“Chúng ta cần có cái nhìn bình tĩnh về TPP, bởi những khó khăn để kết thúc vẫn có thể còn ở phía trước, thậm chí gây bất ngờ phút cuối nếu quốc hội một số nước không đồng ý thông qua TPP”.
Việt Nam: Lạc quan về triển vọng kinh tế, niềm tin người tiêu dùng tăng kỷ lục
- Cập nhật : 29/10/2015
(Tin kinh te)
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai tại Việt Nam đều gia tăng.
Ngân hàng ANZ vừa công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam ANZ-Roy Morgan tháng 10/2015. Theo đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tháng này đã tăng 5,8 điểm; đạt 141,1 điểm; cao hơn mức trung bình dài hạn (135,9 điểm). Chỉ số này cũng cao hơn 6,4 điểm so với cùng kỳ năm trước (134,7 điểm).
Theo nhận định của ANZ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai tại Việt Nam đều gia tăng.
Xét về tình hình tài chính cá nhân, 34% người tiêu dùng tham gia khảo sát (tăng 5% so với tháng 9) cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 16% người tiêu dùng (giảm 6% so với tháng 9 và ở mức thấp kỷ lục cho chỉ số này) cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu hơn”.
57% người tiêu dùng (tăng 2% so với tháng 9) kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới. Chỉ có 4% người tiêu dùng (giảm 2%) dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu hơn”. Đây cũng là là mức thấp nhất được ghi nhận cho chỉ số này từ khi nghiên cứu này bắt đầu được thực hiện (tháng 1 năm 2014).
Bên cạnh đó, 57% người tiêu dùng Việt Nam (tăng 7% so với tháng 9) cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới; trong khi 10% người tiêu dùng (giảm 2%) dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.
Xét về dài hạn, 64% người tiêu dùng (tăng 3% so với tháng 9) kỳ vọng rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 5 năm tới. Ngược lại, 5% người tiêu dùng Việt Nam (giảm 2%) dự đoán rằng tình hình kinh tế trong nước sẽ ở “trạng thái xấu” trong vòng 5 năm tới.
40% người tiêu dùng (giảm 1% so với tháng 9) cho rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính trong gia đình. Đây cũng là mức thấp nhất được ghi nhận cho chỉ số này kể từ tháng 11 năm 2014. Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng “đây là thời điểm xấu” để mua các vật dụng chính trong gia đình cũng giảm xuống ở mức 11% (giảm 1% so với tháng 9) – mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 2 năm 2015.
Ông Glenn Maguire – Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ cho biết, niềm tin người tiêu dùng trong tháng 10 tăng trưởng mạnh là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững trong sự suy giảm thương mại toàn cầu.
Đồng thời, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh, tạo ra những hiệu ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là cho thị trường nội địa.
Niềm tin gia tăng mạnh mẽ trong nhận định về tình hình tài chính cá nhân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai cho thấy các hộ gia đình Việt Nam đang đón nhận những lan tỏa tích cực của nền kinh tế - đó là mức thu nhập cao hơn từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Nguyệt Quế