tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-08-2018

  • Cập nhật : 23/08/2018

Myanmar “ngóng” sóng đầu tư

Myanmar còn quá nhiều việc phải cải thiện để thu hút thêm vốn nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư phương Tây.

Nói nhưng không làm

Đây là từ chỉ các dòng vốn đầu tư được trông đợi sẽ đến từ Mỹ và châu Âu nhưng chưa bao giờ thấy xuất hiện. “No Action, Talk Only - không hành động, chỉ nói mà thôi”, Sean Turnell, nhà cố vấn kinh tế đặc biệt cho bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, nhận xét, nhấn mạnh Myanmar có lịch sử... bỏ lỡ các cơ hội và tiềm năng chưa được khai phá.

Khi Myanmar, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, bắt đầu công cuộc đổi mới sau 50 năm dưới chế độ quân sự sang chế độ dân chủ, với lời tuyên thệ của chính phủ dân sự đầu tiên vào tháng 3.2016, các nhà đầu tư phương Tây vẫn luôn duy trì thái độ “chờ xem”. Thái độ thận trọng này vẫn tiếp tục trong năm 2018 khi các báo cáo về cuộc đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar (khiến gần 1 triệu người tị nạn phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh) đã xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông quốc tế kể từ tháng 8 năm ngoái. “Vấn đề ở dòng vốn đầu tư phương Tây không phải là ngưng chảy sang Myanmar mà sự thật là nó chưa bao giờ đến”, Turnell nói.

Myanmar “ngong” song dau tu

 

Myanmar đã thu hút chỉ hơn 30 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể từ năm tài chính 2014-2015, trong đó Singapore đứng đầu danh sách các nhà đầu tư FDI lớn nhất vào nước này với 14,5 tỉ USD, theo sau là các nhà đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông với 7,1 tỉ USD và 2,6 tỉ USD từ các nước EU, theo số liệu của Tổng cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar (DICA).

 

Tình hình có thể không mấy cải thiện trước thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử Nghị viện vào năm 2020. Chính phủ của bà Suu Kyi đang đối mặt với những thách thức lớn trong nước, như xây dựng một cơ sở hạ tầng có thể tạo bệ đỡ tăng trưởng kinh tế bền vững và đưa hệ thống ngân hàng bước vào thế kỷ XXI. Đó cũng là thách thức phải gỡ rối các mối xung đột giữa nhiều sắc tộc mà khiến cho một số lãnh địa của đất nước gần như không thể quản chế được trong nhiều thập niên.

Dù vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế Myanmar khởi sắc từ hoạt động xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp yếu ớt nhưng triển vọng trung hạn vẫn còn khá thuận lợi. “Giai đoạn đầu tự do hóa nền kinh tế của Myanmar đã đưa đến tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng và giảm được đói nghèo. Giờ làn sóng thứ 2 - làn sóng cải cách là rất cần thiết để duy trì đà tăng trưởng này”, IMF đã viết trong một báo cáo tháng 11 năm ngoái.

Vẫn còn nhiều điều cần cải thiện

Mặc dù thiếu vắng dòng vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu nhưng dòng vốn từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore vẫn rất mạnh mẽ, đã đưa Myanmar trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,4% vào năm ngoái và dự báo sẽ đạt 6,8% trong năm tài chính hiện tại. World Bank dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ là 7,2% trong trung hạn.

Myanmar “ngong” song dau tu

 

Mặc dù giới doanh nghiệp từ các nước phương Tây vẫn còn giữ thái độ thận trọng đối với Myanmar nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Hal Bosher, cố vấn đặc biệt cho Tổng Giám đốc của Yoma Bank, vẫn rất lạc quan. “Mọi người luôn ngạc nhiên khi đến Myanmar. Tôi nghĩ nền kinh tế có quy mô còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức 60-70 tỉ USD. Theo tôi, GDP thực tế có lẽ gấp đôi con số ước tính chính thức”, ông nói.

