“Việc chỉnh trị dòng sông là cần thiết, nhưng làm ảnh hưởng đến dòng chảy hay khả năng thoát lũ là không thể được”- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói về dự án lấn sông Đồng Nai.
Lính dù Việt Nam có thể hoàn thành những nhiệm vụ gì?
- Cập nhật : 02/09/2015
(Quoc phong)
Hiện nay, Việt Nam không tổ chức đơn vị quân dù lớn, nhưng trong quá khứ, chúng ta đã từng tổ chức cấp Lữ đoàn Lính dù mang phiên hiệu 305.Lính dù là binh chủng đặc biệt thuộc Quân chủng Không quân thường dùng cho các nhiệm vụ đổ bộ đường không (đánh chiếm, tấn công mục tiêu đối phương), thả dù tiếp tế hàng hóa.
Trong quá khứ, Quân đội nhân dân Việt Nam từng tổ chức một đơn vị lính dù ở cấp Lữ đoàn mang phiên hiệu 305. Tuy nhiên do nhiều hạn chế, nhất là về điều kiện phương tiện mà đến năm 1967, Lữ đoàn 305 đã phải tổ chức huấn luyện lại để chuyển sang Binh chủng Đặc công. Từ đó về sau, Quân đội Việt Nam không còn duy trì được Binh chủng Nhảy dù nữa.
Lực lượng lính dù với quân phục dã chiến cùng mũ nồi và khẩu súng trường Galil ACE do Việt Nam sản xuất.
Nhưng trong buổi hợp luyện Lễ diễu binh – diễu hành kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lễ tổng duyệt chương trình diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 vừa qua đã xuất hiện một khối chiến sĩ với quân phục và trang bị của lực lượng lính dù.
Được biết, ngay từ cuối những năm 1950, Cục cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị đến trường bổ túc văn hóa Lạng Sơn tuyển người để đưa đi đào tạo lính dù. Ngay trong năm 1959, đoàn cán bộ gồm 41 người được đưa sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc.
Sau một thời gian huấn luyện, mùa hè năm 1960, đoàn trở về nước và tổ chức nhảy dù thực tập lần đầu tiên tại bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Đầu năm 1961, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Lữ đoàn lính dù 305 được thành lập.
Với sự giúp đỡ của nhóm chuyên gia nhảy dù Liên Xô, (5 người) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh. Tại khu vực Bắc Giang, Lữ đoàn 305 đã xây dựng các bãi nhảy lớn để luyện tập như bãi Buồm (huyện Lạng Giang), Chũ (huyện Lục Ngạn).
Cuối năm 1961, lính dù lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc diễn tập hiệp đồng binh chủng lớn tại Hải Dương. Đơn vị diễn tập gồm Sư đoàn Bộ binh 308, được tăng cường thêm ô tô vận tải, xe tăng, pháo binh, công binh và các đơn vị hậu cần, thông tin…
Tất cả gồm 600 xe cơ giới từ mô tô đến xe tăng, xe lội nước và hơn 130 khẩu pháo các loại. Đây là cuộc diễn tập hiệp đồng binh chủng lớn nhất của quân đội ta từ khi thành lập đến thời điểm đó.
Mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng trong kháng chiến chống Mỹ, Lữ đoàn lính dù 305 không trực tiếp chiến đấu mà chuyển thành đặc công. Theo tài liệu Lịch sử bộ đội Đặc công, vào tháng 3/1967, khi Binh chủng Đặc công chính thức được thành lập, Lữ đoàn 305 đã được chuyển nhiệm vụ từ lữ dù sang thành lữ đoàn đặc công.