tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phiên tòa sáng 16/8: 14 bị cáo được xem xét vì không trực tiếp giúp sức Phạm Công Danh

  • Cập nhật : 18/08/2016

(Phap luat)

Xem xét trách nhiệm ông Nguyễn Việt Hà - TGĐ Quỹ Lộc Việt

  • 12:0016/08/2016

    Đối với ông Nguyễn Việt Hà, Viện kiểm sát cho rằng ông Hà không thể không biết các quy định của các tổ chức tín dụng về ủy thác đầu tư và phát hành trái phiếu. Vì thế, Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hà.

  • VKS đề nghị nhóm bà Trần Ngọc Bích hoàn trả các hợp đồng vay ngày 21/8 và 26/8, VNCB tiếp tục giữ sổ tiết kiệm để đảm bảo thu hồi nợ
  • 11:5516/08/2016

    Viện Kiểm sát cho biết, về khoản tiền 5.190 tỷ đồng nhóm Trần Ngọc Bích cầm cố sổ tiết kiệm vay vào các ngày 21/8 và 26/8, Ngân hàng xây dựng đã giải ngân tiền vào tài khoản bà Bích đã bị Hoàng Đình Quyết chuyển vào tài khoản Phạm Công Danh và các tài khoản do Phạm Công Danh chỉ định.

    Do đó số tiền này cần phải được phục hồi trên cơ sở bà Bích phải hoàn trả tất cả các hợp đồng vay vào các ngày 21/8 và 26/8 do đó Ngân hàng xây dựng cần tiếp tục quản lý 124 sổ tiết kiệm để đảm bảo cho việc thu hồi số tiền này.

    Đối với bà Trần Ngọc Bích, do trước phiên tòa vẫn chưa làm rõ việc cho Phạm Công Danh vay hay vay tiền Phạm Công Danh và nay Phạm Thị Trang (Trang phố Núi) đã ra nước ngoài, chưa ghi được lời khai nên chưa xác định được trách nhiệm hình sự của bà Bích.

    Đối với Phạm Thị Trang thì với những chứng cứ tại phiên tòa cho thấy Phạm Thị Trang có giúp bị cáo Phạm Công Danh trong việc thực hiện nhiều hành vi trái phép luật, gây thiệt hại cho VNCB. Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố, chuyển cơ quan điều tra khởi tố bị can.

  • Viện kiểm sát xác định cách huy động vốn của Phạm Công Danh là Huy động sau để trả nợ trước
  • 11:5216/08/2016

    Theo bị cáo Mai và bị cáo Danh, trong phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín thì việc có CoreBanking nhằm hiện đại hóa ngân hàng và có kế hoạch thuê trụ sở là có thật nhưng do cần tiền chi chăm sóc khách hàng nên các bị cáo lập hợp đồng khống thuê trụ sở tại 628 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh nhằm rút tiền ngân hàng chi chăm sóc khách hàng để huy động tiền gửi tiết kiệm.

    Ý của các bị cáo là chỉ tạm mượn tiền để xử lý thanh khoản là không thuyết phục vì rút tiền của VNCB để chi lãi suất cao nhằm cứu tiền gửi tiết kiệm, tất toán sổ cũ rồi lại chi lãi suất cao để huy động tiền gửi rồi trả nợ, thực chất là huy động sau để trả nợ trước.

    Cách làm này của các bị cáo chỉ tạo ra vòng luẩn quẩn, tạo thanh khoản ngắn hạn cho ngân hàng. Mặc dù bị cáo Danh không dùng tiền của VNCB mà dùng tiền của Tập đoàn Thiên Thanh để chi lãi suất vượt nhưng không làm đúng chức năng huy động để cho vay, tạo lợi nhuận cho ngân hàng thương mại và không làm cho ngân hàng Đại Tín tốt hơn được.

    Với các hành vi rút tiền CoreBanking, thuê trụ sở khống, đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, rút 5.190 tỷ đồng trong tài khoản Trần Ngọc Bích nhưng không có chữ ký chủ tài khoản, rút 300 tỷ đồng cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích, dùng tiền của VNCB bằng các thủ đoạn trên chi lãi suất vượt trần trả nợ cho nhóm Phú Mỹ, chuyển tiền vào tài khoản ông Trần Qúy Thanh, trả nợ vay cá nhân giữa bị cáo Danh và bà Bích…Bị cáo Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 7.037 tỷ đồng.

