Để giải quyết hạn mặn cần những bước chuẩn bị căn cơ cho tương lai, hơn là để tình trạng đến mức cực đoan rồi mới tìm cách chống đỡ.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 01-05-2016
- Cập nhật : 01/05/2016
TP HCM tăng tốc triển khai dự án chống ngập
Công trình hồ điều tiết Khánh Hội (quận 4, TP HCM) nằm trong Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng của TP HCM giai đoạn 2016-2020. Dự án này sẽ điều tiết lượng mưa, thủy triều để giảm ngập, cải tạo cảnh quan môi trường và xây dựng khu vui chơi giải trí cho người dân trong vùng.
Ngay sau khi được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương về việc nghiên cứu đề xuất triển khai thực hiện dự án hồ điều tiết Khánh Hội, trong hơn 3 tháng vừa qua, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM - HFIC đã lựa chọn đối tác liên doanh, đơn vị tư vấn lập đề xuất dự án, khảo sát thực trạng. Đơn vị này cũng phối hợp nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. HFIC lập thuyết minh đề xuất chi tiết và có văn bản chính thức trình Sở Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 8/4 vừa qua.Ông Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc HFIC cho biết, theo tính toán sơ bộ, nhu cầu vốn phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và giảm ngập nước của thành phố giai đoạn 2016-2020 là 203.117 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách dự kiến bố trí 80.510 tỷ đồng, vốn ODA là 32.089 tỷ đồng và vốn cần huy động bổ sung từ nhà đầu tư là 79.898 tỷ đồng. Trong quý I/2016, HFIC đã thành lập tổ huy động vốn để tập trung cho công tác này.
Hiện tại dự án hồ điều tiết Khánh Hội trong giai đoạn trình duyệt phương án kỹ thuật xây dựng. Ngay sau UBND TP HCM chấp thuận, dự án sẽ được chủ đầu tư - HFIC khởi công và sớm đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Tổng quan dự án công trình hồ điều tiết Khánh Hội gồm 2 cấu phần là xây dựng hồ điều tiết Khánh Hội với diện tích lòng hồ 4,8ha và cải tạo Rạch Dừa để điều tiết nước từ hồ và kênh Bến Nghé. Công trình cũng bao gồm các tuyến kè bảo vệ và hệ thống cống điều tiết liên kết. Dự kiến sau khi hoàn thành, lưu lượng nước ngập tại khu vực trung tâm thành phố sẽ theo hệ thống cống thoát nước đưa vào lòng Hồ Khánh Hội sâu trên 6m, dẫn vào kênh Bến Nghé.
Năm 2015, HFIC tài trợ vốn cho 12.500 căn hộ tái định cư tại khu đô thị Thủ Thiêm với quy mô vốn 2.000 tỷ đồng, cho vay đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập trên địa bàn TP HCM với quy mô vốn 1.000 tỷ đồng. Năm nay, HFIC sẽ tham gia chương trình chỉnh trang đô thị với quy mô vốn khoảng 5.000 tỷ đồng và chương trình chống ngập, giảm ùn tắc giao thông có quy mô trên 20.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính bác đề xuất tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Trong văn bản trả lời doanh nghiệp được Bộ Tài chính phát đi giữa tuần này, Vụ Chính sách thuế cho biết quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án của Bộ Giao thông Vận tải năm 2011 đã xác định mức thu phí cho tuyến cao tốc này là 1.500 đồng mỗi km, thu trong vòng 28 năm và doanh nghiệp được điều chỉnh tăng 10% mỗi lần trong 5 năm. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì chưa nên tăng mức phí trên tuyến đường này.Hồi đầu tháng, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng chưa nên có sự thay đổi mức phí tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
CPI tăng trong khi 5 năm không tăng phí, cộng với việc đầu tư thêm cho tuyến đường là lý do được chủ đầu tư đưa ra cho đề xuất thay đổi lần này.
Trước đó, trong kiến nghị gửi hai bộ, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề xuất được nâng mức phí từ 1.500 đồng/km lên 2.000 đồng/km. VEC đưa ra lý do là đã 5 năm qua, mức phí không có sự thay đổi, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng khoảng 21% so với thời điểm đưa tuyến đường vào khai thác vận hành năm 2011.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho hay từ cuối tháng 12/2015, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và hiện đại hóa tuyến đường, VEC đã hoàn thành lớp bê tông nhựa tạo nhám cùng với các hạng mục phụ trợ như an toàn giao thông, mở rộng trạm thu phí, hệ thống kiểm soát, điều hành giao thông thông minh (ITS)... với giá trị đầu tư khoảng 590 tỷ đồng, đảm bảo là tuyến cao tốc hiện đại nhất cả nước. Kể từ 20/02/2016, tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này cũng được phép điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120km/h.
Câu chuyện phí BOT giao thông hiện là một vấn đề khá nhạy cảm. Tại kiến nghị gửi Thủ tướng để chuẩn bị cho cuộc gặp của người đứng đầu Chính phủ với các doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4, nhiều hiệp hội doanh nghiệp các địa phương đã bày tỏ bức xúc trước tình trạng phí đường bộ tăng cao.
Hiệp hội doanh nghiệp Thái Bình dẫn chứng, chỉ một đoạn đường từ tỉnh này đi Hà Nội hơn 100 km mà có tới 4 trạm thu phí. Trong đó có đoạn vừa mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ có giá 45.000 đồng đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống, làm cho chi phí của doanh nghiệp vận tải vốn đã cao nay lại càng cao hơn.
Đại diện các doanh nghiệp quận Hải An (Hải Phòng) cũng cho rằng cần xem xét lại giá cước vận tải cho tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khi mà mức phí áp dụng hiện nay trên toàn tuyến là quá cao.
Các doanh nghiệp mong muốn cần có sự minh bạch như chi phí để làm mỗi km đường tốn bao nhiêu tiền, dự án được thu phí bao nhiêu năm thì nhà đầu tư thu hồi đủ vốn bỏ ra…
Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Quy định và thủ tục đẩy doanh nghiệp vào thế khó
Theo ông Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay gom tất cả các quy định từ về an toàn về sinh môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp ngành may mặc dẫn đến rất nhiều bất cập. Có trường hợp doanh nghiệp may sử dụng chưa đến 400 lao động bị cơ quan môi trường yêu cầu đầu tư nhà máy xử lý chất thải vài tỷ đồng. Trong khi ngành may không hề sử dụng thuốc nhuộm như ngành dệt nhuộm.
Đã vậy công tác kiểm tra giữa các ngành như huế, hải quan, thương binh xả hội, môi trường lại không liên kết với nhau dẫn đến tình trạng một Quý có đến 3,4 đoàn kiểm tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Giang đề xuất cần quy định thời gian kiểm tra cụ thể một năm hai lần, các cơ quan phối hợp đi cùng nhau.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29.4
Cực nhất là Thông tư 37/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, thay thế Thông tư số 32 đang làm nhiều doanh nghiệp đau đầu vì quá khắt khe.
“Một mẫu vài mẫu từ nước ngoài gửi về có 3 đến 5 m cũng phải đem đi kiểm tra. Trong Quý 1, chúng tôi đã phải đi kiểm tra đến 138 lần.”, ông Giang nói.
Cuối cùng là viêc áp mức tăng lương tối thiểu với ngành dệt may là một áp lực lớn. Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu 1/5 đã điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội từ 22% xuống 19%, nếu không có giải pháp điều chỉnh, doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó cạnh tranh.
Đã vậy, theo ông Giang, giờ làm thêm của người lao động Việt Nam hiện bị quy đinh ở mức 300 giờ một năm.
“Cần phải hiều là doanh nghiệp dệt may có Quý làm rất nhiều, có Quý không có gì làm cả nên việc quy định giờ làm thêm khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân bố nguồn lực”, ông Giang nói.
Canada tiếp tục dành nhiều hỗ trợ cho hoạt động lập pháp tại Việt Nam
Sáng 29-4, Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Canada tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án Phát triển lập pháp quốc gia (NLD) với sự tham gia của đại diện từ các đối tác chính của Dự án gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ.
Được tổ chức mỗi năm một lần, cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án lần thứ 3 là dịp để tổng kết các hoạt động của Dự án đã thực hiện trong năm tài khóa 2015-2016, đồng thời là cơ sở để xem xét và thông qua Kế hoạch và Ngân sách hoạt động năm tài khóa 2016-2017.
Đánh giá lại việc thực hiện Dự án có thể thấy, trong năm tài khóa 2015-2016, Dự án đã tiếp tục hỗ trợ hiệu quả sự chuẩn bị cho việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 vào ngày 22-6-2015.
Cùng với việc hỗ trợ xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Dự án cùng các đối tác triển khai các hoạt động nhằm xây dựng các công cụ, hướng dẫn và tiêu chuẩn mới để thực hiện quy trình xây dựng pháp luật để cụ thể hóa các điểm mới, đột phá mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, cũng như có những hoạt động hỗ trợ công việc chuyên môn của các cơ quan đối tác chuyên ngành.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 7-2016. Do vậy, giai đoạn 2016-2017, Dự án sẽ tập trung các nguồn lực để thi hành Luật một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bên cũng phối hợp để rà soát, chuẩn bị cho việc xây dựng một số luật chuyên ngành được lựa chọn để thực hiện thí điểm trong khuôn khổ Dự án.
Một công việc trọng tâm mà Dự án sẽ triển khai sắp tới là Kế hoạch bình đẳng giới với việc thành lập một nhóm chuyên gia công tác về bình đẳng giới trong quý 1 năm tài khóa 2016-2017. Nhóm này sẽ hỗ trợ cho việc lồng ghép giới trong các hoạt động xây dựng pháp luật của các đối tác.
Khung đo lường hiệu quả hoạt động (PMF) sẽ tiếp tục được hoàn thiện, cập nhật để phản ánh cụ thể và chính xác hơn những thay đổi căn bản trong quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam.
Dự án NLD cũng lần đầu giới thiệu Chiến lược Quản lý – Tri thức – Truyền thông, với mục tiêu hỗ trợ tốt hơn việc chia sẻ các sản phẩm tri thức mà Dự án xây dựng tới những đối tượng quan tâm.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá: Các hoạt động do cơ quan đối tác và Dự án đề xuất đều hứa hẹn sẽ góp phần đạt được các mục tiêu, kết quả cuối cùng là xây dựng một hệ thống pháp luật của Việt Nam được tăng cường minh bạch, hiệu quả và phản ánh nhu cầu của người dân Việt Nam và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế công bằng.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Canada tới hoạt động lập pháp của Việt Nam và cam kết rằng, các cơ quan Chính phủ sẽ nỗ lực phối hợp trong quá trình triển khai các Kế hoạch, Chương trình để thu lại hiệu quả tốt nhất, hoàn thành các mục tiêu mà Dự án đề ra.
Tán thành quan điểm này, bà Kate Reekie – Phó Giám đốc Hợp tác, Bộ Ngoại giao Canada cho rằng: Năm 2016 là một thời điểm quan trọng khi Việt Nam có Chính phủ mới, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được thực thi và Việt Nam bước vào triển khai Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP,…
“Do đó, Việt Nam cần có tầm nhìn dài hạn hơn để từ đó đánh giá tầm quan trọng, sự cần thiết của Dự án tới những kế hoạch thực hiện của mình, làm sao để sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của các bên để đạt mục đích. Phía Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ Dự án một cách tích cực nhất” – bà Kate Reekie khẳng định.
Được biết, hiện nay, Dự án NLD cũng đang hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng Thông tư quy định công tác soạn thảo, tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng một quy trình ban hành văn bản thống nhất trong toàn ngành Tài chính nhằm thực hiện hiệu quả Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2016 đạt gần 50 triệu đồng
Như vậy, kết quả xếp hạng tín nhiệm lần này đối với VNkhông thay đổi so với mức xếp hạng do S&P đã công bố vào tháng 3-2015.
Mức xếp hạng Triển vọng ổn định phản ánh tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô của VNđược tổ chứcnày cũng như cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá tốt và có triển vọng cải thiện.
Theo Bộ Tài chính, các yếu tố được S&P đánh giá tích cực, góp phần duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của VNbao gồm: VNlà quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nhưng nền kinh tế tương đối đa dạng và có tính linh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người ước tính 2.200 USD vào năm 2016. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định ở mức tương đối cao là yếu tố tác động tích cực tới xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong 2 năm qua, các kế hoạch, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội là phù hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát hiệu quả ở mức thấp. Tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn kiều hối ổn định và có xu hướng tăng cùng nhữnglợi thế so sánh về chi phí nhân công so với các nước trong khu vực tiếp tục là những nhân tố giúp cải thiện cán cân thanh toán và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, S&P khuyến cáo thời gian tớiVN cần kiểm soát bội chi ngân sách, tốc độ gia tăng nợ công mặc dù mức độ nợ công của VNlà không lớn. Đồng thời, VN cần quan tâm đến vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng.