tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-2018

  • Cập nhật : 26/05/2018

Việt Nam thất bại trong đấu thầu bán gạo cho Philippines

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA), không có doanh nghiệp nào của VN trúng thầu cung cấp gạo cho Philippines trong đợt mở thầu ngày 22-5.

muc gia trung thau thap nhat chi la 461,75 usd mot tan gao khien cac dn viet nam khong trung thau ban gao cho philippines - anh: tl

Mức giá trúng thầu thấp nhất chỉ là 461,75 USD một tấn gạo khiến các DN Việt Nam không trúng thầu bán gạo cho Philippines 

 

Có tới 6/7 gói thầu có phần thắng thuộc về các công ty của Thái Lan, gói còn lại thuộc về một công ty đa quốc gia. Giá trúng thầu thấp nhất một công ty Thái Lan đưa ra là 461,75 USD/tấn.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang, việc Thái Lan trúng thầu với giá thấp như trên là khó hiểu. 

Lý do là nếu trừ chi phí (khoảng 50-60 USD/tấn), rất khó có thể mua được gạo nguyên liệu với mức giá trên.

Đại diện VFA cho rằng dù thất bại nhưng có điểm tích cực là lần đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo VN đã đoàn kết không giảm giá quá sâu để trúng thầu, qua đó giữ giá bán gạo Việt Nam. 

Hơn nữa, tác động của đợt đấu thầu này là không đáng kể do Việt Nam đang có nhiều đơn hàng đã ký với Indonesia, Philippines, do đó, giá lúa gạo trong nước sắp tới vẫn sẽ ổn định.(TUoitre)
----------------------------

Bộ Công thương sẽ làm rõ việc Mỹ đánh thuế nặng lên thép Việt

Bộ Công thương cho biết đang làm rõ các chi tiết trong kết luận chính thức của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về đánh thuế chống phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% lên thép cán nguội Việt Nam.

 

cong nhan trung quoc lam viec trong mot nha may thep o truong gia cang, tinh giang to, thang 4-2018 - anh: reuters

Công nhân Trung Quốc làm việc trong một nhà máy thép ở Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô, tháng 4-2018 - Ảnh: REUTERS

Bộ Công thương cho biết, kết luận này của Mỹ chỉ nhằm vào các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng nguồn nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc, tuy nhiên, Bộ muốn làm rõ các chi tiết trong kết luận chính thức của phía Mỹ để xem xét các phản ứng phù hợp.

Ngày 21-5, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định thu thuế chống phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) 256,44% đối với mặt hàng thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam nhưng dùng chất nền có nguồn gốc Trung Quốc.

Riêng thép chống gỉ từ Việt Nam đối mặt mức thuế chống phá giá 199,43% và thuế đối kháng 39,05%.

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, kết luận này của Mỹ chỉ nhằm vào các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng nguồn nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc. 

Các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam nếu chứng minh được việc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác sẽ được miễn trừ.

Sau khi DOC ra quyết định sơ bộ, Bộ Công thương cho biết đã trao đổi với Hiệp hội Thép Việt Nam về giải pháp ứng phó. 

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đã chủ động điều chỉnh sản xuất, làm việc với đoàn kiểm tra của DOC và thực hiện đúng các quy định của DOC về việc chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sản xuất sản phẩm không phải từ Trung Quốc, do đó không phải nộp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp nêu trên. 

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho biết, đang làm rõ các chi tiết trong kết luận chính thức của phía Hoa Kỳ để xem xét các phản ứng phù hợp.

"Quan điểm nhất quán của Việt Nam cho tới nay là các biện pháp phòng vệ thương mại (trong đó có chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp) cần phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế", Bộ Công thương cho biết.

Trước mắt, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để xử lý các yêu cầu về quy trình thủ tục của DOC nhằm được hưởng miễn trừ theo quy định.

Về mặt dài hạn, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại mà thép Việt Nam là đối tượng bị điều tra, đồng thời sẽ làm việc với các nước để nắm bắt các thay đổi về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thép để kịp thời cảnh báo cho các doanh nghiệp.(Tuoitre)
------------------------

Ngân hàng tiếp tục tăng giá USD

Tỷ giá trung tâm vẫn ở mức 22.589 đồng trong khi giá USD tại một số ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục được điều chỉnh tăng phiên thứ hai liên tiếp.

Tỷ giá trung tâm ngày 25/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.589 đồng, không đổi so với mức công bố sáng qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 23.267 đồng và tỷ giá sàn là 21.911 đồng.

Trong khi đó, giá USD tại một số ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục được điều chỉnh tăng phiên thứ hai liên tiếp.

Cụ thể, Vietcombank tăng 5 đồng ở cả hai chiều so với mức khảo sát sáng qua, lên mức 22.745-22.815 đồng.

Vietinbank cũng tăng nhẹ 1 đồng, lên mức 22.747-22.817 đồng.

Ba ngân hàng ACB, Eximbank và DongABank đang cùng mua bán USD ở mức 22.750-22.820 đồng, trong đó, Eximbank và DongABank tăng 10 đồng ở cả hai chiều còn ACB không đổi so với sáng qua.

BIDV và Techcombank không điều chỉnh tỷ giá, hiện đang niêm yết USD ở mức lần lượt 22.740-22.810 đồng và 22.740-22.820 đồng.

Trong khi đó, trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số ICE U.S. Dollar, đo lường sức mạnh đồng USD với 1 rổ gồm 6 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,3% về 93,70 điểm sau khi đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2017 vào thứ Tư.(Bizlive)
-------------------------

Loạt ngân hàng ngoại thêm vốn vào chi nhánh tại Việt Nam

Thị trường tài chính Việt Nam được một số nhà băng ngoại quan tâm tăng thêm vốn chi nhánh, cũng có cả những ngân hàng nước ngoài mới mong muốn mở văn phòng đại diện.

Trung tuần tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận việc tăng vốn của Ngân hàng NongHyup-Chi nhánh Hà Nội và Bank of China (Hong Kong) Limited - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn được cấp đối với Ngân hàng NongHyup - Chi nhánh Hà Nội gấp 2,28 lần, từ 35 triệu USD lên mức 80 triệu USD. BOC HCM cũng đã tăng vốn được cấp từ 80 triệu USD lên 100 triệu USD.

Vốn điều lệ của hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài này lần lượt là 1.824 tỷ đồng và 2.280 tỷ đồng (tính theo tỷ giá 22.800 đồng/USD yết tại ngân hàng). Trước đó, vào hồi tháng 3, Siam TP. Hồ Chí Minh cũng tăng vốn lên 100,47 triệu USD từ mức vốn trước đó 1.580,7 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng cộng có 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. SMBC là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất (11.200 tỷ đồng) với hai chi nhánh. Một số ngân hàng khác cũng mở cả hai chi nhánh Hà Nội và TP HCM với tổng vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng như Bangkok, BTMU, Industrial Bank of Korea, Mizuho.

Không chỉ bổ sung thêm vốn, một số ngân hàng nước ngoài mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng đã gia hạn thời hạn hoạt động. Ngân hàng DBS tại Hà Nội, Công ty JCB International (Thailand) Company Limited tại Hà Nội cũng đều xin gia hạn thêm 5 năm hồi tháng 3 và 4 vừa qua.

Một số ngân hàng trong các cuộc gặp với đại diện NHNN Việt Nam cũng ngỏ ý mong muốn được NHNN cũng như các cơ quan hữu quan của Việt Nam hỗ trợ trong việc mở văn phòng đại diện như Exim Thái Lan hồi trung tuần tháng 5 vừa qua. Số lượng các ngân hàng ngoại mở văn phòng đại diện tại Việt Nam hiện đã gần 50 ngân hàng.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục