Tại buổi làm việc dưới danh nghĩa Tổ công tác của Thủ tướng về việc thực hiện chỉ đạo, kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) sáng nay (25/8), nhắc lại vụ quán cà phê "Xin chào", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói:"Có ý kiến cho rằng sao sự việc nhỏ như vậy Thủ tướng cũng nhúng tay vào. Thủ tướng cho rằng: Nhỏ nhưng nếu họ là bố anh, thì vụ việc ấy nhỏ hay to?. Nếu việc của dân nói là nhỏ, nhưng việc nhà mình nói là to. Như thế là không được"
Lộ nhiều sai sót tại PVN, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu "truy" trách nhiệm
- Cập nhật : 10/08/2016
(Kinh te)
Thông qua kết quả kiểm toán năm 2015 vừa phát hành, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, sai sót tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và yêu cầu PVN phải thực hiện kiểm điểm và chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu PVN ký kết sửa đổi (Amendment 1) so với thỏa thuận gốc, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc đàm phán, thương lượng với Gazprom để thu hồi số tiền lãi tính đến 10/4/2015 là hơn 42,6 triệu USD (tương đương trên 905 tỷ đồng).
Ngoài ra, theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, PVN cần kiểm điểm và xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Nghiên cứu khoa học và đào tạo, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Tập đoàn này cũng đã thực hiện mua xăng dầu của các doanh nghiệp khác không tuân thủ quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Việc mua xăng dầu không tuân thủ của PVN xảy ra với các đối tác là Công ty CP xăng dầu dầu khí Sài Gòn, Công ty CP xăng dầu dầu khí Tây Ninh và Công ty Cổ phần Xăng dầu MeKong.
Ngoài ra, theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, PVN chỉ đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra làm rõ sai phạm về việc mua bán xăng dầu tại Petro MeKong và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến PVN, báo cáo Kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước cũng đưa ra đề nghị đối với Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án xử lý tồn tại về số liệu liên quan đến báo cáo tài chính bàn giao tại ngày 1/7/2010 của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đảm bảo kịp thời, hiệu quả theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Công Thương chỉ đạo và phối hợp với PVN xây dựng quy trình, phương pháp, cách thức xác định trữ lượng, sản lượng dầu còn lại của các mỏ để thống nhất tiêu chí phân bổ chi phí thăm dò, khai thác dầu khí, tránh tình trạng xác định trữ lượng, sản lượng không nhất quán dẫn đến phải điều chỉnh, phê duyệt lại thông tin Báo cáo tài chính năm 2014 của PVEP và PVN.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo PVN rà soát, đánh giá cụ thể các dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí không thành công đã được PVN đề nghị phân bổ chi phí năm 2014 để làm rõ số liệu thanh quyết toán, quy trình, thủ tục phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định, qua đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong khi đó, theo đề nghị của cơ quan kiểm toán, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế xử lý tài chính các dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí không thành công của PVN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; đồng thời báo cáo, đề xuất Chính phủ xem xét bổ sung cơ chế liên quan đến nội dung trên khi sửa đổi Nghị định 06/2015/NĐ-CP ngày 13/1/2015 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn tiêu chí xác định trữ lượng, sản lượng dầu và khí còn lại của các mỏ đang khai thác thương mại để thống nhất tiêu chí phân bổ chi phí thăm dò, khai thác dầu khí làm cơ sở cho PVN, PVEP thống nhất thực hiện và thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.