tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 02-09-2015

  • Cập nhật : 02/09/2015

Từ năm 2017 bắt đầu thiếu than cho nhu cầu trong nước

tu nam 2017 bat dau thieu than cho nhu cau trong nuoc

Từ năm 2017 bắt đầu thiếu than cho nhu cầu trong nước

Thông tin trên đưa ra tại Hội thảo khoa học Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 1/9.

Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa ra mục tiêu đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế.

Đồng thời, quy hoạch cũng góp phần hiệu quả việc quản lý điều hành, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, trong quá trình thực hiện, do nhu cầu than cho nhiệt điện, phân bón, xi măng, luyện kim.., cũng như điều kiện thăm dò khai thác than có nhiều thay đổi. Do đó, quy hoạch trên cần cập nhật đánh giá tình hình thực tế.

Ông Lê Văn Duẩn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp Vinacomin cho biết: Tổng trữ lượng than Việt Nam đã được điều tra, thăm dò tính đến hết năm 2014 là 46,96 tỷ tấn. Trong đó, tài nguyên chắc chắn tin cậy là 35,85 tỷ tấn.

"So với quy hoạch, trữ lượng tài nguyên than thăm dò theo số liệu gần đây đã giảm 1,77 tỷ tấn. Mức tài nguyên giảm là do cập nhật lại kết quả từ đề án điều tra đánh giá tiềm năng than bể Đông Bắc dưới -300m. Còn các khu vực khác không thay đổi”, ông Duẩn cho biết.

Theo nội dung quy hoạch điều chỉnh, số đề án thăm dò tăng thêm 5 đề án, tổng mét thăm dò tăng 261.340 mk. Cụ thể, đến năm 2020, tổng khối lượng thăm dò tại Bể Đông Bắc, Vùng Nội địa và Bể Sông Hồng đạt 1.846.400 mk.

Cùng với đó, nhu cầu than cả nước trong quy hoạch điều chỉnh sẽ giảm trên 20% so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2017, Việt Nam bắt đầu thiếu than cho nhu cầu trong nước. Đến năm 2020, nhu cầu than đặc biệt là than cho nhiệt điện sẽ đòi hỏi phải nhập khẩu một số lượng lớn.

Theo Tổng sơ đồ 7 (Quy hoạch điện 7) điều chỉnh, dự báo nhu cầu than trong nước rất lớn. Đến 2017, lượng than cho phát điện tính cả trong nước và nhập khẩu khoảng 38 triệu tấn than. Đến năm 2020, nhu cầu này sẽ lên đến 70 triệu tấn than cho phát điện.


Mất 3.000 phôi sổ đỏ, một Phó cục trưởng bị kỷ luật

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Tài nguyên - Môi trường (Bộ TN-MT), lãnh đạo bộ này cho biết, đã xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Ngô Hiếu, Phó cục trưởng Cục Đăng ký đất đai vì vụ việc làm mất 3.000 phôi sổ đỏ.

hien chua lam ro duoc vu mat 3.000 phoi so do chuyen tu ha noi vao da nang va phu yen - anh: ha an 

Hiện chưa làm rõ được vụ mất 3.000 phôi sổ đỏ chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng và Phú Yên - Ảnh: Hà An 

Ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN-MT cho biết, 3.000 phôi sổ đỏ được bộ phát hành đã bị thất lạc trong quá trình chuyển phát nhanh từ Hà Nội vào Đà Nẵng và Phú Yên.
Đơn vị làm dịch vụ chuyển phát nhanh là Tổng công ty CP chuyển phát nhanh Hợp Nhất. Số phôi sổ đỏ được xác định mất trong quá trình chuyển có số sê-ri từ BY 811001 đến BY 812000, BY 823001 đến BY 824000, BY 893001 đến BY 894000.
Lãnh đạo Bộ TN-MT đánh giá, việc để mất 3.000 phôi sổ đỏ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vụ việc lại đặc biệt nghiêm trọng ở chỗ những phôi sổ đỏ này có thể tiếp tay cho các hành vi lừa đảo, gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Để giảm thiểu thiệt hại, Bộ TN-MT đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng, trong đó có công an để phối hợp điều tra làm rõ. Hiện nay đang trong quá trình điều tra nên Bộ TN-MT chưa có thông tin cho báo chí.
“Tổng cục Cảnh sát đã có chỉ đạo công an các địa phương về việc này. Về mặt quản lý nhà nước, chúng tôi đã đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, thành và Văn phòng Đăng ký nhà đất từ cấp huyện đến cấp tỉnh coi số sê-ri của 3.000 phôi sổ đỏ đó là vô hiệu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trao đổi với Ngân hàng Nhà nước để ngăn chặn việc dùng các phôi sổ đỏ làm điều không tốt cho xã hội. Chúng tôi sẽ thông tin sau khi có kết quả điều tra cuối cùng về sự việc này”, ông Lịch nói.

Bùng phát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở các tỉnh phía nam

Đó là thông tin ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN-PTNT), công bố trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 31.8, cập nhật kết quả thanh kiểm tra ban đầu về việc sử dụng chất tạo nạc Salbutamol và kháng sinh cấm trong chăn nuôi ở các tỉnh phía nam.

Ông Dũng cho rằng đang có tình trạng bùng lên việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Tại TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2015 qua kiểm tra 227 mẫu nước tiểu heo của 51 lô heo giết mổ thì có 31 mẫu có tỷ lệ dương tính với các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Trong đó, 4 lô xuất phát từ Đồng Nai, 2 lô từ Tiền Giang và 1 lô từ Long An.
Cụ thể, tại Đồng Nai, qua thanh kiểm tra, tình hình người chăn nuôi sử dụng chất cấm tạo nạc, tăng trọng nhanh diễn ra phức tạp, phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với các chất cấm. Trong đó, đoàn kiểm tra phát hiện một số doanh nghiệp, thương lái mua lại heo của nông dân sau đó dùng chất cấm vỗ béo trước khi xuất chuồng.
Còn tại Tiền Giang, dù địa phương đã tuyên truyền qua đài truyền thanh xã nhưng vẫn còn tình trạng dùng chất cấm. Tại Tây Ninh, đoàn thanh tra liên ngành phát hiện 25/38 mẫu nước tiểu, Bến Tre có 4/16 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, về lâu dài, Thanh tra Bộ NN-PTNT sẽ đề nghị hình sự hóa hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thái Bình: Đầu tư 22km đường nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng giai đoạn 2, Dự án tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

hủ tướng giao UBND tỉnh Thái Bình hoàn thiện hồ sơ đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, bảo đảm phù hợp với quy hoạch.

Thru tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn và khả năng cân đối vốn cho dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình-Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình dài 48 km, nền đường chính rộng 22m, gồm 4 làn xe, mỗi chiều có 1 làn xe cơ giới, 1 làn xe thô sơ, có dải phân cách giữa rộng 1,5m, hệ thống đường gom 2 bên, hệ thống thoát nước, an toàn giao thông.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, tốc độ thiết kế 100km/giờ chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I từ 2010-2015 triển khai xây dựng hơn 26km từ xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà) đến điểm giao với Quốc lộ 10 tại khu vực xã An Vinh (huyện Quỳnh Phụ); giai đoạn II thực hiện từ năm 2015-2020 xây dựng 22km còn lại


Bộ Tài chính: Nhập khẩu ô tô tăng vọt, thu NSNN đạt gần 65% dự toán năm

Theo tin từ Bộ Tài chính, số thu NSNN từ đầu năm đến ngày 23/8/2015 đạt 160.467 tỷ đồng; bằng 61,7% dự toán năm 2015 và bằng 60,6% so với chỉ tiêu phấn đấu (265.000 tỷ đồng).

Trên cơ sở số thu 7 tháng đầu năm, số thu những ngày đầu tháng 8 và ước kim ngạch XNK trong tháng 8/2015, Bộ Tài chính ước thu tháng 8/2015 đạt 20.500 tỷ đồng; giảm 6% so với tháng trước.

Ước thu NSNN 8 tháng đầu năm 2015 đạt 167.950 tỷ đồng, bằng 64,6% dự toán thu NSNN; bằng 63,4% chỉ tiêu phấn đấu 265.000 tỷ đồng và tăng 1,46% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, thu từ thuế xuất khẩu đạt 4.710 tỷ đồng; thu từ thuế nhập khẩu đạt 46.215 tỷ đồng; thu thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 11.065 tỷ đồng; thu thuế giá trị gia tăng đạt 105.450 tỷ đồng; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 265 tỷ đồng; và các khoản thu khác đạt 245 tỷ đồng.

Bộ Tài chính lý giải, thu NSNN 8 tháng năm 2015 tăng so với cùng kỳ do kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính tăng cao như ô tô nguyên chiếc tăng 132,1%; linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 47,9%; sắt thép các loại tăng 10,8%; máy móc thiết bị tăng 33,4%; sản phẩm từ sắt thép tăng 41%, phân bón các loại tăng 14,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 35,3%…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục