Mặc dù đã có yêu cầu rà soát, điều chỉnh lại cước vận tải theo giá xăng nhưng theo Hiệp hội Vận tải hành khách TP.HCM, việc giảm giá này chỉ được thực hiện sau 2/9.
Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: Mối lo ngại Trung Quốc
- Cập nhật : 01/09/2015
(Tin kinh te)
Hiện nay, Trung Quốc đang hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn cho các nước ở thượng nguồn sông Mekong xây dựng các công trình phá hoại dòng nước.
Tác động trực tiếp đến nguồn nước dành cho canh tác nông nghiệp
Chính phủ Thái Lan đang xem xét kế hoạch chuyển nước từ các dòng Mekong, Moei và Salween để tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp, trong bối cảnh khô hạn đang tiếp tục gây thiệt hại 48 huyện trên 9 tỉnh của nước này.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 6/8, trước thông tin này, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Dragon), ĐH Cần Thơ, cố vấn Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cho biết: "Dự án chuyển nước của Thái Lan hiện nay mới chỉ là lên kế hoạch dự kiến, để tiến hành xem xét.
Theo Hiệp định sông Mekong ký năm 1995, các nước đã thống nhất không cho phép chuyển nước trong mùa khô, nên nếu Thái Lan tiến hành việc chuyển nước thời điểm này là vi phạm Hiệp định sông Mekong năm 1995.
Vì thế, những động thái trên chỉ là đề xuất của chính phủ Thái Lan mà chưa có ý kiến của các quốc gia khác. Đồng nghĩa, kế hoạch đang được đưa ra xem xét, việc thực hiện hay không phải phụ thuộc vào sự đồng ý của Ủy ban Mekong quốc tế”.
Ông Tuấn phân tích, trong trường hợp Thái Lan vẫn thực hiện thì sẽ có hai vấn đề: thứ nhất, quốc gia này đã vi phạm Hiệp định sông Mekong năm 1995; thứ hai, các quốc gia khác như Lào, Campuchia, VN sẽ không đồng ý bởi vì ngay trong mùa khô mà tiến hành chuyển nước thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Ngay đến Thái Lan, hiện nay chính phủ nước này cũng đang phải yêu cầu nông dân không được sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ít nhất đến giữa tháng 8, sau đó mới có thể xem xét.
Chính vì vậy, tại thời điểm hiện tại khi các nước đều gặp khó khăn về nguồn nước, thì việc đặt vấn đề lấy nước sông Mekong để tưới cho ruộng lúa, sử dụng cho việc canh tác chắc chắn không thực hiện được.
Trung Quốc đang từng bước tự ý làm dự án chuyển nước
Vị chuyên gia nêu lên một vấn đề đáng lo ngại hơn. Cụ thể, trên thực tế, Trung Quốc cũng đang dậm dịch thực hiện dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây. Trong đó, tuyến phía Tây có chuyển nước từ sông Mekong và sông Salween.
Ông Tuấn phân tích: "Hiện nay, Trung Quốc đã làm từng bước thực hiện dự án chuyển nước, thậm chí không cần xin ý kiến của quốc gia nào khác, bởi vì, đơn giản là Trung Quốc không tham gia Ủy ban sông Mekong. Hơn nữa, chúng ta đều biết, Trung Quốc là đất nước chỉ làm những việc có ích cho đất nước mình, còn không quan tâm đến lợi ích các quốc gia khác".Về lo ngại, nếu dự án chuyển nước của Thái Lan được thực hiện thì các nước khác sẽ ồ ạt thực hiện theo, theo ông Tuấn, thực ra Campuchia hiện nay cũng đã có những kế hoạch mở rộng các diện tích trồng cấy trên đất nước mình, thế nhưng chỉ được chứa nước trong lưu vực. Bởi vì, trong Hiệp định sông Mekong năm 1995 thì các nước được phép lấy nước tưới cho nông nghiệp trong lưu vực, còn nghiêm cấm dùng nước cho các dự án nằm ngoài lưu vực.
Thế nhưng, nếu tất cả dự án của các nước được thực hiện chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng: Thứ nhất, các nước khu vực sông Mekong sẽ không còn nguồn nước để canh tác nông nghiệp trong mùa khô. Thứ hai, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Thứ ba, vấn đề ô nhiễm sẽ gia tăng lên vì không còn nguồn nước làm sạch các chất ô nhiễm. Thứ tư, rộng hơn nữa là hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng.
Kẽ hở của Hiệp định sông Mekong và mối lo ngại của VN
Nhìn nhận khía cạnh khác, ông Tuấn bày tỏ lo ngại: "Dù có nhìn thấy những hệ quả, nhưng Hiệp định sông Mekong năm 1995 có quá nhiều sơ hở, nên không đủ cơ sở pháp lý để thay đổi, hay phủ quyết những quyết định sai lầm của các quốc gia.
Nhiều chuyên gia pháp lý cũng đã đánh giá Hiệp định sông Mekong 1995 là một bước lùi trong vấn đề thỏa thuận về sông Mekong. Bởi vì, trước đó, Ủy ban sông Mekong có đưa ra quy định: Các kế hoạch, dự án liên quan đến dòng sông phải được đưa ra xem xét, chỉ cần 1 trong 4 nước thành viên không đồng ý thì sẽ không được thực hiện".
Hiện nay, theo ông Tuấn, Ủy ban sông Mekong chỉ còn là tổ chức mang tính hợp tác trao đổi, không có quyền yêu cầu dành cho các nước, không có quyền phủ quyết. Các nước trong Ủy ban chỉ cần tham vấn các ý kiến của các quốc gia còn lại, chứ không có quyền thay đổi quyết định.