 

Cách mà Chính phủ Myanmar xử lý cuộc khủng hoảng Rohingya vẫn khiến nhiều người e ngại. Và trong một đất nước mà Tổng tư lệnh quân đội vẫn có quyền lực hiến pháp chỉ định 25% thành viên Nghị viện, cũng như kiểm soát hoàn toàn các bộ chủ chốt như Bộ Quốc Phòng, Bộ Các vấn đề Biên giới và Bộ Nội vụ, thì đó là một câu chuyện đầy nhạy cảm.

Nhưng không phải ai cũng đều giữ thái độ dè dặt với Myanmar. Sau khi Grab, dịch vụ gọi xe của Đông Nam Á, thử nghiệm dịch vụ GrabTaxi ở Yangon vào tháng 3.2017, Công ty tiếp tục củng cố hoạt động, trong đó thử nghiệm một dịch vụ xe 3 bánh tại Mandalay. Hiện Grab có hơn 6,6 triệu “đối tác” như các tài xế, nhà kinh doanh và đại lý trên nền tảng của mình. “Chúng tôi đã có hàng loạt cam kết tuyệt vời với Chính phủ Myanmar. Chúng tôi đã và đang tăng trưởng rất nhanh”, Russell Cohen, đứng đầu các hoạt động khu vực của Grab, cho biết.

Sau khi Myanmar xác nhận vào tháng 6 rằng các quy định mới cho phép người nước ngoài góp vốn đầu tư lên tới 35% vào các công ty nội địa có hiệu lực vào ngày 1.8.2018, nhiều người mong đợi dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh hơn vào nước này.

Soe Win, Bộ Trưởng Tài chính của Myanmar, cho biết Myanmar “không thể giữ tỉ lệ góp vốn 35%” nếu các người chơi lớn trong khu vực như Standard Chartered và HSBC Holdings bước vào nước này. Chắc chắn việc rót vốn của các công ty nước ngoài vào các ngành như ngân hàng, bảo hiểm... sẽ được Chính phủ theo dõi sát sao nhưng Romain Caillaud, Giám đốc tại hãng tư vấn Asia Group Advisors, đánh giá: “Luật doanh nghiệp mới góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Myanmar”(NCĐT)
------------------------

Kinh tế thế giới trả giá như thế nào cho ‘nước Mỹ trước tiên’ của Trump

Chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump có thể khiến quốc gia này “vĩ đại trở lại” nhưng cái giá mà kinh tế thế giới phải trả cũng không hề nhỏ.

Mỹ tăng lãi suất và USD tăng giá, liên quan cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng. Mỹ dự kiến là thành viên duy nhất trong nhóm G7, gồm Mỹ, Pháp, Italy, Đức, Nhật Bản, Anh và Canada, có kinh tế tăng trưởng trong năm nay khi chính sách thuế của Trump có hiệu lực.

Dấu hiệu kết thúc đợt tăng trưởng toàn cầu gần đây đã xuất hiện trong các thị trường tài chính. NatWest Markets cho biết tăng trưởng rổ tài sản của ngân hàng đầu tư này, trong đó có AUD và đồng, đã giảm 4,5% trong năm nay. Trong khi đó, S&P 500 tăng gần 7%.

Cách biệt trong hiệu suất “thể hiện sự mất cân bằng tăng trưởng trong năm nay”, Jim McCormick, chiến lược gia về tài sản chéo tại NatWest, nói.

Dự báo tăng trưởng của các nước G7 và khu vực châu Âu. Ảnh: Bloomberg

Bối cảnh toàn cầu hiện tại sẽ định hình các cuộc thảo luận khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tổ chức hội thảo kinh tế tại Jackson Hole, bang Wyoming, cuối tuần này. Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến phát biểu trong sự kiện. Fed đã tăng lãi suất hai lần trong năm nay, giúp USD tăng gần 6% và khiến các quốc gia vay nợ quốc tế khó trả nợ hơn.

Mark Nash, đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại Old Mutual Global Investors, cho rằng kinh tế Mỹ sẽ khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất, dù cuối cùng việc này có thể tạo ra lực cản.

“Một khi thiệt hại ở các thị trường mới nổi nghiêm trọng, ảnh hưởng sẽ quay trở lại Mỹ và Fed cần điều chỉnh chính sách tiền tệ”, Nash nhận định. “Bây giờ thì mọi người chưa thể đổ lỗi cho những gì chủ tịch Powell đang làm nhưng ảnh hưởng từ chúng sẽ ám ảnh ông ấy”.

Dấu hiệu giảm tốc bên ngoài Mỹ đã hiện rõ. Các nhà kinh tế học tại JPMorgan Chase & Co nói dù tăng trưởng toàn cầu vẫn cao hơn so với xu hướng trung bình dài hạn, nhờ có Mỹ, tỷ lệ các quốc gia phát triển vượt tiềm năng đã giảm còn 60% từ mốc 80% năm 2017.

USD đã gần chạm đỉnh hồi đầu năm 2017.

Đà tăng tại Trung Quốc bị cản trở bởi các nhà lập chính sách hạn chế rủi ro cho vay và cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu gây thiệt hại, buộc họ phải phát tín hiệu sẵn sàng có hành động hỗ trợ. Kinh tế Nhật Bản cũng giảm tốc.

Tại châu Âu, các kết quả khảo sát và chỉ số niềm tin trong năm nay đề thấp hơn do lo ngại về xuất khẩu. Chỉ số Đơn hàng nhà máy Đức – thước đo sản lượng tương lai của nền kinh tế lớn nhất khu vực – trong tháng 6 giảm, lần đầu tiên trong 2 năm.

Italy đang bất đồng với các nhà đầu tư liên quan kế hoạch tài chính. Bất ổn từ quá trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa kết thúc.

Tại các thị trường mới nổi, đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã lao dốc. Venezuela có động thái hạ giá đồng bolivar lớn nhất lịch sử. Argentina tăng lãi suất để bảo vệ nền kinh tế. Dù những diễn biến trên chưa thể kéo kinh tế toàn cầu vào suy thoái, chúng vẫn khiến thị trường bị mất niềm tin nếu ảnh hưởng lan tới các thị trường mới nổi lớn hơn, như Brazil.

Tom Orlik, nhà kinh tế tại Bloomberg Economics, không dự đoán các thị trường mới nổi có thể kéo tụt kinh tế thế giới. Theo quan sát của ông, không kể Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chiếm 24,6% GDP toàn cầu năm 2017, giảm từ đỉnh 26,7% năm 2013.

Thương mại xuyên quốc gia đang xấu đi với tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi giảm hơn 1/5 trong tháng 8, theo thước đo của Kuehne + Nagel, một trong những công ty vận tải lớn nhất thế giới. Họ tính toán thương mại ở Brazil, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ đã giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự chậm lại tại châu Á cần được theo dõi. Ngoại trừ Nhật Bản, đóng góp của khu vực cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2017 là 40%, cao hơn 23% trong năm 2007, phản ảnh quy mô kinh tế lớn hơn và sự hội nhập sâu hơn với thế giới, theo Robert Subbaraman, chuyên về các thị trường mới nổi tại Nomura Holdings, Singapore.

“Đó không còn là câu hỏi ‘nếu’ mà là tăng trưởng kinh tế châu Á trong nửa sau năm 2018 sẽ chậm ‘bao nhiêu’”, Subbaraman nói.(NDH)
---------------------

Thế giới ngoảnh mặt với tiền của người Trung Quốc

Nhiều quốc gia phát triển đang đóng sập cánh cửa với đầu tư của Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ.

Tổng thống Mỹ - Donald Trump tuần trước ký bản cập nhật một dự luật mở rộng phạm vi quản lý của Ủy ban Đầu tư nước ngoài vào Mỹ (CFIUS), bao gồm cả các khoản đầu tư nhỏ và thụ động trong 3 lĩnh vực: công nghệ quan trọng, cơ sở hạ tầng và các ngành kinh doanh có sử dụng dữ liệu cá nhân. Việc thắt chặt quy định này thi thoảng cũng diễn ra, nhưng chưa bao giờ rõ ràng như hiện tại.

Đầu năm nay, Ant Financial - công ty tài chính của Jack Ma đã phải từ bỏ việc mua công ty chuyển tiền MoneyGram International, do CFIUS lo ngại bị lấy mất dữ liệu của các lính Mỹ đang dùng dịch vụ này. Thương vụ Broadcom ra giá 117 tỷ USD mua Qualcomm cũng bị ông Trump từ chối, sau khi ủy ban này lo ngại việc cắt giảm chi phí không thể tránh khỏi hậu sáp nhập sẽ khiến Huawei Technologies (Trung Quốc) có lợi thế.

Rod Hunter - nhà phân tích tại Baker & McKenzie cho biết trước đây “việc thông báo cho CFIUS là tự nguyện, ít nhất cho đến khi CFIUS có ý kiến trước”. Nhưng hiện tại, công ty nào có kế hoạch đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực “thông minh” nào của Mỹ đều sẽ bị điều tra.

Dù vậy, giới phân tích vẫn chưa hiểu rõ liệu loại “dữ liệu cá nhân” nào sẽ dễ bị tổn thương trong thế giới mà mỗi công ty phải tìm cách kiếm tiền từ loại thông tin như vậy để tiến lên phía trước. Liệu có phải bất kỳ thương vụ nào của Trung Quốc đều sẽ bị rà soát chặt hay không? Liệu các vụ mua bán trước đây, như Haier mua mảng điện tử gia dụng của General Electric các đây vài năm - giờ có được bật đèn xanh hay không?

Thách thức của Trung Quốc không chỉ nằm tại Mỹ. Ở Australia và Canada, họ cũng đang gặp tình trạng tương tự. Ngay cả châu Âu - điểm đến ưa thích của nước này - cũng đang dần khắt khe.

Tháng này, Thủ tướng Đức - Angela Merkel đã lần đầu tiên bác thương vụ một công ty Trung Quốc mua công ty máy công cụ của Đức - Leifeld Metal Spinning. Berlin vẫn đang bị phản đối vì để Midea Group (Trung Quốc) mua hãng robot Kuka cách đây 2 năm. Họ đang muốn giảm tiêu chuẩn để có thể tăng rà soát các thương vụ M&A từ các công ty ngoài EU. Hiện tại, các thương vụ mua từ 25% cổ phần trở lên mới bị kiểm tra.

Kể cả Anh, nước muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc trước các ảnh hưởng từ Brexit, cũng đang đề xuất bỏ giới hạn kiểm soát với M&A các công ty nhỏ, mua cổ phần nhỏ hay thậm chí mua bản quyền sở hữu trí tuệ.

Dĩ nhiên, Bloomberg cho rằng việc này không có nghĩa Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tham vọng Made in China 2025. Họ vẫn có thể dùng các liên doanh để đạt được công nghệ mong muốn.

Dù vậy, sự thật là Trung Quốc không có nhiều lựa chọn để mang về những công nghệ họ cần. Việc này sẽ khiến Bắc Kinh gặp bất lợi, chịu sức ép phải chơi công bằng và mở cửa thị trường cho thế giới.

Trung Quốc đã cam kết cấp phép đầu tư vào lĩnh vực tài chính, sau hàng thập kỷ bị Wall street phàn nàn. Họ cũng đang giúp nhà đầu tư ngoại dễ dàng mua cổ phần chiến lược các công ty niêm yết trong nước tại nhiều lĩnh vực. Việc này có thể được coi là Trung Quốc đang xử sự theo đúng cách mà các chính phủ phương tây mong muốn.

Dù vậy, ít nhất thì hiện tại, cách cửa của thế giới vẫn đang đóng lại với đầu tư từ Trung Quốc.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục