tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: Con đường của Việt Nam

  • Cập nhật : 01/09/2015

(Tin kinh te)

Sông Mekong mang theo những giá trị đặc biệt về kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường cần được bảo vệ.

Chuyển nước là dự án được ấp ủ từ lâu

Chính phủ Thái Lan đang xem xét kế hoạch chuyển nước từ các dòng Mekong, Moei và Salween để tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp, trong bối cảnh khô hạn đang tiếp tục gây thiệt hại 48 huyện trên 9 tỉnh của nước này.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 9/8, trước thông tin này, TS Nguyễn Nhân Quảng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước (CIWAREM), nguyên Phó tổng Phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mê Kông VN cho biết: "Sông Mekong được nhìn nhận là tài sản chung, không chỉ của các quốc gia lưu vực sông mà còn là tài sản của nhân loại.

Bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 nước, đổ ra biển Đông qua cửa ngõ đồng bằng Cửu Long (Việt Nam), sông Mê Kông mang theo những giá trị đặc biệt về kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường cần được bảo vệ.

Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".

Theo ông Quảng, đây là vùng tam giác vàng giao Myanmar - Lào - Thái Lan, tại đây có một con sông nhánh tên là sông Cốc - Thái Lan, nước này định làm dự án ngăn nước trên dòng sông này. Tất nhiên nguồn nước sẽ lấy từ sông Mekong, nhưng đầu tiên sẽ đào một tuylen để bơm nước chuyển sang sông Chao Phraya.

Dự án này đã được ấp ủ từ lâu, nhưng bây giờ Thái Lan muốn khởi động lại, thực tế được chuẩn bị trong tiến trình lâu năm. Điều khác biệt, trong dự án mới này ngoài sông Mekong, Thái Lan định chuyển nước từ sông Moei và Salween, theo Hiệp định Mekong năm 1995, thì chuyển nước dòng nhánh trong mùa mưa sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng nghiêm cấm chuyển nước trong mùa khô.

Mặt khác, ông Quảng cho hay: "Về mặt kỹ thuật mang tiếng là dòng nhánh nhưng trong ngã ba sông nếu đào sâu dòng nhánh xuống, thì nước từ dòng chính sẽ chảy vào dòng nhánh. Từ đó sẽ bơm nước rồi chuyển đi mà như vậy sẽ rất nguy hiểm cho khu vực hạ lưu".Đặc biệt, trước việc Trung Quốc hiện nay cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây. Trong đó, tuyến phía Tây có chuyển nước từ sông Mekong và sông Salween, theo ông Quảng, đúng hơn là chưa thấy Trung Quốc đưa thông tin chính thức về kế hoạch chuyển nước sông Mekong.

thai lan dang len ke hoach chuyen nuoc song mekong

Thái Lan đang lên kế hoạch chuyển nước sông Mekong

Thế nhưng, bản thân Trung Quốc lại không tham gia vào Ủy ban sông Mekong, cho nên, những điều kiện, tham vấn giữa các nước được quy định trong Hiệp định Mekong năm 1995 sẽ khó được tuân thủ.

Bởi bản thân Trung Quốc là nước lời nói chưa chắc đã đi cùng với việc làm, vô cùng quan ngại chuyện đó.

Mặt khác, trước việc Lào, Campuchia cũng đang có những kế hoạch chuyển nước từ sông Mekong, ông Quảng nhận định: "Nằm ở khu vực hạ lưu nên hệ quả mà VN nhìn thấy rõ ràng đó là lượng nước mùa khô về ĐBSCL sẽ ít đi, ngoài chuyện số lượng nước mặn xâm nhập vào sâu hơn.

Hơn thế, cơ bản nhất hệ sinh thái thủy sinh sẽ bị tác động, ảnh hưởng, từ hệ sinh thái cửa sông, các loài cá sinh sống cũng sẽ bị tác động.

Bên cạnh đó, dòng nước cũng bị ảnh hưởng về lượng phù sa, gây sói lở, Mekong VN đang có nghiên cứu đến kịch bản này".

Sông mẹ Mekong - tài sản chung của nhiều quốc gia

Điều đáng nói, là các nước trong Ủy ban sông Mekong, không có quyền phủ quyết các quyết định của một đất nước, tất cả chỉ là nhằm đạt được thỏa thuận. Nếu tác động lớn mà vẫn xây dựng thì được coi là vi phạm Hiệp định, các nước có quyền nêu ra và yêu cầu xem xét. Những ý kiến của các nước vẫn được xem xét nếu hợp tác chân thành, thế nhưng thay đổi hay không, thì do đất nước đó.

Thế nhưng, nếu các nước trong mùa khô mà vẫn thực hiện các dự án chuyển nước là không thể chấp nhận được, bởi có mấy loại hạt: hạt thủy văn, hạt khí tượng, tức là không có mưa, khô rang, thủy văn là nước trên dòng sông bị lấy đi, hút lên tưới. Cộng với biến đổi khí hậu, rõ ràng tiềm năng của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh giải pháp an toàn, không gây hại thuộc về bên chủ động xây dựng công trình. Đó cũng là “nguyên tắc cẩn trọng” đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận tại Hiến chương thế giới về thiên nhiên năm 1982 và nhiều công ước, tuyên bố chung tại hội nghị quốc tế thừa nhận mà các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mekong phải có nghĩa vụ tôn trọng.

(Theo báo Đất Việt)

Trở về

Bài cùng chuyên mục