TPHCM vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm và dịch vụ công cộng tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư.
Tin trong nước đọc nhanh chiều 21-12-2015
- Cập nhật : 21/12/2015
Quý I/2016, TP.HCM cần 65.000 lao động
Dự kiến trong quý I/2016, TP.HCM cần khoảng 65.000 chỗ làm việc, với cơ cấu nhu cầu nhân lực đại học và trên đại học 20%, cao đẳng 15%, trung cấp 26%, sơ cấp – công nhân kỹ thuật 14% và lao động phổ thông 25%.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP. HCM, dựa trên thông tin nhu cầu tuyền dụng năm 2016 của các doanh nghiệp trên địa bàn nhu cầu nhân lực trong quý I/2016 tới đây sẽ tăng khá mạnh.
Dự kiến trong quý I/2016, TP.HCM cần khoảng 65.000 chỗ làm việc, với cơ cấu nhu cầu nhân lực đại học và trên đại học 20%, cao đẳng 15%, trung cấp 26%, sơ cấp – công nhân kỹ thuật 14% và lao động phổ thông 25%.
Cũng theo dự báo của trung tâm này, cả năm 2016, TP.HCM cần khoảng 270.000 lao động. Trong đó, quý I cần 65.000 lao động, quý II cần 70.000 lao động, quý III cần 70.000 lao động và quý IV cần 65.000 lao động.
Xét theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh , nhu cầu nhân lực trong một số ngành nghề sẽ tăng cao trong tháng 1 và tháng 2/2016.
Cụ thể gồm: Marketing, bán hàng, tiếp thị - trưng bày sản phẩm; Dịch vụ du lịch, nhà hàng – khách sạn; Nghiên cứu thị trường, người dẫn chương trình; Xây dựng – sửa chữa nhà; Sửa chữa điện dân dụng – điện lạnh – điện tử; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, người già, dịch vụ gia đình, giúp việc nhà,…
Tuy nhiên, sang tháng 3/2016, xu hướng nhu cầu tuyển dụng sẽ gia tăng lao động lành nghề cho các ngành sản xuất, chế biến như: Dệt may, giày da; Chế biến thực phẩm; Vận tải, kho bãi và xuất nhập khẩu; Nhựa - bao bì, xây dựng, …
Theo ghi nhận của trung tâm này, do nhu cầu ổn định công việc của người lao động đồng thời đa số các doanh nghiệp thực hiện chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt nên sự thiếu hụt lao động phổ thông sau Tết Nguyên đán 2016 dự báo sẽ không cao.
Dự kiến mức thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán 2016 tại TP. HCM chỉ ở mức bình quân từ 3 - 4%.
Mức độ dịch chuyển lao động chủ yếu lao động có trình độ quản lý, chuyên môn cao có thể ở mức trên 10% trong tổng số lao động đang làm việc và diễn biến cao sau thời điểm quý I/2016.
Khánh Hòa chưa đồng ý xây bến tàu Sông Cái
Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư cùng các ngành chức năng phải xem xét lại dự án bến tàu du lịch Sông Cái, tại bờ kè bắc sông Cái (TP Nha Trang).
Nguyên nhân chính là dự án này vướng với dự án mở rộng cầu Xóm Bóng về phía đông đang được chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Trước đó, vào tháng 7-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa thông báo chủ trương cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến tàu du lịch Sông Cái.
Theo thiết kế xây dựng, bến tàu có hai khu với tổng diện tích hơn 5.700m2. Trong đó, trên toàn bộ khu đất hơn 1.300m2 trước tháp Bà Ponagar thuộc phía đông của đầu bắc cầu Xóm Bóng sẽ xây dựng nhà điều hành và bãi đậu xe.
Khu còn lại chiếm hơn 4.400m2 mặt nước sông Cái, có ranh giới gần giáp hòn Đá Chữ, sẽ xây lấn dọc bờ sông 6m để làm nhà bán vé, nhà chờ, bến tàu và cầu tàu nhô ra 30m.
Tây nguyên mất gần 34.000ha rừng/năm
Đây là thông tin được công bố tại hội nghị xúc tiến thành lập Hội chủ rừng VN với sự tham gia của 7 tỉnh miền Trung và Tây nguyên, được Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức tại TP Đà Nẵng ngày 19-12.
Theo báo cáo tại hội nghị, đến nay Tây nguyên là vùng duy nhất trong cả nước chưa ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng, mất rừng tự nhiên.
Từ năm 1975 đến cuối năm 2013, Tây nguyên mất khoảng 32,8% diện tích rừng tự nhiên (từ 3,8 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha), với diện tích rừng tự nhiên bị mất hiện lên tới 33.600ha/năm và tốc độ mất rừng ngày càng tăng. Độ che phủ liên tục giảm mạnh, từ 67% (năm 1976) xuống còn 61% (năm 1990), 54,7% (năm 2000) và chỉ còn 49,7% vào năm 2012.
Ông Hứa Đức Nhị - nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, trưởng ban vận động thành lập Hội chủ rừng VN - cho biết việc ra đời một tổ chức liên kết, giúp đỡ nhau giữa các chủ rừng để bảo vệ và phát triển rừng trở nên cấp bách, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.
Sẽ kiểm tra dự án lấp vịnh Nha Trang
Dư luận phản ảnh dự án này đã moi lấy san hô rồi đổ đất đá lấn và lấp một diện tích lớn mặt nước vịnh Nha Trang là danh thắng quốc gia.
Ngày 19-12, trao đổi với chúng tôi xung quanh thông tin lấp vịnh Nha Trang để làm nhà hàng trái phép, ông Trần Sơn Hải - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết có nghe thông tin, đồng thời khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra dự án này.
“Trước đây UBND tỉnh có yêu cầu khi phát hiện các vi phạm nhưng chủ đầu tư không thực hiện sửa sai, mà tiếp tục vi phạm thì qua kết quả kiểm tra đợt này sẽ xử lý luôn. Quan điểm của UBND tỉnh là nếu chủ đầu tư làm sai, cố ý làm sai sẽ xử lý cương quyết, nghiêm khắc” - ông Hải nói.
Cùng ngày, ông Mai Văn Thắng - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa - cho biết lực lượng thanh tra sở đã kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với dự án công viên văn hóa - giải trí - thể thao Nha Trang Sao (gọi tắt dự án Nha Trang Sao) trên bờ biển Nha Trang thuộc P.Vĩnh Thọ, TP Nha Trang và đã lập biên bản nhưng chưa có kết luận.
Trước đó, dư luận phản ảnh dự án này đã moi lấy san hô rồi đổ đất đá lấn và lấp một diện tích lớn mặt nước vịnh Nha Trang là danh thắng quốc gia, đồng thời khu vực đang thi công cũng là vùng thuộc danh thắng quốc gia Hòn Chồng - Hòn Đỏ.
Cuối năm 2014 đầu năm 2015, dự án này cũng xây dựng nhà hàng hải sản trái phép trong khu vực dự án, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu chấm dứt vi phạm, nhưng sau đó nhà hàng này vẫn treo biển hiệu “Làng hải sản Đại Dương” và hoạt động bình thường mà không bị xử lý.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Phi Hùng - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP Nha Trang Sao, chủ đầu tư dự án trên - thừa nhận: “Chúng tôi có đổ đá và đất ra vịnh Nha Trang vài chục mét để làm kè chắn sóng tạm và đường công vụ cho xe thi công công trình bên trong, khi làm xong sẽ lấy toàn bộ khối lượng đất đá này lên. Đây là giải pháp thi công”.
Theo ông Hùng, dự án phải cải tạo ô nhiễm môi trường ở vùng biển này nên đào lấy san hô chết lên, đổ cát xuống làm bãi biển nhân tạo chứ không phải đào lấy san hô, phá biển.
Cũng theo ông Hùng, việc thi công công trình này đã được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch có văn bản đồng ý. Về nhà hàng trong dự án, ông Hùng thừa nhận người quản lý thời gian qua làm sai, công ty đã tháo biển hiệu “Làng hải sản Đại Dương” trong ngày 19-12.
Dự án Nha Trang Sao khởi công ngày 31-10-2014 với tổng diện tích hơn 103.000m2 (gồm trên 44.000m2 mặt đất và 59.000m2 mặt nước).
Trong đó phần trên mặt đất gồm các hạng mục như: công viên công cộng, khách sạn, quán cà phê, bến canô, dịch vụ thể thao biển, bãi tắm; còn phần dưới tầng hầm ven bãi biển gồm khu dịch vụ tổng hợp, khu vui chơi giải trí, quán cà phê, nhà hàng, quầy bar, karaoke, spa, sàn khiêu vũ...
Đổ do trời, hành khách phản ứng hãng JetstarPacific
Trước sự cố này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã linh động điều hai xe ô tô khách loại 50 chỗ đưa các hành khách đi sân bay Đà Nẵng.