tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 22-12-2015

  • Cập nhật : 22/12/2015

Xét xử vụ án gây thất thoát gần 2500 tỉ đồng ở Agribank Nam Hà Nội

8 giờ 45 phút sáng 21.12, TAND TP.Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án gây thất thoát gần 2500 tỉ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Hà Nội.
cac bi cao truoc vanh mong ngua - anh: ha an

Các bị cáo trước vành móng ngựa - Ảnh: Hà An

Dự kiến phiên xét xử sơ thẩm sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày (từ ngày 21 - 31.12). Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Tại phiên sơ thẩm có 30 luật sư tham gia bào chữa cho 18 bị cáo. Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa.

18 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số 18 bị cáo, có 13 bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Agribank, 4 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan và một giám đốc doanh nghiệp. Bị cáo Phạm Thị Bích Lương (46 tuổi), nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội được xác định là đầu vụ.

bi cao luong truoc toa - anh: nam anh

Bị cáo Lương trước tòa - Ảnh: Nam Anh

Ngay từ sáng sớm, an ninh quanh khu vực TAND TP.Hà Nội đã được thắt chặt, kiểm soát; lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông, công an quận… được huy động nhằm phân luồng, kiểm soát các phương tiện lưu thông qua đây.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ tham gia phiên tòa, cùng các phóng viên khi ra vào tòa bắt buộc phải xuất trình thẻ. Riêng với những phóng viên tham gia đưa tin thì được bố trí ngồi tại một phòng riêng, theo dõi qua màn hình ti vi.

9 giờ 35 phút cùng ngày, sau phần công bố quyết định đưa phiên tòa ra xét xử và công bố các thành phần tham gia tố tụng, các luật sư tham gia tranh tụng…, Chủ tọa Nguyễn Thị Xuân Thu bắt đầu chuyển sang phần kiểm tra căn cước.

Người đầu tiên phải đứng ra trước vành móng ngựa để kiểm tra căn cước là bị cáo Phạm Thị Bích Lương (46 tuổi). Bà Lương bị cáo buộc là người chỉ đạo và trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình cho vay sai quy định, dẫn đến thiệt hại tiền vốn củaAgribank Chi nhánh Nam Hà Nội.

Bị cáo Lương bị xét xử về các tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ...
(Thanh Niên)


Trà Dr.Thanh có cặn: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc

Ông Nguyễn Phước Hồng - chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Cà Mau - cho biết đã tiếp nhận được thông tin phản ảnh của người dân và cơ quan chức năng.

co quan chuc nang lam viec voi mot so dai ly cua tan hiep phat ve viec tra thao moc dr thanh co dau hieu bat thuong - anh: t.thai

Cơ quan chức năng làm việc với một số đại lý của Tân Hiệp Phát về việc trà thảo mộc Dr Thanh có dấu hiệu bất thường - Ảnh: T.Thái

Trước đó, như Tuổi Trẻ đã phản ánh, một phụ nữ vào quán cà phê sân vườn Đất Mũi (TP Cà Mau) gọi trà thảo mộc Dr Thanh uống nhưng phát hiện bên trong chai (còn nguyên, chưa khui) có vật lạ, nước lợn cợn nên trình báo cơ quan chức năng. 

Lãnh đạo Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh cho biết đã giao cho chi hội TP Cà Mau gửi thư mời đại diện Công ty Tân Hiệp Phát (Bình Dương) đến để làm sáng tỏ vụ việc.

Ngay khi tiếp nhận, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Cà Mau cùng Công an TP Cà Mau kiểm tra và phát hiện tại quán cà phê này và một vài cơ sở kinh doanh ở phường 5 (TP Cà Mau) có nhiều chai trà thảo mộc đề nhãn Dr Thanh còn hạn sử dụng nhưng bên trong chai có hiện tượng tương tự. 

Lực lượng làm nhiệm vụ đã lập biên bản, niêm phong tổng cộng 79 chai trà thảo mộc có vật lạ bên trong.

Mở rộng kiểm tra tại nhiều đại lý cấp 1 của Tân Hiệp Phát tại TP Cà Mau, Chi cục ATVSTP Cà Mau và Công an TP Cà Mau phát hiện tại nhà phân phối Việt Loan (phường 8, TP Cà Mau) còn tồn kho 147 thùng (24 chai/thùng) trà thảo mộc đề nhãn hiệu Dr Thanh của Tân Hiệp Phát.

