19h tối, ở trục đường Liễu Giai, trước cổng Đại sứ quán Nhật và Trường Quốc tế Hà Nội, những “bướm đêm” bắt đầu xuất hiện và ra tín hiệu bắt khách.
Thủ tướng: 'Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế'
- Cập nhật : 29/04/2016
(Kinh te)
Tại hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 sáng nay 29/4, Thủ tướng nhấn mạnh ngay trong phát biểu khai mạc "Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế".
Thủ tướng: "Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế"
VCCI đề nghị 5 năm quốc gia khởi nghiệp
Ông Trần Bắc Hà: Dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, bỏ thông tư
Saigon Coop đã muốn mua lại Big C
Với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển của kinh tế đất nước”, hôm nay 29/4, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016.
Hội nghị diễn ra ngày 29/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP HCM theo hai hình thức, trực tiếp (khoảng 500 đại biểu tham dự) và trực tuyến với 63 điểm cầu.
Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng;
Cùng dự hội nghị còn có: Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm; các đại biểu: Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương... và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước…
Sau phiên làm việc buổi sáng, buổi chiều Thủ tướng sẽ họp với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các kiến nghị chưa được giải quyết trước hội nghị và ngay tại hội nghị. Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề về doanh nghiệp với tên gọi “Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
00
- 10:39 ngày 29/04/2016
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị thận trọng khi sửa đổi Thông tư 36%, giảm 50% thôi đừng giảm xuống 40%, vẫn giữ hệ số rủi ro như hiện nay.
Đề nghị sửa đổi từ “đất ở” thành “đất” trong luật nhà ở. Ông cho rằng cần công bằng với doanh nghiệp bất động sản vì hầu hết ngành nghề được phép bù trừ còn kinh doanh bất động sản thì không. Doanh nghiệp không được lấy lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản để xử lý các hoạt động khác bị thua lỗ. Quy định này theo ông Châu là lỗi thời, chưa phù hợp với các điều ước quốc tế.
- 10:30 ngày 29/04/2016
"Cộng đồng doanh nghiệp rất ức chế về việc kiểm tra liên tục của các đoàn từ môi trường, thuế, bảo hiểm… Đề nghị nên gom lại việc kiểm tra thành 1-2 đợt trong một năm để đoanh nghiệp chuẩn bị", đại diện Hiệp hội Dệt may.
- 10:29 ngày 29/04/2016
Nêu lên áp lực và thách thức trước quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ nên triển khai giải pháp điều chỉnh quy hoạch ngành dệt may may tới 2035-2040 vì quy hoạch ngành tới 2020 đã lỗi thời.
Xây dựng quy hoạch ngành gắn với các khu công nghiệp tập trung để gắn với xử lý nước thải để gắn với sự phát triển bền vững.
“Trong ngành dệt may, không nên đưa ra cùng một chỉ tiêu xử lý môi trường giống nhau. Có doanh nghiệp chỉ có 400 công nhân nhưng phải đầu tư một nhà máy xử lý lên tới vài tỷ bạc, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó doanh nghiệp may không giống như các doanh nghiệp dệt, họ chỉ sử dụng nước sinh hoạt bình thường” – đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết.
Cuối năm 2016, hàng loạt khách hàng của chúng tôi đã chuyenr đơn hàng đi Lào và Myanmar khi họ được ưu đãi về thuế. Nhiều đơn hàng của chúng ta đã bị chuyển, vì thế lương tăng tối thiếu là áp lực nặng nề với nền dệt may Việt Nam.
Ngay Trung Quốc từ 1/5 họ đã điều chỉnh lương bảo hiểm xã hội từ 22% xuống 19%, nếu không điều chỉnh khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.
- 10:15 ngày 29/04/2016
Bà Liên kiến nghị nâng cao tính liên thông, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, hạn chế ban hành nghị định để bổ sung giấy tờ cho doanh nghiệp.
Về hải quan, bà cho biết cần rà soát hải quan, có liên kết khi xử lý hồ sơ, hạn chế 2 cơ quan cùng xử lý 1 đầu việc.
Với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, CEO Vinamilk kiến nghị cần xem xét quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi. Ngoài ra, những quy định quy chế, thông tư là làm DN tốt thì nên giữ nguyên, tránh bất ổn.
- 10:12 ngày 29/04/2016
Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ
Bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk, kiến nghị nâng cao tính liên thông, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, hạn chế ban hành nghị định để bổ sung giấy tờ cho doanh nghiệp.
Về hải quan, bà cho biết cần rà soát hải quan, có liên kết khi xử lý hồ sơ, hạn chế 2 cơ quan cùng xử lý 1 đầu việc.
