Để việc cổ phần hóa được tiến hành suôn sẻ và đúng tiến độ, chỉ có cách dùng một cây gậy chính sách thật mạnh.

Rất nhiều các hãng sản xuất lớn của Nhật Bản hoàn toàn trông cậy vào việc nhập khẩu linh phụ kiện từ khu vực miền nam Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cần dồn sự chú tâm vào việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất được linh phụ kiện thay vì phải nhập từ Trung Quốc - đại diện JETRO cho biết.
Phát biểu tham luận tại Diễn đàn Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới diễn ra sáng 30/3/2016, ông Atsusuke Kawada - Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những nỗ lực trong kết nối, song tỉ lệ mua linh phụ kiện tại chỗ (nội địa hóa) của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn thấp.
Theo báo cáo điều tra của JETRO, tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32,1%, nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22,4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33,2% thì hoàn toàn không tăng.
Nếu so tỉ lệ nôi địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%, Indonesia là 40,5%, Malaysia là 36% thì tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là rất thấp - ông Atsusuke nhận xét.
Tiếp nữa, mặc dù nói tỉ lệ nội địa hóa là 32,1% nhưng trong đó, phần trăm mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam là 45,1%, từ doanh nghiệp Việt Nam là 41,2%, và phần còn lại 13,7% là mua từ các doanh nghiệp nước khác như Đài Loan…
Như vậy, nếu tính phần trăm mua từ các doanh nghiệp Việt Nam với tỉ lệ nội địa 32,1% thì thực chất tỉ lệ nội địa từ các doanh nghiệp "thuần túy" Việt Nam không quá 13,2%.
Theo đánh giá của đại diện JETRO, Việt Nam đang dành sự ưu tiên cho việc cấp vốn để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng như các chính sách đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù vậy, trên thực tế chưa thấy rõ được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
"Cá nhân tôi rằng việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ của các sản phẩm điện gia dụng, máy móc văn phòng và ngành công nghiệp linh kiện ô tô là rất quan trọng" - ông Atsusuke cho biết.
Theo đó, để mở rộng qui mô sản xuất ô tô tại Việt Nam cần thiết phải tăng qui mô sản xuất của các hãng linh phụ kiện liên quan. "Nếu không trông chờ được vào điều này thì việc sản xuất linh phụ kiện ô tô với giá thành thấp là rất khó khăn và tôi nghĩ là không dễ dàng để phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan đến các linh phụ kiện cho ô tô" - đại diện JETRO lo ngại.
Theo ông Atsusuke, nếu qui mô sản xuất nhỏ thì sẽ là gánh nặng cho chi phí sản xuất và rất khó để sản xuất ra được các linh phụ kiện với giá thành thấp.
Ông Atsusuke cũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có những cải thiện về điều kiện để nhận được những chính sách ưu đãi. Việc xây dựng môi trường kinh doanh được hưởng nhiều chính sách ưu đãi sẽ làm khuấy động mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của các hãng lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chế tạo, sản xuất được máy móc văn phòng (máy in), sản phẩm điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt) thì Chính phủ Việt Nam cần có đề án rõ ràng cho việc hỗ trợ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp ưu tú của Việt Nam một cách tập trung triệt để.
"Rất nhiều các hãng sản xuất lớn của Nhật Bản thì hoàn toàn trông cậy vào việc nhập khẩu linh phụ kiện từ khu vực miền nam Trung Quốc. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam cần dồn sự chú tâm vào việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp Việt Nam để có thể sản xuất được những linh phụ kiện thay cho việc phải nhập khẩu chúng từ Trung Quốc" - đại diện JETRO phát biểu.
Cũng theo ông Atsusuke, có nhiều doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đang rất chú tâm vào việc nâng cao độ tinh xảo và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của công ty mình sản xuất. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ tích cực đối với các công ty “thực sự muốn làm” của Việt Nam.
Để việc cổ phần hóa được tiến hành suôn sẻ và đúng tiến độ, chỉ có cách dùng một cây gậy chính sách thật mạnh.
Chúng ta không thể cất lời khi miếng bánh lao động lương cao, nhiều ưu đãi không dành phần nhiều cho người Việt.
Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.
Nhiều doanh nghiệp (DN) đã lập mô hình sàn giao dịch vận tải để kết nối nhu cầu di chuyển, vận tải hàng hóa liên tỉnh nhằm tăng hiệu quả, giảm lượng xe trên đường, giảm ô nhiễm...
Tạp chí CAP’IDF số 61- tháng 6 năm 2017 của Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile de France (MEDEF Ile de France) có buổi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam- Trần Tuấn Anh xoay quanh vấn đề này.
Quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI có thể khiến Việt Nam có hai nền kinh tế và khó thoát khỏi mô hình kinh tế gia công với nhiều hệ lụy.
Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành kinh tế. Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 25% đến 30% GDP. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp suy giảm liên tục trong những năm qua. Tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là nội dung tác giả đề cập trong bài viết.
Việt Nam bất ngờ hạ lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 3 năm qua nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng.
Tỉ lệ 10 doanh nghiệp khai sinh thì 9 doanh nghiệp khai tử là minh chứng cho thế yếu nhiều mặt của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Với lợi thế đường bờ biển dài, các khu kinh tế miền Trung có những thế mạnh cơ bản để phát triển trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn mạnh dựa trên nền tảng cảng biển - du lịch.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự