Tổng Bí thư chỉ đạo đẩy nhanh án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng
Mối quan tâm đặc biệt của Thủ tướng
Malaysia mới bắt giữ 14 ngư dân Việt Nam
Dự án cầu đường Bình Tiên 5 năm vẫn trên giấy
Lốc xoáy tốc mái 320 ngôi nhà, thiệt hại 3,8 tỷ đồng
Người Việt vẫn thờ ơ với TPP
- Cập nhật : 20/11/2015
(Kinh te)
Khảo sát của Indochina Research cho thấy chỉ có gần 30% người Việt được hỏi biết đến thông tin TPP đã được hoàn tất đàm phán vào tháng trước.
Cụm từ “TPP” đã trở thành một chủ đề nóng kể từ ngày 5/10/2015 khi 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương đàm phán thành công Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, một báo cáo mới công bố của Hãng nghiên cứu Đông Dương (Indochina Research) cho hay tỷ lệ nhận thức của người Việt Nam về hiệp định thế kỷ này vẫn còn thấp.Khảo sát trên 600 người dân tại Hà Nội và TP HCM trong độ tuổi từ 15 tới 64 từ ngày 22/10 tới 3/11/2015, kết quả cho thấy dù thông tin đã được báo chí công bố rộng rãi nhưng chỉ 28% số người tham gia phỏng vấn có thể tự trả lời rằng TPP đã được hoàn tất đàm phán tháng trước. Tỷ lệ này còn thấp hơn ở Hà Nội, chỉ chiếm 22%, trong khi đó ở TP HCM là 35%. Mức độ nhận biết này tăng trong mối tương quan với hộ gia đình khi 40% hộ gia đình có thu nhập trên 15 triệu đồng một tháng biết về nó.
Mặc dù tỷ lệ nhận biết thấp như vậy nhưng khi được giải thích về nội dung chung của hiệp định, 71% tổng số người đánh TPP là một cam kết tích cực cho Việt Nam. Trong số 12 quốc gia thành viên, Việt Nam được nhận xét sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ và Nhật Bản. Nhiều người đánh giá TPP là “Cam kết thương mại thế kỷ”.
TPP không chỉ cải thiện thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia mà còn cho thấy trước làn sóng vốn đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam từ các quốc gia tham gia hay không gia TPP. Với những ý kiến của người dân về hiệp định, Indochina Research cho rằng Việt Nam nên mau chóng thúc đẩy quá trình thực hiện cam kết một cách chính thức. Thêm vào đó, các công ty và doanh nghiệp cần được cung cấp thông tin và hỗ trợ để hiểu hơn và thích nghi với bước tiến mới này trong quá trình hội nhập kinh tế.