Với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, CEO Vinamilk kiến nghị cần xem xét quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi. Ngoài ra, những quy định quy chế, thông tư là làm DN tốt thì nên giữ nguyên, tránh bất ổn.
Bà Mai Kiều Liên gửi gắm đến các cơ quan chức năng: "Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, chứ không phải đối tượng quản lý. Nếu có môi trường tốt, cạnh tranh bình đẳng thì doanh nghiệp Việt Nam phát triển không kém doanh nghiệp trên thế giới".
- 10:11 ngày 29/04/2016
- Ngành hàng không mới mở cửa còn nhiều rào cản, vướng mắc trong cơ chế độc quyền, mong được giải tỏa ở các cấp, tháo gỡ khúc mắc trong cơ chế điều hành, vận hành…từ cảng sân bay, xuất nhập cảnh tới kiểm dịch…
- Toàn bộ cơ sở hạ tầng như nhà ga, dịch vụ mặt đất, sửa chữa tàu bay…hiện các hãng hàng không như Vietjet đều phải đi thuê hoặc mượn dịch vụ của các đơn vị khác. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông thúc đẩy việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề này, tạo điều kiện cho các hãng hàng hàng không tư nhân được tham gia vào việc quy hoạch hạ tầng sân bay, nhà ga, cho phép hàng không tư nhân được góp sức nhiều hơn vào các dự án cải tạo hạ tầng, các chương trình cổ phần hóa, tư nhân hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải, tham gia các chương trình đào tạo nhân lực cho ngành hàng không…
- Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp tư nhân phát huy tốt hơn nữa, từ đó có nhiều đóng góp cho xã hội.
- Tạo điều kiện, có cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân như Vietjet được sử dụng lao động nước ngoài.
- 10:05 ngày 29/04/2016
Cho hàng không tư nhân tham gia quy hoạch hạ tầng sân bay
Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi liệt kê những thành công của doanh nghiệp, thì kêu khó và đề xuất một số ý kiến.
- Ngành hàng không mới mở cửa còn nhiều rào cản, vướng mắc trong cơ chế độc quyền, mong được giải tỏa ở các cấp, tháo gỡ khúc mắc trong cơ chế điều hành, vận hành…từ cảng sân bay, xuất nhập cảnh tới kiểm dịch…
- Toàn bộ cơ sở hạ tầng như nhà ga, dịch vụ mặt đất, sửa chữa tàu bay…hiện các hãng hàng không như Vietjet đều phải đi thuê hoặc mượn dịch vụ của các đơn vị khác. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông thúc đẩy việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề này, tạo điều kiện cho các hãng hàng hàng không tư nhân được tham gia vào việc quy hoạch hạ tầng sân bay, nhà ga, cho phép hàng không tư nhân được góp sức nhiều hơn vào các dự án cải tạo hạ tầng, các chương trình cổ phần hóa, tư nhân hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải, tham gia các chương trình đào tạo nhân lực cho ngành hàng không…
- Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp tư nhân phát huy tốt hơn nữa, từ đó có nhiều đóng góp cho xã hội.
- Tạo điều kiện, có cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân như Vietjet được sử dụng lao động nước ngoài.
- 09:58 ngày 29/04/2016
Ngay sau đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông tin, không nơi nào như TP HCM, một đại diện hợp tác xã lại là thành ủy viên.
“Tôi nói thế để các tỉnh quan tâm tới vấn đề này, đại diện hợp tác xã ở các tỉnh có được vào cấp ủy không? Không nên coi nhẹ hợp tác xã. Đối với kiến nghị của anh Diệp Dũng, tôi giao cho Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư xử lý, nhanh chóng để doanh nghiệp triển khai thuận lợi thương vụ”, Thủ tướng nói.
- 09:53 ngày 29/04/2016
Saigon Coop đã muốn mua lại Big C
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường bán lẻ, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ông Diệp Dũng - đại diện Hợp tác xã Thương Mại Saigon Coop đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ, bảo vệ thị phần, DN bán lẻ trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng chiến lược quốc gia phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam; xây dựng phát triển nhóm 20 DN bán lẻ Việt Nam có thực lực, sẵn sàng cạnh tránh; cải tiến quy định về mua bán sáp nhập;…
“Vừa rồi, Saigon Coop đã muốn mua lại Big C Việt Nam và dã vào vòng đàm phán cuối cùng với một đơn vị của Thái Lan. Nhưng phía bán cũng nêu khó khăn là thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở Châu Âu, họ lo ngại liệu Sài Gòn Coop có xin được giấy phép hay không? Chúng tôi nghĩ rằng sẽ được ủng hộ, nhưng phía bạn lo âu và đã đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh” – ông Diệp Dũng nói.
- 09:30 ngày 29/04/2016
"Chúng ta làm sao cứ buôn bán ôtô mãi được. Nếu không chủ động chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
- 09:29 ngày 29/04/2016
Trước đề nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khi chúng ta hội nhập sâu thì chúng ta chấp nhận những hạn ngạch, dòng thuế giảm...
Vì vậy ôtô Trường Hải nên chủ động đầu tư 30 nhà máy ôtô các loại, tỷ lệ nội địa hóa cao.
- 09:28 ngày 29/04/2016
Một cộng đồng doanh nghiệp mạnh, một nền kinh tế mạnh
Ông Trần Bá Dương- Chủ tịch HĐQT Công ty ôtô Trường Hải đề nghị Chính phủ hỗ trợ những doanh nghiệp làm ăn chân chính nhưng gặp khó khăn do yếu tố khách quan. “Hiện, hội nhập đã cận kề, thế hệ cộng đồng và doanh nghiệp đang gánh vác sứ mệnh trong bối cảnh hội nhập nhiều khó khăn thách thức. Nếu chúng ta không hoàn thành thì thế hệ sau rất khó khăn tiếp nối sự nghiệp” – ông Dương nói.
Từ đề nghị trên, Chủ tịch HĐQT Công ty ôtô Trường Hải bày tỏ mong muốn Chính phủ phát huy vai trò, định hướng, kiến tạo và điều hành nền kinh tế tạo thuận lợi để doanh nghiệp là động lực phát triển nền kinh tế, để có một cộng đồng doanh nghiệp mạnh, một nền kinh tế mạnh.
-
Sau ý kiến của ông Trần Bắc Hà, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: " Trình bày quá thời gian nhưng anh Hà lại tuyên bố ngân hàng có thể giảm 50 điểm % lãi suất ngắn hạn cho các DN, chúng ta hoan nghênh ý kiến này".
- 09:06 ngày 29/04/2016
- 09:04 ngày 29/04/2016
Dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, bỏ thông tư
"Dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, bỏ thông tư. Chính thông tư đẻ ra giấy phép con", Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà đề xuất. Ông Hà cho rằng phải xử lý nghiêm tình trạng cán bộ nhũng nhiễu. Ý kiến này nhận được sự hưởng ứng của các đại biểu doanh nghiệp tham dự.
Đánh giá sức khoẻ doanh nghiệp hiện nay ông Hà nói: "Doanh nghiệp xác sống của Việt Nam rất nhiều". Sau khi được đề nghị nói ngắn gọn hơn, ông Hà nói:"Doanh nghiệp chúng em chờ hơn 3 năm chưa có thị trường mua bán nợ, đề nghị anh Huệ (Phó thủ tướng Vương Đình Huệ) tạo điều kiện".
Kết thúc bài phát biểu ông Hà nói: "Tôi rất mong muốn tổng quan chính sách nhà nước như một dàn nhạc, mà trong đó thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ ngành là nhạc công và doanh nghiệp chúng tôi là ca sĩ. Tôi hi vọng trong những năm tới chúng ta sẽ phối hợp nhuần nhuyễn để chơi một bản nhạc bất hủ.
- 09:00 ngày 29/04/2016Doanh nghiệp Mỹ lo ô nhiễm
- Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmchamVietnam) đánh giá cao việc Việt Nam đã tham gia TPP, đại diện AmchamVietnam bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục tiến trình cải cách hành chính để thực thi TPP trong thời gian tới. Chỉ ra vấn đề giao dịch tiền mặt và những phiền hà về thủ tục, giấy tờ là nguyên nhân dẫn tới tham nhũng, AmchamVietnam đề nghị hợp tác với Chính phủ để thúc đẩy tiến trình minh bạch hóa các thủ tục hành chính. Hơn nữa, AmchamVietnam cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu về kế toán, để doanh nghiệp VN tiến tới các chuẩn mực kế toán quốc tế; cải cách thủ tục thuế và hải quan, thúc đẩy minh bạch để giúp doanh nghiệp phát triển. Bày tỏ lo ngại về hệ quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng, Amcham Vietnam hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật về môi trường, cũng như việc Chính phủ có kế hoạch phát triển năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Cuối cùng, đại diện Amcham Vietnam mong muốn Chính phủ sẽ tạo hành lang để giảm chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp để đảm bảo kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế VN khởi sắc..