Cơ hội cho chất lượng tăng trưởng thì còn khá nhỏ bé và thách thức cho tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng rất cao.
Bế tắc trong liên kết vùng do địa phương nào cũng... ham thu vén
- Cập nhật : 06/04/2016
(Tin kinh te)
Phải phá vỡ tính cục bộ địa phương mới tạo ra động cơ liên kết vùng thực sự, thay vì các kết nối về giao thông hay mối quan hệ láng giềng hiện có giữa các địa phương.
Thể chế để “gà đẻ trứng vàng”
Không chọn bất cứ một khu, vùng kinh tế nào, “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân sách nhà nước và nhiều lợi ích kinh tế được tạo ra cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà Nhóm nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright chọn để nói về hiệu quả của mô hình liên kết vùng là Khu Nam Sài Gòn và tỉnh Bình Dương.
“Ngân sách nhà nước bỏ vào hai nơi này gần như là con số không, nhưng cách làm mới đã tạo ra những kết quả đáng kinh ngạc. Hai vùng kinh tế năng động với những cơ sở hạ tầng thiết yếu khá hoàn chỉnh và nguồn nhân lực đã được gia tăng đáng kể”, ông Huỳnh Thế Du, thành viên của Nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định như vậy tại Hội thảo Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam diễn ra cuối tuần trước tại Hà Nội.
.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn không phải là mô hình liên kết mà các chuyên gia kinh tế muốn nhân rộng. Thậm chí, kế hoạch đưa TP.HCM trở thành đặc khu kinh tế cũng chưa phải là cách lựa chọn tối ưu.
Trong góc nhìn của các chuyên gia Fulbright, hai địa danh trên dù chưa được coi là một khu kinh tế - nơi sẽ được ưu tiên đầu tư nguồn lực để tạo động lực lôi kéo, lan tỏa đến các địa phương trong vùng và cả vùng khác, nhưng lại tận dụng được cả 4 yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công. Đó là vị trí gần các trung tâm kinh tế hoặc thị trường lớn; quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp trong một liên minh ủng hộ mạnh; các đối tác có lợi ích dài hạn từ thành công của khu vực; đặc biệt là có môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo ra cácdoanh nhân công - những người làm ở khu vực công nhưng có tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận rủi ro.
Đặc biệt, giá trị lớn nhất từ quá trình phát triển Khu Nam Sài Gòn, nơi mà TP.HCM đang hướng đến xây dựng một khu kinh tế đặc biệt, là việc hình thành doanh nghiệp tầm cỡ có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của TP.HCM mà Nhà nước không phải bỏ ra nguồn lực.
“Tính từ Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) ở giai đoạn đầu đến Công ty TNHH một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) hiện tại, Khu Nam Sài Gòn là nơi thử nghiệm các mô hình mới để tháo gỡ các nút thắt thể chế cho liên kết phát triển mỗi thời điểm, hơn là mô hình doanh nghiệp thuần túy”, ông Du phân tích.
Động lực hợp tác
Nhưng dù có Khu Nam Sài Gòn và Bình Dương, thì Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn không phải là mô hình liên kết mà các chuyên gia kinh tế muốn nhân rộng. Thậm chí, kế hoạch đưa TP.HCM trở thành đặc khu kinh tế cũng chưa phải là cách lựa chọn tối ưu.
Trong nghiên cứu về mô hình liên kết, nhóm tác giả của Fullbright đề xuất nối kết Khu Nam Sài Gòn (TP.HCM) và khu Cần Giuộc (Long An), thay vì thành lập các khu kinh tế trong địa giới hành chính của một địa phương như truyền thống. Cách tiếp cận này tận dụng được không chỉ những lợi thế của mô hình khu kinh tế, mà cả cách tiếp cận cụm ngành và quan trọng hơn là có thể phá vỡ được bế tắc trong liên kết vùng do tất cả đều được quyết định dựa trên địa giới hành chính như hiện nay.
Hiện tại, ở góc độ địa phương, những gì Quảng Ngãi hay Hà Tĩnh đang có được rất cám dỗ. Mỗi tỉnh hay mỗi khu kinh tế chỉ cần có một dự án hay doanh nghiệp rất lớn là mọi chuyện có thể thay đổi, nhất là về khía cạnh ngân sách. Do vậy, nhiều địa phương sẽ tìm nhiều cách khác nhau để có được những công trình như vậy.
Nhu cầu thu vén cho ngân sách của các địa phương là tất yếu khi họ đang phải gánh trách nhiệm phát triển kinh tế địa phương. Hệ quả là sẽ có tình trạng tranh giành các dự án hay các cuộc đua “tới đáy” thay vì “cùng thắng”. Đây cũng là nguyên do các khu kinh tế ở Việt Nam thường chú trọng đến các lợi ích trực tiếp tính bằng số vốn, số doanh nghiệp, số việc làm, hay doanh số, trong khi các lợi ích mềm hay nhân tố động, đặc biệt là vai trò “phòng thí nghiệm chính sách” chưa được quan tâm.
Chính vì vậy, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, thành công trong mối liên kết này lại phụ thuộc vào chính quyền các địa phương, vì sẽ có những địa phương là “anh cả” và có nơi là “em út”. “Về kinh tế, phải có điểm phân chia lợi ích và trách nhiệm. Về phân cấp, phải có cơ chế tránh chồng chéo và thêm cấp phê duyệt…”, ông Lực nhìn nhận.
Đang có đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ nguồn thu theo nguyên tắc, những gì hiện có ở bên nào thì thuộc về bên đó, đối với những nguồn thu mới thì hai bên sẽ cùng chia theo công thức mà hai bên thấy phù hợp. Đối với các trường hợp cần phải di dời hay thay đổi địa điểm, thì hai bên có thể thỏa thuận rằng, địa phương nơi đặt cơ sở hiện tại sẽ nhận được nguồn thu bằng với mức đang có và hai bên sẽ phân chia phần tăng thêm cũng như các chi phí cần thiết theo một công thức được thống nhất.
Nhóm Fullbright cho rằng, đây là cách thức khả dĩ để có thể phá vỡ bế tắc trong liên kết vùng hiện nay. Việc chia sẻ nguồn thu và trách nhiệm giữa hai địa phương sẽ tạo ra các cơ sở trong việc liên kết cũng như chia sẻ trách nhiệm sâu rộng hơn trong tương lai, điều này có thể hướng đến mô hình đô thị kết nối thực chất, chứ không phải chỉ là các kết nối về giao thông.
Đặc biệt, ông Du muốn khai thác mô hình thành công của IPC như chất kết dính tốt làm nền tảng cho thành công giữa 2 địa phương. Cả TP.HCM và Long An đều thành lập các ban điều hành hay chỉ đạo dự án hay khu vực có thẩm quyền cao trong phạm vi phân quyền của mình. Hai bên có thể phối hợp nhau để triển khai với trung gian kết nối là IPC, vì IPC chính là đối tác có lợi ích lâu dài trong liên kết này.
Khánh An
(Theo Báo Đầu Tư)