính của dự án - cho biết công trình có 959 tim cọc đã được thi công hoàn tất. Trước Tết Nguyên đán, đơn vị phát hiện 136 tim cọc bị nghiêng (lệch tâm). 

"Nguyên nhân ban đầu được xác định là đo địa chất khu vực lấn biển yếu, có nhiều bùn nhão cục bộ ở một số vị trí khiến số tim cọc trên bị nghiêng, chứ quá trình thi công và phương án đều đảm bảo", ông Trường nói.

Theo ông Trường, nhà thầu đã chuẩn bị 3 phương án khắc phục. Một là thử tải, nếu trụ vẫn còn chịu tải đủ 70% trở lên thì mở rộng hố móng ép bổ sung. Hai là khoan nhổ các trị nghiêng lên, đổ cát xuống và ép lại từ đầu. Ba là để nguyên hiện trạng, mở rộng hố móng rồi ép thêm trụ.

"Hôm nay, chúng tôi cùng hội đồng thiết kế, tư vấn, chuyên gia đến hiện trường xem xét tìm thêm phương án mới tốt hơn và sẽ được thống nhất báo cáo lên Bộ Xây dựng, chủ đầu tư cùng các bên liên quan vào ngày 24/2", ông Trường cho biết.


Trao quyết định bổ nhiệm Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang

Ngày 22-2, ông Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND tối cao - đã trao quyết định bổ nhiệm bà Lê Thị Minh Hiếu - phó chánh án TAND tỉnh Kiên Giang - giữ chức Chánh án TAND tỉnh này.

ong truong hoa binh trao quyet dinh bo nhiem cho ba le thi minh hieu

Ông Trương Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho bà Lê Thị Minh Hiếu

Phát biểu tại lễ công bố và trao quyết định, ông Trương Hòa Bình cho rằng đây là vinh dự lớn lao nhưng đồng thời cũng trách nhiệm hết sức nặng nề, và mong rằng bà Lê Thị Minh Hiếu tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, phát huy vai trò của người đứng đầu để xây dựng các bộ máy TAND hai cấp trong tỉnh trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Trương Hòa Bình cũng đánh giá cao vai trò, những đóng góp của ông Trường Thái Hiền - phó chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM trong thời gian giữ chức vụ Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Dịp này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang cũng công bố quyết định chỉ định bà Lê Thị Minh Hiếu - tỉnh ủy viên, Chánh án TAND tỉnh - giữ chức Bí thư Đảng ủy Ban cán sự đảng TAND tỉnh Kiên Giang.


Tư thương ép giá cá ngừ đại dương

Lấy cớ giá xăng dầu hạ nên giá cá phải hạ, các tư thương thu mua cá ngừ đại dương ép giá cá ngừ đại dương nhưng nhà nước không thể can thiệp để bảo vệ ngư dân

Ngày 22-2, ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết giá cá ngừ đại dương ở khu vực Nam Trung bộ hiện đang giảm mạnh, chỉ còn 80.000 đồng/kg giảm khoảng 25.000 đồng/kg đối với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Sau tết, nhiều tàu câu cá ngừ về bến, nhưng không thể vui vì giá cá hạ
Sau tết, nhiều tàu câu cá ngừ về bến, nhưng không thể vui vì giá cá hạ

Theo ông Thuẫn, lý do giảm giá được các tư thương đưa ra là vì giá xăng dầu giảm nên giá cá cũng phải giảm. “Họ đưa ra lý do hết sức vô lý. Chi phí chuyến biển đâu chỉ có xăng dầu. Xăng dầu giảm thì có liên quan gì đến giá cá đâu. Khổ nỗi nhà nước đang thả nổi giá cá ngừ cho ngư dân tự bơi nên tư thương ép giá vậy đó”- ông Thuẫn bức xúc.

 Giá thu mua cá ngừ đại dương giảm mạnh nên bến cá không còn tấp nập như trước Tết.

Giá thu mua cá ngừ đại dương giảm mạnh nên bến cá không còn tấp nập như trước Tết.

Tư thương ép giá cá ngừ đại dương
 

Ngư dân Lê Tấn Hồng, chủ tàu PY-96567-TS ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa vừa cập bến vào ngày 21-2 chỉ được 1,5 tấn cá ngừ. “Cứ nghĩ giá cao như trước tết khi ra khơi để có chia cho anh em bầu bạn, không ngờ giá cá hạ như thế này, xem như phủi tay”- ông Hồng nói.

Gía cá hạ, đời sống của nhiều bộ phận làm dịch vụ ở bến cá cũng khó khăn
Gía cá hạ, đời sống của nhiều bộ phận làm dịch vụ ở bến cá cũng khó khăn

Trong khi đó, ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Phú Yên, cho rằng việc tư thương nói xăng dầu giảm nên hạ giá thu mua cá cho ngư dân là "nói tầm bậy", lấy cớ để bắt chẹt ngư dân. "Biết tư thương ép giá ngư dân nhưng mình đành chịu. Chỉ khi nào nghề câu cá ngừ hoạt động theo chuỗi thì may ra nhà nước mới kiểm soát được giá cá, tránh ngư dân bị ép giá”- ông Phương nói (NLĐ)


​Đầu tư phát triển toàn diện cho Lý Sơn

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói như vậy trong chuyến công tác, đến thăm và làm việc với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào ngày 22-2.

​Đầu tư phát triển toàn diện cho Lý Sơn
Chủ tịch nước niềm nợ trò chuyện cùng bà con đảo Lý Sơn - Ảnh: Trần Mai

Tại đây, chủ tịch nước ra tận đồng ruộng xem tình hình sản xuất trồng trọt của bà con. Ra tận khu neo trú tàu thuyền để xem xét quá trình khiển khai làm vũng neo đậu An Hải.

Ngoài ra, việc xây dựng, quy hoạch đảo Lý Sơn cũng được chủ tịch nước lưu tâm... cũng như những tồn tại vướng mắc dẫn ở huyện đảo có vị trí chiến lượt quan trọng này.

​Đầu tư phát triển toàn diện cho Lý Sơn
Chủ tịch nước trò chuyện cùng bà con đảo Lý Sơn - Ảnh: Trần Mai

Liên quan đến việc quy hoạch huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề quan trọng bởi vị trí chiến lượt của đảo. Chính vì thế cần phải chọn lựa những đơn vị tốt rà soát quy hoạch. Trong đó chú trọng đến những đơn vị quy hoạch trong nước.

“Xây dựng đảo mạnh về kinh tế vững về an ninh quốc phòng nhưng phải đẹp để phát triển du lịch thay đổi đời sống của bà con huyện đảo Lý Sơn”, Chủ tịch nước nói.

​Đầu tư phát triển toàn diện cho Lý Sơn
Thăm lực lượng hải quân

Cũng trong dịp này, người dân xã An Hải, huyện Lý Sơn cũng có nhiều kiến nghị gửi đến Chủ tịch nước và mong muốn được quan tâm giúp đỡ trong thời gian tới để Lý Sơn có thêm nguồn lực để phát triển.

Bà Phạm Thị Hương, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn kiến nghị Chủ tịch nước quan tâm hỗ trợ cho Lý Sơn một tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa khoảng 300 ghế tạo điều kiện cho bà con người dân và hành khách. Nhất là đưa bệnh nhân vào đất liền cấp cứu trong thời tiết gió bão. Bởi tàu cao tốc hiện nay chỉ đi được gió cấp 4, cấp 5 còn gió lớn cấp 6, cấp 7 thì không ra vào đảo được.

Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân cũng như kiến nghị của chính quyền huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước cho rằng đây là những kiến nghị hoàn toàn chính đáng, Trung ương sẽ lưu tâm và hỗ trợ xây dựng Lý Sơn nhất là trong việc đóng tàu, xây dựng âu neo đâu và tập trung phát triển kinh tế biển.

18g30 tối cùng ngày, Chủ tịch nước tiếp tục làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Tiếp tục bàn thảo về việc tháo gỡ những vướng mắt để phát triển kinh tế biển.

Chủ tịch nước còn đề nghị ra soát lại xem còn vấn đề gì cần phải làm để phát triển kinh tế biển bởi không chỉ phát triển kinh tế xã hội mà còn quốc phòng an ninh. 

Trong ngày, Chủ tịch nước cũng đi thăm Âm Linh Tự, Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia nơi thờ tự vong linh các hùng binh Hoàng Sa; Thăm trạm Ra đa 18 (Quân chủng Hải Quân).

Đây là một trong ba trung tâm của cả nước thực hiện nhiệm vụ trinh sát, phát hiện theo dõi các mục tiêu trên không, trên biển Đông, đồng thời trao nhiều phần quà cho các gia đình khó khăn và các đơn vị ở huyện Lý Sơn.(TT)


Tỷ lệ công dân có trình độ đại học nhập ngũ tăng mạnh

Nhiều thanh niên là công chức, viên chức, đang giảng dạy trong các nhà trường cũng xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. 

Theo Bộ Tư lệnh thủ đô, Hà Nội đã hoàn thành việc phát lệnh gọi nhập ngũ. Năm nay hai mục tiêu lớn thành phố đề ra trong mùa tuyển quân cơ bản đạt được, đó là tỷ lệ đi khám đạt 2,96 người/chỉ tiêu; giao đủ 100% chỉ tiêu.

Trong hơn 4.000 tân binh, Hà Nội có 54,4% đạt trình độ đại học, cao đẳng. Số tân binh là đảng viên là 11, đoàn viên là 4.503, 71 thuộc dân tộc ít người. Có 65 người đang là công chức, viên chức, 290 người là con cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, thủ đô có 1.354 thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ, trong đó có những người đang là thầy giáo.Theo kế hoạch, thời gian giao nhận quân năm 2016 sẽ diễn ra như sau: ngày 23/2 tại Quân khu 3, Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh thủ đô; ngày 24/2 tại Quân khu 7; ngày 25/2 tại Quân khu 1, Quân khu 2 và Quân khu 4; ngày 26/2 tại Quân khu 9.

tan binh phung huu thu va me truoc ngay len duong nhap ngu. anh: h.p.

Tân binh Phùng Hữu Thu và mẹ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: H.P.

Năm 2016, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ có nhiều điểm mới vì là năm đầu tiên thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được Quốc hội khóa 13 thông qua năm 2015. Các địa phương đều chú trọng tuyển chọn những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy, nhưng chưa có việc làm để nâng cao chất lượng và giảm đào tạo trong quân đội.

Công dân được gọi nhập ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Trường hợp sinh viên được đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27. Đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình, nếu tự nguyện đăng ký và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. 

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng. Trước đây thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 18 tháng, với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan, binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng.

Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng 2; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục