tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-05-2018

  • Cập nhật : 27/05/2018

'Khai tử' dự án bột giấy và giấy ngàn tỉ

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi, chủ đầu tư dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi có nhiều vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai.

sau gan 9 nam ke tu ngay khoi cong, den nay mat bang du an nha may bot giay va giay tan mai quang ngai chi la bai tap ket may moc, thiet bianh: hien cu

Sau gần 9 năm kể từ ngày khởi công, đến nay mặt bằng dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi chỉ là bãi tập kết máy móc, thiết bị - ẢNH: HIỂN CỪ

Dự án treo, dân bức xúc

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, sau gần 9 năm kể từ ngày khởi công, đến nay mặt bằng dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi chỉ là bãi tập kết máy móc, thiết bị. Do bị phơi nắng, phơi mưa suốt nhiều năm nên hàng loạt thiết bị đã gỉ sét, hư hỏng nặng nằm ngổn ngang lẫn trong cỏ dại. Điều khiến người dân trong vùng dự án bức xúc, suốt thời gian dài, dự án vẫn không đi vào hoạt động, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Ông Phạm Đình Chiến, một người dân ở xã Bình Long (H.Bình Sơn), cho biết lúc đầu thấy dự án khởi công rất hoành tráng nên ai cũng mừng vì nghĩ rằng nhà máy tạo công ăn việc làm cho dân. “Bao nhiêu năm qua, thu hồi đất của dân nhưng dự án cứ treo. Người dân trong vùng dự án chẳng được hưởng lợi gì nên rất bức xúc”, ông Chiến nói.

Theo ông Phạm Đình Dương, Phó chủ tịch UBND xã Bình Long (H.Bình Sơn), trong thời gian quá dài nhưng nhà đầu tư không triển khai thực hiện dự án, gây lãng phí lớn tài nguyên đất sau khi thu hồi đất nông nghiệp của dân và một số diện tích đất khác.

Cũng theo ông Dương, việc thực hiện dự án kéo dài đã gây thiệt hại lớn cho người dân xã Bình Long. Cụ thể, vào các mùa mưa lũ ta luy bị sạt lở gây tràn đất vào vườn, sân nhà dân và sạt lở nhiều diện tích hoa, màu.

Nhiều vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai

Dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy phép đầu tư lần đầu vào tháng 3.2009. Dự án được xây dựng trên diện tích 45 ha, công suất 130.000 tấn bột giấy và 200.000 tấn giấy in cao cấp/năm, với tổng vốn đầu tư 1.948 tỉ đồng.

Qua quá trình thực hiện, nhà đầu tư 5 lần xin điều chỉnh dự án. Sau đó, tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận điều chỉnh dự án lần thứ 3, với nội dung điều chỉnh tổng vốn đầu tư tăng lên hơn 5.000 tỉ đồng và thời gian vận hành nhà máy bột giấy vào tháng 12.2012, nhà máy giấy tháng 12.2013. Dù vậy, dự án vẫn cứ ì ạch, không thực hiện đúng tiến độ cam kết.

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành vào đầu tháng 4.2018, dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi có nhiều vi phạm về đầu tư, xây dựng và đất đai. Đáng chú ý, toàn bộ thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư dự kiến lắp đặt cho nhà máy được mua lại nhà máy thanh lý tại Canada. Qua thanh tra cho thấy, nhãn mác, ký hiệu bên ngoài của 21 nhóm loại máy móc, thiết bị tại mặt bằng Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Quảng Ngãi được sản xuất, chế tạo vào khoảng từ năm 2003 trở về trước. Ngoài ra, nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết về nguồn vốn đầu tư…

Với những vi phạm của nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Kế hoạch Đầu tư ra văn bản chấm dứt dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định vì nhà đầu tư không có khả năng về tài chính để tiếp tục triển khai dự án. (Thanhnien)
------------------------

Chiến tranh thương mại: Lo gì mà lo!

Nếu như báo chí và truyền thông là người viết, cung cấp và truyền tin, thì các nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế và của các quốc gia được cho là người sản sinh ra các nguồn tin, tạo tin (news makers.)

