Phạm Công Danh bức xúc khi bà Bích nói không biết cho Danh mượn tiền
Vì sao Phạm Công Danh bỏ ra hơn 4.000 tỷ để mua ngân hàng lỗ lũy kế và âm vốn?
- Cập nhật : 30/07/2016
Phạm Công Danh đã khai ra lý do mua lại NH Đại Tín với số tiền hơn 4.600 tỷ đồng giữa lúc nhà băng này âm vốn chủ sở hữu đến 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ.
Tình trạng ngân hàng Đại Tín (TrustBank) âm vốn chủ sở hữu làm tròn khoảng 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6 nghìn tỷ, không hiểu vì sao Phạm Công Danh lại chi ra khoản tiền lớn hơn 4 nghìn tỷ để mua?
"Lúc đó chúng tôi nhận định bất động sản sẽ hồi phục lại. Chúng tôi kỳ vọng vào việc đó. Việc mua ngân hàng cùng tài sản đảm bảo bất động sản là để chúng tôi sở hữu bất động sản đó, sau này bất động sản hồi phục thì chúng tôi sẽ có lợi", Phạm Công Danh khai trước tòa trong buổi xét xử sáng nay.
Cũng theo lời khai, lúc đó tiền để bảo đảm sự hoạt động của TrustBank rất khó khăn, phải duy trì trên 5 ngàn tỷ. Phạm Công Danh trả tiền không phải để mua ngân hàng này mà là để mua các bất động sản của nhóm khoảng 30 doanh nghiệp trong này. Danh định giá các bất động sản đó có giá trị và bất động sản tốt lên, sẽ bán được. Hai bất động sản ở quận 2 và Nhà Bè sẽ có tiền để tái cơ cấu ngân hàng.
"Tôi cũng tin tưởng bà Hứa Thị Phấn (Nhóm Phú Mỹ). Tôi cũng hỏi anh Phan Thành Mai về định giá các tài sản bất động sản. Anh Mai cũng nói thẩm định giá các bất động sản này theo thẩm định cho vay (tôi không phân tích cho vay đúng hay sai) thì sẽ có lợi tầm 700 tỷ", Danh khai nhận.
Song mọi thứ không như dự tính. Phạm Công Danh cho biết tình trạng của TrustBank rất khác các ngân hàng khác là 95% tài sản của ngân hàng này là nằm trong nhóm nợ của một nhóm, phần còn lại là nợ lẻ tẻ.
Phạm Công Danh cho biết thời điểm đó không có ngân hàng nào dám nhảy vào TrustBank cũng không có ngân hàng nào dám công khai họ làm sai. Đại Tín cũng không công khai. Tình hình chung là một số ngân hàng khác xin cho phép không nêu tên cũng đều thực hiện như vậy, khoản chi ngoài chăm sóc khách hàng để tồn tại là điều phải làm.
"Có khách hàng ở Cần Thơ cần rút tiền và ngân hàng cần huy động để trả. Có khi tôi phải lấy tiền của tôi gửi vào cho khách hàng rút ra. Tôi cũng đã nghĩ tình trạng ngân hàng là xấu nhưng không ngờ xấu đến thế", Danh trả lời thẩm vấn.
Chính vì khó khăn của ngân hàng cùng áp lực thanh khoản lúc đó chỉ cần 1, 2 tỷ thôi thì Đại Tín cũng phải căng ra để trả nợ và từ đây Phạm Công Danh đã làm ra hàng loạt hành vi đang bị truy tố.
Theo kết luận thanh tra, ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.
Theo BCTC năm 2013 đã kiểm toán, lỗ lũy kế 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỷ đồng.
Theo Trí thức trẻ
Đã có lúc Phạm Công Danh muốn từ bỏ, chấp nhận mất 500 tỷ đã đưa cho Hà Văn Thắm
Phạm Công Danh khai rằng có ý định buông bỏ ngân hàng TrustBank mặc dù đã trả 500 tỷ cho ông Hà Văn Thắm, chấp nhận mất đi khoản tiền lớn như vậy.
Tại phiên tòa sáng nay, Phạm Công Danh cho rằng ông đã mua lại cổ phần TrustBank qua Hà Văn Thắm với giá 500 tỷ đồng nhưng khi thực tế bước vào ngân hàng thì mới thấy được tình trạng thực của ngân hàng.
Phạm Công Danh cũng khai nhận rằng, sau khi tiếp quản ngân hàng, bị cáo đã "sốc" vì ngân hàng bê bết đến như vậy.
"Thực tế bây giờ bảo tôi nhớ thì tôi không thể nhớ và tính toán được mà nói cũng không hết được khó khăn của ngân hàng trong đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín", Danh cho biết.
Từ ngay sau khi vào tiếp quản, các chi nhánh liên tục đòi tiền chi chăm sóc khách hàng đã thực hiện từ trước đó và Danh đã phải chi rất nhiều tiền.
Chi phí cho các khoản tiền chi nhánh ứng ra chi chăm sóc khách hàng (thậm chí dùng tiền nhà để chi chăm sóc) thì Danh không có giấy tờ nhưng Danh có chứng cứ cho thấy việc huy động vượt trần trái quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là có thật và phải đứng ra chi trả đầy đủ các chi phí này thì ngân hàng (chi nhánh) mới huy động được. Việc này có buổi họp HĐQT và Phan Thành Mai có thể biết điều đó.
"Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó cũng động viên chúng tôi là thực trạng Đại Tín lúc đó như vậy và không thể dùng tiền Nhà nước tái cơ cấu. Phải dùng nguồn lực tư nhân. Lúc đó tôi mới làm tiếp dù tôi không có nghiệp vụ ngân hàng. Tôi cảm ơn chủ tọa đã hỏi câu hỏi này để cho tôi được nói lên điều này. Lúc đó tôi cũng không nắm rõ luật ngân hàng nên mới chạy theo đi thực hiện như vậy. Tôi xin lỗi các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, các đồng nghiệp của tôi đã vì tin tưởng tôi mà liên lụy", Danh lý giải trước tòa.
Phạm Công Danh cho biết có lúc đã trả hồ sơ mặc dù đã trả 500 tỷ cho ông Hà Văn Thắm, chấp nhận mất đi khoản tiền lớn như vậy.
Phạm Công Danh: Buộc phải chi ngoài chăm sóc khách hàng để tồn tại
Phạm Công Danh khai rằng bị cáo bị sốc khi tiếp nhận ngân hàng. Danh đã phải dùng tài sản cá nhân, từ cái xe máy đến căn nhà, bất động sản đem đi thế chấp, bán đi để lấy tiền tái cơ cấu.
Tại phiên tòa sáng 29/7, Phạm Công Danh khai trước tòa rằng ông đã mua lại cổ phần TrustBank qua Hà Văn Thắm. Ông Thắm - chủ tịch OceanBank, đang bị bắt tạm giam - đã nhận từ Danh 500 tỷ đồng.
Phạm Công Danh cũng khai nhận rằng, sau khi tiếp quản ngân hàng, bị cáo đã "sốc" vì ngân hàng bê bết đến như vậy.
Từ ngay sau khi vào tiếp quản, các chi nhánh liên tục đòi tiền chi chăm sóc khách hàng đã thực hiện từ trước đó, và Danh đã phải chi rất nhiều tiền.
"Chi phí cho các khoản tiền chi nhánh ứng ra chi chăm sóc khách hàng (thậm chí dùng tiền nhà để chi chăm sóc) thì tôi không có giấy tờ nhưng tôi có chứng cứ cho thấy việc huy động vượt trần trái quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là có thật và tôi phải đứng ra chi trả đầy đủ các chi phí này thì ngân hàng (chi nhánh) mới huy động được. Việc này có buổi họp HĐQT và anh Phan Thành Mai có thể biết điều đó", Danh khai.
Trong cáo trạng, Phạm Công Danh và nhiều bị cáo cũng khai rằng ngân hàng đã phải huy động vượt trần lãi suất 2-4%/năm và không có giấy tờ gì, tiền là do phía Tập đoàn Thiên Thanh chi trả. Riêng Danh khai đã chi lãi suất ngoài lên đến 2.500 tỷ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích.
Vì sao Danh lại sa đà khiến cho ngân hàng mất nhiều tiền đến vậy? Tại tòa Danh khai rằng thời điểm đó không có ngân hàng nào dám nhảy vào ngân hàng này (TrustBank), cũng không có ngân hàng nào dám công khai họ làm sai. Đại Tín cũng không công khai. Tình hình chung là một số ngân hàng khác cũng đều thực hiện như vậy, khoản chi ngoài chăm sóc khách hàng để tồn tại là điều phải làm.
Đã có lúc Danh muốn buông xuôi, từ bỏ ngân hàng nhưng sau được thanh tra NHNN động viên nên rằng phải dùng tư nhân để tái cơ cấu nên Danh lại làm tiếp.
Danh khai thêm đã dùng tài sản cá nhân, từ cái xe máy, căn nhà của Danh cũng đem ra đi thế chấp, bán đi để tái cơ cấu. "Lúc đó tôi chỉ muốn tái cơ cấu thành công Đại Tín".
Phạm Công Danh mua lại TrustBank với giá 500 tỷ qua Hà Văn Thắm
Hà Văn Thắm có ý định mua TrustBank từ nhóm Phú Mỹ nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý, sau đó đã chuyển nhượng sang cho Phạm Công Danh. Ban đầu Hà Văn Thắm đòi 1.000 tỷ, sau đó là 800 tỷ, cuối cùng là 500 tỷ đồng.
Làm thế nào để từ một tay buôn vật liệu xây dựng, rồi nổi tiếng với chức Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã mua lại TrustBank và nhanh chóng ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT?
Khai nhận tại tòa, Phạm Công Danh cho biết đã gặp ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương hiện đang bị tạm giam) với tư cách có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp đã làm việc với ông Thắm. Khi đó, ông Thắm nói rằng việc mua cổ phần ngân hàng TrustBank từ nhóm bà Hứa Thị Phấn đã hoàn tất.
Thực tế, hồ sơ phản ánh là ông Hà Văn Thắm có ý định mua TrustBank nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý vì không có tình trạng một nhóm tư nhân sở hữu hai ngân hàng yếu kém. Thời điểm đó, Ngân hàng Đại Dương cũng là ngân hàng yếu kém. Chính vì lẽ đó, Hà Văn Thắm và bà Hứa Thị Phấn – nhóm cổ đông Phú Mỹ ở TrustBank không thể tiến hành sang nhượng cổ phần.
Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB khai đã giao dịch với Hà Văn Thắm. Thời điểm đó, Hà Văn Thắm đã đưa người vào quản lý TrustBank, việc chuyển nhượng cổ phần, ông Danh phải trả cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng và có giấy tờ biên nhận. Còn số cổ phần của nhóm Phú Mỹ, bao nhiêu tiền, Phạm Công Danh không nhớ hết vì thời gian quá dài.
"Thực tế bây giờ bảo tôi nhớ thì tôi không thể nhớ và tính toán được. Đến khi tôi vào tiếp quản thì tôi phải trả tiền cho nhóm anh Thắm. Ông Thắm đòi 1.000 tỷ, sau đó là 800 tỷ, cuối cùng là 500 tỷ. Khoản này ông Thắm giải thích là chi chăm sóc khách hàng", Danh khai tại tòa.
Trước đó, bà Phấn từng khai với cơ quan điều tra rằng đã giao toàn bộ số cổ phần bản chính hơn 84% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín mà bà và các cổ đông nhóm Phú Mỹ (các cá nhân và công ty) đang sở hữu cho ông Hà Văn Thắm.
Đáng chú ý, từ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập, 3 luật sư này cho rằng: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan tại Ngân hàng Đại Tín ngày 09/10/2012 từ bà Hứa Thị Phấn sang ông Phạm Công Danh là không có căn cứ pháp luật, sai cả hình thức và nội dung.
3 luật sư cũng cho rằng các Biên bản Thỏa thuận và Phụ lục 1, 4, 5 do ông Hoàng Văn Toàn, bà Ngô Kim Huệ ký có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần tại TrustBank cho ông Phạm Công Danh là không hợp pháp. Tất cả các cổ đông sở hữu cổ phần tại TrustBank đều ký khống hồ sơ chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị của bà Hứa Thị Phấn.