Người vi phạm giao thông nộp phạt gần 150 tỷ ở Hà Nội
TP.HCM tiêu hủy gần 188 tấn thịt bẩn
Năm 2015, Cục Thuế TP.HCM vượt thu 8.000 tỉ đồng
Nhu cầu tiêu thụ điện cao liên tục từ tháng 3 - 6
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự tỉnh Thái Bình, Điện Biên
Tin trong nước đọc nhanh 19-11-2015
- Cập nhật : 19/11/2015
Hàng trăm tàu ghi chữ Trung Quốc phá lưới ngư dân Đà Nẵng
Tối 16/11, ông Đào Ngọc Đức, thuyền trưởng tàu cá Đà Nẵng đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang trình báo việc bị một đoàn tàu có ghi chữ Trung Quốc chạy ngang qua khu vực ông đang thả lưới khiến nhiều tấm lưới bị đứt, rách, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Ngư dân Đà Nẵng xót xa nhìn những tấm lưới rách thu về sau khi bị phá hỏng ngư cụ trên biển. Ảnh: N.Đ.
Theo trình bày của thuyền trưởng Đức, sự việc xảy ra khoảng 2h ngày 14/11 tại vùng đánh cá chung. Khoảng 200 tàu có ghi chữ Trung Quốc, sơn màu xanh, cabin màu vàng trắng, hành nghề giã cào chạy theo hướng từ Bắc vào Nam đi qua khu vực thả lưới rê của tàu cá Đà Nẵng.
Mặc dù các thuyền viên tàu cá Đà Nẵng cùng 4 tàu lực lượng chấp pháp Việt Nam báo hiệu khu vực đang thả lưới, nhưng đoàn tàu sắt vẫn đi qua. Hậu quả, 40 tấm lưới bị đứt chìm xuống biển, 10 tấm bị rách. "Tàu ghi chữ Trung Quốc chạy qua làm rách lưới chứ không va chạm hay cố tình lấy lưới", biên bản của biên phòng trích lời ông Đức.
Ông Đức cũng cho biết sau sự việc, không có sự liên hệ hay gặp gỡ nào với các tàu ghi chữ Trung Quốc nói trên.
Thiếu tá Phạm Văn Tuấn, Trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang, cho biết sự việc xảy ra ở vùng đánh cá chung và chưa thể khẳng định đó là tàu Trung Quốc. Trong biên bản làm việc giữa ngư dân và trạm ghi: "Một số tàu có treo cờ Trung Quốc (cờ đỏ, sao lớn, sao nhỏ), có chữ giống Trung Quốc".
Trao đổi với VnExpress tối 17/11, ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư, cho biết đang có hai tàu của lực lượng kiểm ngư phối hợp cùng 2 tàu Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực biển Vịnh Bắc Bộ, khi biết số lượng lớn tàu Trung Quốc đang tập trung đã "ra đấy để tiến hành xua đuổi".
"Việc ngư dân bị cắt lưới mới báo cho biên phòng, chưa báo cho kiểm ngư", ông Lê nói và cho biết lực lượng kiểm ngư ở thực địa chưa báo cáo tình hình cụ thể. Riêng vùng biển theo tọa độ ngư dân cung cấp, ông Lê cho rằng cần xác minh lại nhưng có thể là nằm ngoài đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, ngoài khu vực Việt Nam và Trung Quốc đã có đường ranh giới.
Hà Nội muốn tăng gấp đôi trần giá thuê sạp chợ Đồng Xuân
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét quyết định việc bổ sung mức thu tại chợ Đồng Xuân cho giai đoạn 2015-2019. Trước đó, quận Hoàn Kiếm đã rà soát và có văn bản đề xuất điều chỉnh mức thu phí chợ Đồng Xuân, dựa trên tính toán các khoản thu chi, phục vụ hoạt động của chợ.