Người dân theo dõi truyền hình đưa tin về Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại nhà ga Seoul ngày 25/5. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Trên sàn chứng khoán và giao dịch hàng hóa thương phẩm (commodities exchanges), thường cũng có một số người hay đơn vị được chọn đóng vai tròmarket makers, tức là người tạo lập thị trường, hay nói chính xácmarket makerlà người làm giá cho một thị trường, để kích hoạt các giao dịch của một hay nhiều phiên giao dịch khi cần thiết.

Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Donald Trump là người có được cả hai thứ đó và ông được cho là người sử dụng thuần thục cả hai vị trí nêu trên, tức vừa lànews makervừa làmarket maker.

Trước khi bước vào Nhà Trắng để trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông đã từng là một ngôi sao truyền hình thực tế (a reality TV star), một tác giả có sách bán chạy nhất (bestselling author) và rồi đại gia bất động sản (real estate titan), tức trước khi làm tổng thống Mỹ, mộtnews makerquyền lực bậc nhất thế giới, D. Trump đã trải qua vai“reality” market maker, là người làm giá thị trường “thực tế”, vànews makercó sẵn trong máu mình.

Thế mà, một thị trường tài chính thường sống nhờ và sống với tin đồn và dữ kiện, hiện thực (rumors and facts) nên trên thương trường hay có câu “bán theo tin đồn, mua theo dữ kiện” (sell the rumors, buy the facts) là thế.

Thật vậy, từ khi chấp chánh đến nay, cách điều hành kinh tế của Tổng thống Trump được nhiều người cho là bất nhất, lúc nhặt lúc khoan, thực ra đó chính là do ông sử dụng hai yếu tố đó một cách quá tài tình và nhuần nhuyễn: đã làrumorsthì có chi để chắc chắn, nhưng khifactsxảy ra nhãn tiền rồi, bấy giờ thị trường và thiên hạ vỡ lẽrumorsđược sử dụng làmmarket makingthật hay là giả.

Nếu theo dõi kỹ cách điều hành ngoại giao và kinh tế, rất nhiều người có cảm giác chính sách của D. Trump không mấy mạch lạc. Vì sao? Người ta khó thấy được cái toàn cục, thay vào đó chỉ có thể thấy cứ mỗi việc là một cách giải quyết khác, mà ông ta thường gọi là “a deal”, một thương vụ, một vụ việc, miễn làm sao để nước Mỹ có “a better deal”, được tốt hơn, trội hơn đối tác, có lời hơn...

Đó cũng chính là gốc gác của cái chính sách bảo hộ kinh tế (protectionism) mà theo ông để một nước Mỹ đại cường trở lại (a greater America again) khi vận động tranh cử.

Như vậy, giới quan sát thị trường xem “sợi chỉ đỏ” (hay có thể gọi là “chiến lược”strategy) trong chính sách kinh tế của D. Trump là đưa Mỹ về lại vị thếgreater America, còn tùy từng trường hợp cụ thế mà có chiến thuật và kỹ thuật (tactical and technical) riêng, từngdealmiễn sao chodealấy phải thực sự trở thànhbetter dealcó lợi cho nước ông đang lãnh đạo.

Một “deal” ồn ào nhất là với Trung quốc (TQ) khi trong tháng 3-2018 D. Trump ký chỉ thị về việc áp thuế (tariffs) nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, mà TQ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất. Thế giới nhốn nháo, đến nỗi bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Funds) sợ quyết định này sẽ làm dấy lên một cuộc chiến tranh thương mại (trade war) mà trong đó ,theo bà, chẳng có ai thắng (unwinnable).

Lo ngại đối đầu căng thẳng giữa các siêu cường về các rào cản và thuế đánh trên thép và nhôm chưa dịu, cuối tháng 3-2018 lấy cớ TQ ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property) của các công ty Mỹ, Tổng thống Trump ký ngay một biên bản ghi nhớ về việc áp thuế (tariffs) nhắm vào 60 tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hóa nhập khẩu từ TQ để “trừng phạt” (punishment) đồng thời giúp giảm thặng dư thương mại (trade surplus) của TQ đối với Mỹ.