Trong đó, có hai thùng bên trong chai có vật lợn cợn, cặn lơ lửng, trắng đục. Sau khi niêm phong, đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu chủ cơ sở không được vận chuyển, mua bán, tiêu thụ sản phẩm Dr Thanh có vật lạ bên trong.

Liên quan đến vụ việc, Chi cục ATVSTP Cà Mau thông báo và chỉ đạo ban chỉ đạo liên ngành, phòng y tế, trung tâm y tế các huyện, TP trên địa bàn Cà Mau kiểm tra, xử lý trà thảo mộc Dr Thanh có vấn đề về chất lượng, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng không được sử dụng những sản phẩm trà thảo mộc có dấu hiệu bất thường. (Tuổi Trẻ)


Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ thăm Trung Quốc từ 23 - 27/12/2015

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 12.

Nhận lời mời của đồng chí Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 12 năm 2015.(VTV)


Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu

Theo thống kế rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình hàng năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến thiên tai.

Do vậy, chỉ có những nỗ lực chung và tích cực giữa các cấp từ cộng đồng, huyện, tỉnh đến trung ương mới có thể giúp các cộng đồng sẵn sàng thích ứng và góp phần làm giảm các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

​Ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục trưởng Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của El Nino, những năm qua thiên tai đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân tại nhiều vùng trên cả nước.

Chỉ tính từ đầu năm 2015 đến nay, nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kéo dài kỷ lục (60 năm) đã xảy ra trên diện rộng từ Bắc Bộ đến các tỉnh Nam Trung Bộ, ​khiến hơn 190.000ha bị hạn hán và hơn 44.000 con gia súc, gia cầm bị chết.

Trong khi đó, tại một số địa phương như Quảng Ninh, lại xuất hiện đợt mưa lớn nhất trong lịch sử, gây thiệt hại khoảng 2.700 tỷ đồng. Toàn tỉnh có tới 17 người thiệt mạng, hàng trăm căn nhà bị sập đổ hoàn toàn, hàng ngàn hộ dân bị ngập nước, hàng ngàn hecta lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy-hải sản và nhiều công trình hạ tầng cơ sở bị thiệt hại nặng.

Ngoài ra, hiện tượng sạt lở đất, bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở nhiều nơi; xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn và lấn sâu vào đất liền, tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên các dòng sông ngày càng phổ biển (mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong vòng 100 năm) đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Ông Hoài cũng cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vì thế, ngay từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường và sinh kế cho người dân.

Trong việc ứng phó này, cộng đồng quốc tế, trong đó có Australian là một trong những nhà tài trợ lớn đã song hành cùng các tổ chức quốc tế triển khai nhiều dự án ứng phó biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu long. Đến nay, tất cả các dự án đã được thực hiện xong và đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần không nhỏ trong việc tăng nhận thức và phát triển sinh kế cho người dân.

Tại Hội nghị COP 21 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng Việt Nam tiếp tục tích cực triển khai Chiến lược, Chương trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế dành cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.

“Tôi nghĩ rằng, sau Hội nghị COP 21, những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước đó, Việt Nam cũng đã có nhiều kế hoạch cởi mở, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai,” ông Hoài nhấn mạnh. (Vietnam+)


Nâng cấp sân bay Nà Sản - Sơn La

nang cap san bay na san - son la

Nâng cấp sân bay Nà Sản - Sơn La


Cục Hàng không vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc xây dựng Sân bay Nà Sản, tỉnh Sơn La.

Văn bản do Phó Cục trưởng Võ Huy Cường ký, nêu: Theo quy hoạch được duyệt, Nà Sản là sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự. Về quy mô đầu tư, đến năm 2020, sẽ đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng Nà Sản đáp ứng nhu cầu phục vụ 0,9 triệu khách/năm và 1,5 triệu khách/năm vào năm 2030. Các khu bay và công trình đảm bảo hoạt động bay sẽ đầu tư đảm bảo khai thác máy bay ATR72, A320, A321 và tương đương.

Hiện, khu bay của Sân bay Nà Sản được xây dựng bằng các vật liệu tận dụng sau chiến tranh; đã qua 25 năm khai thác và sử dụng, không đáp ứng được yêu cầu khai thác.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục