Cái chết của nông sản Việt là xuất thô. Câu hỏi cơ bản nhất phải trả lời là khi sản phẩm không bán được thì sẽ làm gì?
Vụ quán cà phê "Xin chào", nếu họ là bố anh thì vụ ấy nhỏ hay to?
- Cập nhật : 25/08/2016
(Kinh te)
Tại buổi làm việc dưới danh nghĩa Tổ công tác của Thủ tướng về việc thực hiện chỉ đạo, kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) sáng nay (25/8), nhắc lại vụ quán cà phê "Xin chào", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói:"Có ý kiến cho rằng sao sự việc nhỏ như vậy Thủ tướng cũng nhúng tay vào. Thủ tướng cho rằng: Nhỏ nhưng nếu họ là bố anh, thì vụ việc ấy nhỏ hay to?. Nếu việc của dân nói là nhỏ, nhưng việc nhà mình nói là to. Như thế là không được"
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong thời gian qua, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã nhận được rất nhiều ý kiến, quan điểm của các Bộ ngành về một vấn đề, một Nghị định, Thông tư cụ thể. Mặc dù VPCP đề nghị các bên phối hợp thực hiện, thống nhất. Tuy nhiên, quan điểm của VPCP là nếu các vấn đề có xung đột nhau về quan điểm giữa các bên, VPCP sẽ không đẩy qua đẩy lại.
"Tất cả các vấn đề xung đột giữa các bộ về quan điểm VPCP chủ động giải quyết chứ không đẩy văn bản đi các bộ. Tôi cho rằng, việc quản lý của người ta về nghiệp vụ như vậy nên quan điểm của người ta như vậy, không thể có ý kiến thống nhất hết được", Bộ trưởng Dũng khẳng định.
Viện dẫn vụ việc cụ thể như giải ngân gói 2.000 tỷ đồng Quỹ hỗ trợ giải quyết biến đổi khí hậu cũng, Chủ nhiệm VPCP cho rằng: "Chúng ta phải rút kinh nghiệm và thay đổi các vấn đề lớn khác". Về gói 2.000 tỷ đồng trong gói 10.000 tỷ đồng để xử lý các vấn đề biến đổi khí hậu, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long là xây dựng các hồ, xử lý các kênh, hồ để chống hạn, mặn và hỗ trợ người dân... theo ông Dũng, cần chỉ đạo làm ngay, không cần nhiều thủ tục.
"Cây cà phê, hồ tiêu hạn hán chết hết rồi mà làm việc từ tháng 5 đến tháng 6 cho đến nay người dân chưa được tý tẹo nào. Các Bộ, lãnh đạo xuống địa phương nói rất hoành tráng về hỗ trợ nhưng đến nay thì...chưa đâu vào đâu cả. Tôi sẽ báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ, nếu có sự khác nhau của các Bộ mà để chậm như này thì phải đích thân 1 đồng chí Phó Thủ tướng quyết định", ông Mai Tiến Dũng nói.
Ông Dũng nhấn mạnh: "Nếu trong một quyết sách, cứ dựa vào quan điểm của Bộ KH&ĐT như này, quan điểm Bộ NN&PTNT như thế kia, thì chúng ta không giải quyết được vụ việc. Sắp tới đây, VPCP sẽ báo cáo trực tiếp đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách để xử lý. Làm sao chúng ta phải để lâu, từ tháng 5, tháng 6 đã có quyết định, chỉ đạo của Chính phủ. Nếu không làm ngay, không chi tiền hỗ trợ nhân dân, không làm hồ ao thì sao có nước cho người dân, nếu các đồng chí làm chậm, khéo làm xong thì quá mùa hạn lâu rồi".
Về tiếp nhận tinh thần của Thủ tướng trong chỉ đạo, điều hành để thống nhất phát ngôn, quản lý, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: "Các đồng chí ở Bộ, ngành lưu ý là khi Thủ tướng làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, xuống địa phương và gặp các DN, rất cần các cơ quan bộ ngành biến phát ngôn, chỉ thị đó thành thể chế hóa, để đưa vào chỉ thị, chỉ đạo để thống nhất hành động".
Ông Dũng nói: "Ngay vụ việc quán cafe Xin Chào tại Tp HCM vừa qua, có ý kiến cho rằng sao sự việc nhỏ như vậy mà Thủ tướng cũng nhúng tay vào. Thủ tướng cho rằng: Nhỏ nhưng nếu họ là bố anh, thì vụ việc ấy nhỏ hay to?"
"Nếu việc của dân nói là nhỏ, nhưng việc nhà mình nói là to. Như thế là không được", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Quyết tâm xây dựng chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, chính phủ kiến tạo, chuyển cứng nhắc sang mềm dẻo. Thay vì cơ chế xin cho, giấy phép con, đề nghị Bộ rà soát luật sửa nhiều luật, Nghị định sửa nghị định, để cắt giảm các rào cản. Các cơ quan Chính phủ nói phải đi đôi với làm, quyết sửa và cắt giảm rào cản kinh doanh.