Hôm 5/5, chuyên gia luật quốc tế Roncevert Almond, cố vấn cho nhiều cơ quan chính phủ ở châu Á, châu Âu, Trung Đông, đã bình luận về tương lai quan hệ Việt – Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới.
Thuế, phí “đè bẹp” doanh nghiệp
- Cập nhật : 30/05/2016
(Doanh nghiep)
Câu chuyện thuế, phí không tên và thanh kiểm tra mật độ cao tiếp tục trở thành một chủ đề được đề cập khi Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo chuyên đề về Nghị quyết 35/NQ-CP (hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020) diễn ra cuối tuần qua. Các loại phí “bôi trơn” này sẽ ra sao trong thời gian tới là câu hỏi khó có lời giải đáp, dù thực tế ai cũng nhìn ra bất cập.
Ám ảnh phí đường bộ
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhìn nhận những khoản thuế và phí chính thức lên tới 40% lợi nhuận của DN. Nhưng DN còn đang phải chịu các chi phí như bảo hiểm xã hội, phí giao thông… được coi là mức cao so với khu vực. Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình cho rằng Bộ Giao thông - Vận tải cần xem xét lại phí đường bộ hiện nay quá cao.
Riêng việc phải chịu các khoản phí chính thức lên tới 40 % đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của DN. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của DN. Quốc gia nào cũng huy động nguồn thu ngân sách thông qua thuế, DN mất lợi thế cạnh tranh ngay từ chí phí chính thức nhiều như vậy phải xem lại.
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Đơn cử đoạn đường Thái Bình - Hà Nội chỉ 105km nhưng có tới 4 trạm thu phí; có đoạn chỉ mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức phí 45.000 đồng đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống. Hiệp hội DN quận Hải An (Hải Phòng) cũng kiến nghị cần xem xét lại giácước vận tải cho tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vì quá cao. Hầu hết các DN mong muốn có sự minh bạch, công khai làm 1km hết bao nhiêu tiền? Được thu phí bao nhiêu năm? Giá cước thu phí cụ thể? Bao nhiêu năm sẽ thu hồi đủ vốn của nhà đầu tư? Từ đó có thể tính toán để đưa ra mức phí hợp lý".
Còn theo Hiệp hội Công Thương TP Hà Nội, việc thu phí giao thông đường bộ còn nhiều bất hợp lý, vẫn còn tình trạng các trạm thu phí đang hoạt động vi phạm pháp luật, như địa điểm đặt trạm thu phí không đúng, khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa đúng quy định, hệ thống đường giao thông mới xây xong đã bị xuống cấp hư hỏng... Việc thu phí theo đầu phương tiện với hình thức thu qua đăng kiểm và mức thu chưa căn cứ vào thực tế sẽ làm DN vô cùng khó khăn, cần xem xét lại. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhìn nhận: “Không chỉ chi phí vận tải, mà mọi trận địa đối với DN chỉ thấy tăng và tăng, không chỗ nào giảm chi phí để giảm rủi ro cho DN. Thuế môn bài, phí đường bộ... đối với DN lớn có thể không sao, nhưng với DN nhỏ sẽ tác động lớn và ngay lập tức”.
Không những vậy, DN còn phải chịu những khoản phí không chính thức khác chưa thể thống kê được. Thông qua việc điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đa phần DN đều cho biết họ phải chịu chi phí không chính thức. PCI được điều tra, công bố hơn 10 năm nay và hầu như không năm nào ngớt lời ca thán về các loại chi phí không chính thức DN phải bỏ ra để bôi trơn.
Chóng mặt với thanh, kiểm tra
Một vấn đề lớn khác là công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan hành chính. Hiệp hội DN Thái Bình cho biết thời gian qua nhiều DN rất bức xúc vì Bộ Tài nguyên - Môi trường triển khai quá nhiều đợt thanh tra. Có DN vừa thanh tra cuối năm 2014, kết luận trong năm 2015, đến năm 2016 lại có quyết định thanh tra tiếp.
Một DN nhỏ ở Thanh Hóa cho biết để có thể hoạt động, hàng tháng phải đóng nhiều loại thuế, phí “bôi trơn” cho lực lượng mà ông ví “đông như quân Nguyên”: công an phường, quy tắc phường, quy tắc trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát 113… Các khoản này tính công khai theo tháng, quý và các ngày lễ, tết.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI
Thanh tra các DN không có tính luân phiên mà chỉ tập trung vào các DN lớn, và một số thành viên trong đoàn thanh tra có những biểu hiện thiếu tôn trọng DN. Theo hiệp hội này, tần suất thanh tra không nên quá dày, đồng thời cần có sự nghiên cứu thống nhất với ý kiến của các trưởng đoàn thanh tra đã kết luận tại DN trước đó; các DN đã thanh tra xong sau khi có kết luận không nên thanh tra tiếp mà giao cho sở tài nguyên - môi trường tiếp tục theo dõi kết quả khắc phục của DN và báo cáo về bộ.
Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc cũng phản ánh mỗi năm DN phải tiếp hàng chục đoàn thanh, kiểm tra. Thậm chí có tháng 1 DN tiếp tới 4-5 đoàn thanh tra. "Vẫn biết thanh, kiểm tra là việc làm cần thiết để DNsản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Tuy nhiên việc thanh, kiểm tra quá nhiều, cùng một nội dung của nhiều ngành gây khó khăn cho DN.
Thậm chí, tâm lý của phần lớn người Việt Nam cứ thấy thanh tra là lo lắng, khách hàng không ủng hộ, cổ đông rút vốn, thương hiệu, uy tín của DN bị giảm sút. Do đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành thanh tra cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể để tránh chồng chéo, tạo điều kiện cho DN phát triển" - Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị. Còn Hiệp hội DN tỉnh An Giang cho rằng cần hạn chế tình trạng đến DN đột xuất, công bố quyết định thanh, kiểm tra và tiến hành kiểm tra, xử phạt, xem DN như đối tượng sai phạm, hoặc kiểm tra đột xuất, kiểm tra lần đầu đã xử phạt nặng đối với DN.
Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lực lượng thanh, kiểm tra không thể kiểm tra hiệu quả đối với tất cả 500.000 DN. Nhiệm vụ của cơ quan nhà nước là phải phân loại được DN, khoanh vùng những DN có nguy cơ cao, phát hiện và xử lý sai phạm bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau, không nhất thiết phải thường xuyên tới tận DN kiểm tra. Việc hạn chế tiếp xúc với DN trong công tác thanh, kiểm tra sẽ hạn chế được những tiêu cực, rủi ro tham nhũng.