Những cuộc đàm phán (negotiations) giữa hai bên để giải quyết “deal” và nhất là Mỹ quyết không chịu thua thiệt vì muốn “better deal”. Gần đây, hình như hai bên Mỹ-TQ đã có những thỏa thuận ban đầu (early agreement). Thị trường tin Trump đang hạ hỏa và cả hai bên đều có dấu hiệu “đấu dịu” (signs ofappeasement).

Nghe rằng Bắc Kinh đã thông báo mở cửa cho xe ô tô Mỹ xuất khẩu sang TQ bằng cách chấp nhận hạ thuế nhập khẩu xe ô tô từ 25% xuống 15% kể từ 1-7-2018 (from July 1st a drop from 25% to 15% in taxes on the import of cars). ...và một loạt các thỏa thuận khác cũng được bàn bạc và thống nhất.

Kỹ thuật giànhbetter dealcủa D. Trump bây giờ mới lộ rõ: lớn tiếng đe dọa để làm sao cho đối phương/đối tác nhượng bộ (threatening the worst to get concessions), một khi đối phương đã chấp nhậnconcessions, thì lời to tiếng lớn để tạorumorstrước đây đều cho đi vào quá khứ.

Kỹ thuật làmdealtrong chiến tranh thương mại với TQ thấy cũng na ná như khi Trump giải quyết tình hình địa chính trị (geopolitical) với Triều Tiên. Ầm ầm đòi gặp gỡ hòa bình, rồi cũng ầm ầm hủy bỏ cuộc hẹn đã thống nhất vào ngày 12-6-2018 tại Singapore giữa D. Trump với Kim Jong Un.

Đấy là một nét tính cách của D. Trump trong xử lý vấn đề. Cứ xem cách vị tổng thống la hét ầm ỉ đòi phạt và đóng cửa hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai của TQ là ZTE trên đất Mỹ dotelecommunications giantnày vi phạm luật trừng phạt của Mỹ theo đó cấm bán thiết bị truyền thông cho Iran và Triều Tiên nhưng ZTE vẫn bán. ZTE rớt xuống vực, nhưng chỉ mới ngày 25-5, thế giới nghe tin rằng ZTE đã được cứu sống khi trên Twitter, tổng thống Trump lại cho phép mở cửa lại với điều kiện bảo đảm an toàn và thay bộ sậu quản lý (allowing it to reopen with high security guarantees, change of management and board). Nhưng cái cốt tủy củadealhayfactsở đây là ZTE không thể có cái kết có hậu nếu hãng này không mua trang thiết bị phụ tùng (parts/spare parts) của các công ty Mỹ với giá trị lên đến 1,3 tỉ đô la hàng năm.

Dĩ nhiên có người thích có người không đối với cách giải quyết vấn đề của tổng thống D. Trump. Nhưng với một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, làm sao để chịu đựng được vớirumorsvà khi thấy ra đượcfacts, mình vẫn tồn tại!(TBKTSG)
---------------------------

Thị trường chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn khó khăn

Trái ngược với kỳ vọng sẽ dần “cầm máu” trước đó của người viết, thị trường chứng khoán tiếp tục chuỗi ngày rất khó khăn của mình khi VN-Index giảm thêm 7,4% trong tuần này và chỉ có vỏn vẹn 1 phiên hồi phục trong cả tuần.

Nguyên nhân của kết quả yếu kém vừa nêu tiếp tục xoay quanh câu chuyện khối ngoại vẫn giữ cường độ cao về bán ròng và sự “hụt hẫng” tại VHM.

Về khối ngoại, giá trị bán ròng tính riêng qua khớp lệnh tại HSX đạt 1.773 tỉ đồng và ngay cả khi loại trừ thêm phần bán ròng tại VHM (549 tỉ đồng) thì con số này (-1224 tỉ đồng) vẫn cho thấy cường độ bán ròng của khối ngoại gần gấp đôi so với tuần trước đó (-700 tỉ đồng ở tuần trước).

VHM – nhân tố được kỳ vọng sẽ trở thành cổ phiếu quan trọng nâng đỡ thị trường đã tạo ra không ít hụt hẫng cho nhà đầu tư (NĐT) khi ghi nhận lực bán mạnh từ phía khối ngoại ở thời điểm mà hầu hết kỳ vọng đều đặt vào việc cổ phiếu này sẽ tăng giá mạnh hơn và đóng góp điểm số không ít vào cho VN-Index.