Với khung giá thuê mới, nhiều mặt bằng có mức thu cao hơn mức tối đa cho phép 400.000 đồng mỗi m2. Ảnh: T.T
Dựa trên kết quả này, cơ quan quản lý đã đưa ra 88 mức thu phí hằng tháng, dao động trong khoảng 121.000-744.000 đồng một m2 đối với sạp hàng và 277.000-587.000 đồng mỗi m2 với các kios. Mức thu dự kiến này đã được 100% hộ kinh doanh tại chợ đồng thuận và nộp đơn đăng ký tiếp tục thuê địa điểm.
Tuy nhiên, theo UBND thành phố, với giá thuê mới trên, tại một số sạp hàng và kios có vị trí "đẹp", mức thu đang vượt mức trần hiện tại quy định cho chợ loại I của thành phố (400.000 đồng mỗi m2). Do đó, để có cơ sở pháp lý và phù hợp thực tế, UBND đề xuất bổ sung mức thu tối đa cho chợ Đồng Xuân là 750.000 đồng mỗi m2, tức là gần gấp đôi so với trần cũ.
Có lịch sử lâu đời, Đồng Xuân hiện là chợ đầu mối của Hà Nội với 2.000 hộ kinh doanh. Hàng hóa tại đây được bán buôn đi các tỉnh và địa bàn lân cận. Chợ có diện tích cho thuê chỗ ngồi kinh doanh là 6.910 m2, với 2.140 sạp hàng và 70 kios. Chợ do Công ty Cổ phần Đồng Xuân quản lý với số vốn Nhà nước nắm giữ khoảng 71%. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên xã hội hóa giao doanh nghiệp quản lý và khai thác kinh doanh chợ.
Trước đó, hồi cuối 2014, do không đồng tình với mức giá thuê kios mới, hàng trăm tiểu thương chợ Đồng Xuân đã tụ tập phản đối. Khi đó, theo lãnh đạo Công ty cổ phần chợ Đồng Xuân, việc đưa ra phương án tính toán điều chỉnh giá thuê tại chợ cho 5 năm tới được dựa trên các căn cứ tính toán mức tiền thuê đất, thuế và phí và mức giá thuê mới sẽ được cơ quan chức năng thẩm định.
Theo kết quả thẩm định của Liên ngành mới đây, chi phí phân bổ cho hoạt động tại chợ trong một năm là 23,7 tỷ đồng (thấp hơn so với mức 31,6 tỷ đồng mà quận Hoàn Kiếm đưa ra trước đó). Khoản tiền này bao gồm các chi phí: tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao tài sản, tiền thuê đất, tiện điện nước...
Với chi phí này, giá thuê bình quân trong giai đoạn 2015-2019 tại chợ được xác định là 285.000 mỗi m2 trong một tháng, tăng 17,58% so với trước đó.
Phát hiện tân dược bị cấm dùng trong thực phẩm chức năng
Ngày 17-11, phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia Lê Thị Hồng Hảo cho hay qua kiểm tra sáu mẫu thực phẩm chức năng, phát hiện 2/6 mẫu chứa hoạt chất vardenafil, tương tự như sildenafil có trong Viagra.
Theo bà Hảo, trước đây các cơ quan chức năng chỉ chú ý tìm sildenafil trong thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương, nên các cơ sở sản xuất thuốc đã biến tướng sử dụng hoạt chất khác để tránh bị phát hiện và kiểm tra vừa qua đã phát hiện hoạt chất verdenafil.
Hoạt chất này có tác dụng tương tự sildenafil, cũng có thể giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn cương dương, nhưng đây là nhóm hoạt chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm chức năng do không kiểm soát được liều lượng, có thể nguy hại đến người sử dụng, nhất là người có tiền sử bệnh tim mạch.
“Chúng tôi đã kiểm tra và phát hiện tất cả các chất có trong danh mục bị cấm, nhưng chất chưa có trong danh mục sẽ khó khăn trong kiểm tra và hệ thống mới được đầu tư có thể phân tích để xác định thành phần, từ đó xác định xem chất được sử dụng là chất nào.
Tuy nhiên có cái khó là khi bên mình kiểm nghiệm được chất bảo quản hoặc bảo vệ thực vật thì phía Trung Quốc lại thay đổi, đưa chất khác vào sử dụng hoặc phối trộn các chất với nhau, cũng gây khó khăn cho quá trình kiểm tra” - bà Hảo nói.
Bắt 7 đối tượng lừa đảo bằng Facebook
Thủ đoạn của nhóm này là dùng phần mềm nhắn tin qua Facebook thông báo lừa trúng thưởng để người muốn nhận thưởng nạp thẻ cào hoặc chuyển khoản cho chúng.
Chiều 17-11, đại tá Trần Mưu - phó giám đốc Công an TP Đà Nẵng - đã thưởng “nóng” 10 triệu đồng cho Công an phường Thạch Thang, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vì đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm đối tượng chuyên sử dụng Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công an, qua theo dõi trên địa bàn, Công an phường Thạch Thang phát hiện tại một số tiệm game có các thanh niên ngồi “cày” Facebook nhiều giờ với các biểu hiện rất khả nghi.
Chiều 13-11, trinh sát ập vào một tiệm Internet trên đường Đống Đa (phường Thạch Thang) và phát hiện bốn thanh niên đang sử dụng máy vi tính để nhắn tin chúc mừng trúng thưởng qua Facebook.
Nhóm này gồm Huỳnh Thanh Trung, Nguyễn Văn Dũng, Lê Thiện Thắng, Hồ Tấn Linh (tất cả cùng trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Qua kiểm tra phòng trọ của bốn đối tượng, cơ quan công an còn phát hiện thêm Võ Văn Tuấn Kiệt và Văn Bá V. (15 tuổi), Trần Huỳnh Đ. (15 tuổi)cùng trú huyện Duy Xuyên.
Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là lập Facebook, sau đó kết bạn với nhiều người rồi dùng phần mềm nhắn tin qua Facebook cho bạn trên mạng với nội dung như bạn đã trúng thưởng 100 triệu đồng, bạn đã may mắn trúng thưởng xe SH…
Đồng thời nhóm đối tượng này lập trang web để các bị hại điền thông tin cá nhân để nhận giải. Và muốn nhận thưởng, người nhận giải phải cào thẻ card để nạp tiền hoặc chuyển khoản trực tiếp.
Trong nhóm này có Trần Huỳnh Đ. từng bị công an bắt về hành vi lừa đảo này, nhưng do chưa đủ tuổi nên cho tại ngoại thì tiếp tục phạm tội. Công an quận Hải Châu đã xác định bảy đối tượng này lừa đảo 14 bị hại với gần 200 triệu đồng.
Trước đó, Tuổi Trẻ (22-10) cũng có phóng sự “Thị trấn của những hacker lừa đảo” phản ánh tình trạng lừa đảo trong thanh niên ở huyện Duy Xuyên.
Thu hồi dự án “xin đầu tư sân chim để... nuôi tôm”
Dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã do Công ty TNHH Trường Khánh làm chủ dự án tại sân chim Đầm Dơi đã bị rút giấy phép.
Ngày 17-11, thông tin từ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết sở đã rút giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã do Công ty TNHH Trường Khánh làm chủ dự án tại sân chim Đầm Dơi (xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi), bởi chủ đầu tư có nhiều vi phạm trong việc thực hiện dự án.
Theo hồ sơ, tháng 11-2012 công ty này được giao làm chủ đầu tư dự án nói trên với tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Nhưng qua kiểm tra thực tế, chủ đầu tư chỉ đào kênh, mương bao xung quanh và làm các cống ngăn nước để... nuôi tôm.
Hàng loạt hạng mục khác như khu hành chính, nghỉ dưỡng, khu nuôi động vật hoang dã, nhà lưới nuôi chim... không được triển khai đầu tư, dù Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau liên tục nhắc nhở.