    Hành vi của các bị cáo vi phạm quyết định số 12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc giám sát Ngân hàng Đại Tín, vi phạm điều 6, thông tư 04 về ủy thác…Thông tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động của các tổ chức tư nhân ngoài tổ chức tín dụng.

  • Xem xét các yếu tố thành khẩn khai báo và không hưởng lợi của các cá nhân thành lập pháp nhân vay tiền
  • 11:1016/08/2016

    Đối với các cá nhân thành lập pháp nhân vay tiền: Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho VNCB nhưng ký và không hưởng lợi, xin xem xét về hoàn cảnh gia đình, ký theo chỉ đạo của lãnh đạo. Viện kiểm sát xác định hành vi của các bị cáo là vi phạm pháp luật nhưng xem xét các yếu tố thành khẩn khai báo và không hưởng lợi.

  • 14 bị cáo được xem xét vì không trực tiếp giúp sức Phạm Công Danh và không hưởng lợi
  • 11:0716/08/2016

    Liên quan đến lập hồ sơ, các bị cáo phòng tín dụng chi nhánh, tín dụng hội sở, phụ trách các phòng kinh doanh, AMC theo quy định của luật thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cần bảo đảm đầy đủ hồ sơ pháp lý…, thẩm định tài sản, thẩm định khách hàng…, tuy nhiên, các cán bộ tín dụng trong quá trình lập hồ sơ tín dụng đã không làm đúng trách nhiệm của mình khiến ngân hàng xây dựng bị thiệt hại.

    Các bị cáo Doãn Quốc Long, Sơn, Bùi Thanh Nguyên, Nguyễn Tiến Hùng, Huỳnh Nguyên Sang, Võ Ngọc Nguyên Bình, Lý Minh, Phạm Việt Thắng, Lâm Minh Thu, Lê Quốc Thái, Phan Tuấn Anh, Bạch Quốc Hào, Đặng Đình Tuấn, Thái Minh Thanh bị truy tố tội danh Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng là đúng người, đúng tội. Viện kiểm sát xem xét hành vi của các bị cáo này không trực tiếp giúp sức cho bị cáo Phạm Công Danh và không hưởng lợi.

  • Các bị cáo bị truy tố về cho vay sai quy định là đúng người đúng tội
  • 10:1416/08/2016

    Do cần tiền để trả nợ cho nhóm Phú Mỹ, chi trả lãi suất ngoài….nên Phạm Công Danh đã chỉ đạo các bị cáo khác lập các công ty để rút tiền của VNCB. Bị cáo Danh bị truy tố tội về cho vay sai quy định là đúng người, đúng tội.

    Bị cáo Mai cũng bị truy tố tội liên quan đến các khoản vay, thay mặt HĐQT ký duyệt các khoản vay, vi phạm các quy định về cho vay với vai trò đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội.

     Bị cáo Hoàng Đình Quyết nhận chỉ đạo của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, và biết trước các khoản vay này là để rút tiền theo chỉ đạo của lãnh đạo. Bị cáo Quyết là người trực tiếp chỉ đạo các cấp dưới lập các hồ sơ vay để bị cáo Danh rút tiền. Việc truy tố bị cáo Quyết tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về cho vay và giúp sức bị cáo Danh là hoàn toàn có căn cứ.

  • Viện kiểm sát yêu cầu truy tố và xem xét khởi tố Trang Phố Núi
  • 10:0516/08/2016

    Đối với bà Trần Ngọc Bích, do trước phiên tòa vẫn chưa làm rõ việc cho Phạm Công Danh vay hay vay tiền Phạm Công Danh và nay Phạm Thị Trang đã ra nước ngoài nên chưa xác định được trách nhiệm hình sự của bà Bích. 

    Đối với Phạm Thị Trang (Trang Phố Núi) thì Viện kiểm sát yêu cầu truy tố trách nhiệm và xem xét khởi tố vụ án.

    Đối với ông Nguyễn Việt Hà, TGĐ Quỹ Lộc Việt, Viện kiểm sát cho rằng ông Hà không thể không biết các quy định của các tổ chức tín dụng về ủy thác đầu tư và phát hành trái phiếu. Vì thế, Viện kiểm sát đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hà.

    Bị cáo Danh bị cho rằng là người sử dụng những khoản tiền rút từ VNCB và gây thiệt hại cho ngân hàng xây dựng. Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm so với định giá của cơ quan định giá thì bị cáo Danh gây thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ đồng của VNCB.

  • Viện kiểm sát: Truy tố các bị cáo là đúng người đúng tội
  • 09:4916/08/2016

    Sáng nay 16/8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại nghìn tỷ ở VNCB tiếp tục bằng phần luân tội trước khi bước vào tranh tụng.

    Trong bài phát biểu tranh tụng, Viện kiểm sát cho hay, nhiều tổ chức tín dụng đã gây ra nhiều sai sót thời gian qua làm mất lòng tin của người dân trong quản lý Nhà nước về kinh tế. Vụ án Phạm Công Danh là một trong những vụ án trọng điểm. Chỉ trong một thời gian ngắn, thực trạng tài chính của VNCB từ chỗ lỗ hơn 2.800 tỷ đồng thì đến cuối năm 2012 đã tăng mạnh và đến thời điểm vụ án được khởi tố thì vốn chủ sở hữu âm hơn 18.000 tỷ đồng. Như vậy, dưới sự quản trị của Phạm Công Danh và các đồng phạm thì VNCB không những không tốt hơn mà còn tồi tệ hơn rất nhiều.

    Viện kiểm sát cho biết đã cân nhắc, làm rõ những sai phạm của các bị cáo, cân nhắc những yếu tố giảm nhẹ, hành vi phạm tội…

    Viện kiểm sát cho rằng việc tiền bị rút ra khỏi ngân hàng thì bị cáo Phan Thành Mai phải chịu trách nhiệm về khoản 5.490 tỷ đồng mà Phạm Công Danh rút tiền khỏi VNCB vì theo lời khai của các bị cáo thì việc rút tiền này thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phan Thành Mai.

    Việc rút tiền, Viện kiểm sát cho rằng truy tố bị cáo Mai Hữu Khương là đúng.

     Đối với bị cáo Hoàng Đình Quyết thì bị truy tố về cố ý làm trái quy định của Nhà nước là đúng người đúng tội.

    Với bị cáo Nguyễn Quốc Viễn thì có tham gia việc họp bàn những vụ việc như thuê mặt bằng…vì vậy, Nguyễn Quốc Viễn cho rằng không biết việc lập hồ sơ là không có căn cứ.

     Đối với Phan Minh Tùng thì việc chuyển tiền CoreBanking dù bị cáo không thừa nhận nhưng theo lời khai của các bị cáo khác thì Viện kiểm sát giữ nguyên truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, truy tố tội như trong cáo trạng.

    Đối với Lê Công Thảo, Viện kiểm sát cho rằng việc bị cáo Thảo ký các giấy tờ tạm ứng dù đứng ở vị trí phải biết rằng trong ngân hàng cần gì về công nghệ thông tin. Vì thế, Viện kiểm sát bác bỏ lời khai của Lê Công Thảo. Nếu không có chữ ký này của bị cáo Thảo thì Phạm Công Danh sẽ không rút được tiền của ngân hàng. Bị cáo Hào cũng bị truy tố như trong cáo trạng, Viện kiểm sát cho rằng như thế là đúng người, đúng tội.

    Theo bị cáo Mai và bị cáo Danh, trong phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín thì việc có CoreBanking, có thuê trụ sở nên các bị cáo chỉ tạm mượn tiền để xử lý thanh khoản thì không chấp nhận được vì các bị cáo chỉ tạo ra vòng luẩn quẩn. Mặc dù bị cáo Danh dùng tiền ngoài để chi lãi suất vượt trần nhưng không làm cho ngân hàng Đại Tín tốt hơn được. 

    Hoàng Đình Quyết cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra từ việc rút tiền 5.190 tỷ đồng…​

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục