Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm 2015 cho thấy bức tranh về khối doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục có nhiều mảng tối bởi tình trạng thua lỗ, mất vốn lên đến nhiều nghìn tỷ đồng.
TS Nguyễn Đình Cung: Chúng ta đang chi quá nhiều so với thu!
- Cập nhật : 28/10/2015
(Tai chinh)
Thu chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn mà vẫn tận thu thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Thu ngân sách vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ khiến nền kinh tế trì trệ. Ở Việt Nam, cái ngưỡng này đã sắp đến giới hạn.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thách thức nhất đối với nền kinh tế hiện nay chính là “loay hoay” trước áp lực ngân sách và tài khóa. Nợ công gần chạm trần; bố trí chochi thường xuyên và chi đầu tư phát triển còn khó khăn.
Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư thì tình hình thu chi ngân sách hiện nay đang có một số vấn đề khi tỷ lệ chi ngân sách ngày càng tăng, chi thường xuyên tăng cao, chi cho đầu tư phát triển bị hạn chế. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, giải pháp cần đưa ra đối với thu chi ngân sách là gì để có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng?
Ngân sách và tài khóa vẫn là những điểm chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro và bất ổn của nền kinh tế. Chúng ta đang chi quá nhiều so với thu, hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách cũng chưa được như kỳ vọng.
Thu chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn mà vẫn tận thu thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Thu ngân sách vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ khiến nền kinh tế trì trệ. Ở Việt Nam, cái ngưỡng này đã sắp đến giới hạn.
Nếu tiếp tục tăng thu sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp do tận thu từ thuếvà phí. Bản thân việc phát hành TPCP kỳ hạn dài khó phát hành, kỳ hạn ngắn thì áp lực đảo nợ lớn.
Do vậy, giải pháp ở đây là phải điều chỉnh chi, giảm chi và tăng hiệu quả chi ngân sách. Việc này đã đề cập nhiều nhưng chưa được giải quyết. Nhà nước cần tăng cường thực hiện các biện pháp giảm chi, giảm bộ máy quản lý cồng kềnh.
Mặc dù tình hình ngân sách khá căng thẳng, song các chỉ tiêu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong 3 quý đầu năm 2015 được đánh giá là hết sức ấn tượng. Ông đánh giá thế nào về những kết quả này?
Ổn định kinh tế vĩ mô là chủ trương nhất quán của Chính phủ kể từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, từ năm 2012 tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam liên tục ổn định, tương đối vững chắc là một thành tựu đáng tự hào.
Chỉ số giá tiêu dùng giảm liên tục và ổn định ở mức thấp. Có thể nói, đây là một thành công của Việt Nam, là cơ sở của việc duy trì môi trường kinh doanh và là điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Nhưng nhìn sâu hơn phải thấy rõ nguyên nhân căn bản tạo nên thành công đó là gì? Đó là do giá dầu giảm khiến nguyên liệu đầu vào giảm. Với một nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài như Việt Nam, khi giá nguyên liệu thế giới giảm sẽ làm cho giá hàng hóa trong nước giảm.
Nếu như giá bên ngoài giảm thì có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, tạo động lực cho tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra nhiều nguy cơ như biến động giá hàng hóa. Do vậy, nếu không điều chỉnh chính sách hợp lý, nguy cơ lạm phát quay trở lại là hoàn toàn có thể xảy ra.
Một điều quan trọng hơn là làm thế nào để đưa lợi ích của nền kinh tế tác động tích cực đến người dân, đến hoạt động kinh doanh của DN. Tăng thu từ các dịch vụ công như dịch vụ y tế, giáo dục... chỉ làm tăng gánh nặng đối với người dân, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.
Vừa qua Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam – EU... Ông đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của cộng đồng doanh nghiệp trước bối cảnh các hiệp định sắp có hiệu lực? Làm thế nào để DN Việt có thể tận dụng được những cơ hội này?
Nhiều chuyên gia từng nói rằng chúng ta là một nền kinh tế yếu nhưng lại ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do. Đây là một nỗ lực rất lớn.
Tôi cho rằng đây là xu thế tất yếu của nền kinh tế, không nên nói quá nhiều hay quá ít mà quan trọng là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội mà các hiệp định này mang lại cho Việt Nam.
Tuy nhiên, câu hỏi cần đặt ra là cơ hội sẽ phân cho ai, ai sẽ tận dụng được cơ hội này? Làm thế nào để người dân và doanh nghiệp Việt Nam hưởng được cơ hội, chứ không phải dành cho DN nước ngoài đầu tư ở Việt Nam.
Quan trọng nhất là vai trò và cách thức quản lý của Nhà nước. Cần thay đổi tư duy quản lý theo xu hướng hội nhập để tương thích với thế giới. Bên cạnh đó, cần các công cụ hỗ trợ để dòng cơ hội thực sự đến với người dân và doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!