Tâm lý của NĐT phần đông vẫn cho thấy sự thận trọng rất cao độ khi những nút thắt quan trọng của thị trường tiếp tục chưa được gỡ bỏ.

Xét về góc độ kỹ thuật, việc cả hai chỉ số đều đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn đã khiến cơ hội tạo lập vùng cân bằng bị đánh mất và thị trường đang lựa chọn tìm kiếm vùng cân bằng tại các mức giá thấp hơn nữa. Cho đến khi lực cầu tiềm năng chưa tự tin để tham gia thị trường trở lại, quá trình “dò đáy” sẽ vẫn là một ẩn số khó đoán. Điểm cộng “nho nhỏ” về mặt kỹ thuật nằm ở chỗ một số chỉ báo đã bắt đầu trở lại vùng quá bán một lần nữa, cho thấy kết quả bán tháo hiện nay đang có phần quá đà.

Một thay đổi rất đáng chú ý ở bình diện thị trường thế giới là lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã quay đầu giảm trở lại rất nhanh trong hai phiên cuối của tuần, về vùng thấp nhất trong 1 tháng gần đây (2,931%). Việc lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ trở lại dưới mức 3% và tốc độ giảm rất nhanh là một tin mừng cho các thị trường mới nổi và cận biên nói chung, trong đó có Việt Nam.

Giá dầu cũng ghi nhận một cú sốc giảm mạnh trong phiên cuối cùng của tuần với mức giảm riêng trong một phiên xấp xỉ 4%.

Xét về mặt tin tức, trong tuần sau sự chú ý của thị trường có thể sẽ bắt đầu trở lại với các hoạt động cơ cấu danh mục định kỳ của các quỹ ETFs. Gần nhất ngay tuần sau sẽ là Ishare và xa hơn là hai quỹ ETF của Vaneck và FTSE, thị trường trong quá khứ thường có phản ứng thận trọng trong giai đoạn các quỹ ETFs cơ cấu.

Với những gì đang diễn ra trong hiện tại, thị trường vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn tiềm ẩn và NĐT do đó nên lựa chọn một chiến thuật nghiêng nhiều hơn về phòng thủ với một tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp và kiên nhẫn chờ đợi những diễn biến mới trong giai đoạn tiếp theo.(TBKTSG)
------------------

Quốc hội Mỹ phản đối vì Trump 'tha' cho ZTE

Sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được thỏa thuận giảm mức trừng phạt công ty công nghệ Trung Quốc ZTE hôm thứ sáu (24/5), cả đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng lên tiếng ngăn nhà lãnh đạo đưa ra quyết định ảnh hưởng đến quốc phòng. Đây là một trong những lần hiếm hoi khi 2 bên "bắt tay" làm việc.

Bộ Thương mại yêu cầu ZTE nộp 1,3 tỷ USD, thay đổi thành viên hội đồng quản trị và đưa nhân viên giám sát của Mỹ vào để được quay lại thị trường Mỹ. Quốc hội chỉ trích những điều kiện này là quá nhẹ nhàng.

"Nếu chính quyền thông qua thỏa thuận, Tổng thống đang giúp Trung Quốc vĩ đại một lần nữa... đây sẽ là một chiến thắng lớn cho chủ tịch Tập", lãnh đạo đảng Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer phát biểu. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio cho rằng bước đi này sẽ "tàn phá công ty Mỹ". Ông tuyên bố Mỹ không cần một thỏa thuận thương mại ngắn hạn kèm theo việc để ZTE quay lại.

Một loạt cảnh báo được đưa ra sau khi ông Trump đăng bài viết ủng hộ công ty Trung Quốc trên mạng xã hội tuần trước. Đầu tuần này một số thành viên Đảng cộng hòa thậm chí kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp với các quan chức Chính phủ.

ZTE bị giới tình báo Mỹ coi là công cụ gián điệp của Trung Quốc thông qua việc bán điện thoại có gắn chíp để theo dõi và đánh cắp sở hữu trí tuệ. Mỹ từng cấm hãng kinh doanh ở thị trường này trong 7 năm vì vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên và Iran. Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục tăng án phạt khi hãng không chấp hành kế hoạch tái tổ chức và nói dối Chính phủ nước này.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục