Sẽ tiếp tục bán vốn nhà nước tại nhiều DN lớn
Tập đoàn Hàn Quốc muốn mở 60 siêu thị tại Việt Nam
Dầu khí sẽ được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Cổ phần hóa DNNN 2011-2015 không thể về đích
Bộ Tài chính: Giá xe nhập khẩu có thể giảm một nửa từ 2019
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-09-2017
- Cập nhật : 20/09/2017
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ sớm đạt 10 tỷ USD nếu thay đổi cách nuôi trồng
Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Công ty CP Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang.Nguồn ảnh: Undercurrent News
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Undercurrent News, Chủ tịch Công ty CP Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng nếu phương pháp nuôi trồng mới của Minh Phú được áp dụng rộng rãi trên cả nước, thì mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trước năm 2025 là hoàn toàn khả thi.
Phát biểu trong buổi thảo luận về lĩnh vực tôm trong hội chợ Vietfish gần đây tại TPHCM, ông Quang rất vui mừng về những kết quả ban đầu từ các hộ nông dân xung phong thử nghiệm cho mô hình nuôi trồng tôm mới có tên gọi là “3C” của Minh Phú.
Mô hình này có 3 yếu tố giúp giảm tác động cho môi trường: ấu trùng trứng sạch, ao sạch và nước sạch, theo lời giải thích từ giám đốc đầu tư của Minh Phú là ông Phan Vinh Hiển.
Ông Hiển nói thêm: "Nó liên quan đến việc kiểm soát nước và chất thải chặt chẽ hơn. Chúng tôi cũng tổ chức thu hoạch theo từng giai đoạn để giảm thiểu rủi ro, dù cho quá trình nuôi trồng có tốt đến đâu thì những điều không mong đợi vẫn có thể xảy đến".
Cho đến nay mô hình 3C mới chỉ được thử nghiệm trên khoảng 20 ao nuôi trồng, nhưng dựa trên những thành công ban đầu, Minh Phú dự định sẽ thử nghiệm trên khoảng 200 ao nuôi trồng vào cuối năm nay.
Ông Quang cho biết rằng những ao nuôi trồng theo mô hình 3C đã cho ra năng suất rất cao, nông dân có thể thu hoạch 5 vụ/năm so với 3 vụ như bình thường, với năng suất thu hoạch khoảng 50 tấn tôm/ha mỗi năm.
Ông Quang nói thêm: "Cần 56 ngày để tôm đạt kích thước khoảng 80 con/kg, 63 ngày cho kích thước 50 con/kg, và 80 ngày cho 30 con/kg. Chúng tôi đã chứng kiến tôm của một số hộ nông dân có kích thước 18-20 con/kg".
Theo ông Quang, nếu tiến hành thử nghiệm rộng hơn, nhà máy chế biến của Minh Phú sẽ có thể hoạt động với công suất tối đa. Tỷ lệ tôm sống sót trong ao đã tăng khoảng 97%, vẫn theo lời ông Quang.
Mục tiêu đưa xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025 đã được đề cập trong hội nghị, và ông Quang quả quyết rằng nếu hệ thống này được áp dụng trên toàn quốc, thì việc đạt mục tiêu trên vào năm 2020 không phải là vấn đề.
Tuy nhiên theo ông Quang, vấn đề là "chỉ những hộ nông dân khá giả mới có thể làm được việc này".
Quy trình 3C yêu cầu những thay đổi về cơ sở hạ tầng ở mức cơ bản nhất của các trang trại nhỏ, và ông Quang cho biết chính phủ và các ngân hàng cần phải hợp tác với những hộ nông dân để hỗ trợ vốn cho họ.
Ông nói: "Các khoản vay sẽ được hoàn trả rất nhanh sau khi thu hoạch, nhưng các ngân hàng không muốn cho nông dân nghèo vay vốn”.
Giá ổn định và nên giảm hơn nữa
Hiện tại, giá tôm đang "quá cao", ông Quang nói. "Chỉ có người giàu ở Việt Nam mới đủ khả năng mua tôm vào lúc này".
Tuy nhiên, ông dự tính bước nhảy vọt về năng suất sẽ làm giảm giá thành của tôm xuống tới mức có thể thu hút người tiêu dùng trong nước. Năng suất tốt hơn cũng sẽ làm giảm chi phí nuôi trồng, do đó biên lợi nhuận không bị ảnh hưởng trong kịch bản này, ông nói.
Từ đầu năm 2017 tới nay, sản lượng tôm của Ấn Độ tăng khoảng 10%; Ecuador tăng khoảng 12%; Thái Lan tăng 10%; và Việt Nam tăng khoảng 10%, theo lời ông Quang. Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng tôm của Trung Quốc đã giảm, và vì thế nhu cầu nhập khẩu của nước này đã tăng mạnh.
"Nguồn cung đang tăng lên cùng nhịp với nhu cầu, vì vậy giá cả sẽ ổn định cho đến hết năm nay", ông nói. "Nếu Trung Quốc mua nhiều hơn thì giá sẽ tăng, nhưng biến động giá cả chỉ nên ở mức 5%".
Cũng tại Hội chợ Vietfish, các giám đốc điều hành của Minh Phú và công ty thủy sản Quốc Việt nói với Undercurrent News rằng sự thiếu hụt sản lượng tôm của Trung Quốc trong năm nay đã khiến những nhà nhập khẩu trên toàn thế giới tăng cường mua tôm, và sẽ giúp giá tôm ổn định ở mức cao trong suốt phần còn lại của năm 2017.(NCĐT)
--------------------------
Intel kết hợp Waymo phát triển công nghệ xe tự lái
Intel vừa công bố hợp tác với Waymo, đơn vị xe tự lái của Alphabet (công ty mẹ của Google), để cùng phát triển nền tảng công nghệ cho phép những chiếc xe tự lái xử lý thông tin theo thời gian thực, theo Reuters.
Nhà sản xuất vi mạch máy tính lớn nhất thế giới cho biết Waymo đã sử dụng nền tảng của Intel để xử lý cảm biến, tính toán chung và kết nối dữ liệu trong các mẫu xe hybrid Chrysler Pacifica từ năm 2015. Lần này Intel sẽ xây dựng một “miếng silic tùy chỉnh” nhằm phù hợp hơn với nhu cầu dung hợp cảm biến mới của Waymo và tăng sức mạnh xử lý của Intel.
“Qua thời gian chúng tôi đã biết được rằng chúng tôi có thể tối giản các phần mềm thành thiết bị sử dụng silic bởi vì chúng có thể mang lại hiệu suất, chi phí và sức mạnh hiệu quả hơn”, ông Brian Krzanich, giám đốc điều hành của Intel nói với Reuters.
Sau khi công bố việc mua lại Mobileye, công ty phát triển hệ thống xe thông minh của Israel, hồi tháng 3.2017 với giá 15 tỉ USD, Intel hiện đẩy mạnh việc mở rộng các dòng xe tự lái thông qua nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, và sự hợp tác với Waymo lần này là một trong những gạch đầu dòng quan trọng để bổ sung vào danh mục đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên Waymo xác nhận hợp tác với nhà cung cấp của mình.
Theo ông John Krafcik, giám đốc điều hành của Waymo, bên cạnh việc cải tiến, đổi mới về thiết bị, thì khả năng xử lý nhanh cũng rất quan trọng đối với các phương tiện tự lái. “Công nghệ của Intel hỗ trợ quá trình chế tạo tiên tiến trong xe của chúng tôi, đồng thời đáp ứng nhu cầu của Waymo trên quy mô rộng”, ông Krafcik nói.
Intel hôm 18.9 cũng cho biết họ đã đầu tư 1 tỉ USD vào các công ty phát triển trí tuệ nhân tạo trong suốt ba năm qua.(Thanhnien)
-----------------------------
Sẽ có ba đề án riêng cho các đặc khu kinh tế
Chiều 19-9, ông Trần Duy Đông - Bộ Kế hoạch và đầu tư - cho biết sẽ xây dựng thêm ba đề án thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gắn với ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Bên cạnh các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như ưu đãi thuế, cho thuê đất lên tới 99 năm, visa thông thoáng hơn, sẽ mở rộng các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, rút ngắn các thủ tục hành chính… dự thảo luật cũng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong giải quyết tranh chấp như áp dụng pháp luật nước ngoài và giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế.
Bộ máy hành chính sẽ được tổ chức theo hình thức một cửa, với đột phá mới không dựa vào trách nhiệm tập thể mà nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân.
Tòa án đặc khu tương đương cấp huyện nhưng thẩm quyền tương đương cấp tỉnh.
Cùng với luật, hiện Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng ba đề án thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, trong đó sẽ cụ thể hóa chi tiết về quy hoạch, chuyển đổi dân cư, sắp xếp bộ máy hành chính, tổ chức cơ quan đơn vị…
Những đề án này sẽ được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và được trình lên Quốc hội vào kỳ họp vào tháng 5-2018.
Đặc biệt, trưởng đặc khu sẽ do Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở chủ tịch UBND tỉnh đề xuất, Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ.
Sẽ có HĐND cấp tỉnh, hội đồng tư vấn giám sát gồm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược sẽ giám sát hoạt động của trưởng đặc khu.
Trưởng đặc khu sẽ có 77 thẩm quyền và sẽ phải chịu trách nhiệm về các thẩm quyền được phân cấp và trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu, hội đồng nhân dân sẽ được đề xuất cắt chức.
Tuy nhiên, ông Đông cũng nêu khó khăn lớn nhất là các quy định và ưu đãi đưa ra có đáp ứng với nhu cầu nhà đầu tư chiến lược hay không?
Do đó dự thảo luật xây dựng cơ chế mở và sẵn sàng đàm phán với nhà đầu tư chiến lược, tức là trong trường hợp có nhà đầu tư chiến lược mà đặt ra yêu cầu thì có thể đàm phán các ưu đãi và tính tới việc sửa đổi luật.
Đồng thời, chính quyền đặc khu sẽ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi trong thẩm định về thủ tục với các nhà đầu tư; thực hiện thủ tục hải quan ưu tiên đối với doanh nghiệp đầu tư tại đặc khu.(Tuoitre)
----------------------------
Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) ra quyết định cuối cùng áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng hợp kim Ferro-Silico-Manganese nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
Theo thông tin từ trang tin điện tử Yongnap của Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC), ngày 14/9/2017, đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm Ferro-Silico-Manganese nhập khẩu từ Ấn Độ, Việt Nam và Ukraine.
Theo đó, KTC xác định sản phẩm bị điều tra bán phá giá đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Căn cứ kết luận này, KTC đề xuất mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của các nước bị điều tra là: 4,06% - 19,06%.
Trước đó, ngày 7/12/2016, KTC đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên nhập khẩu từ Việt Nam, Ukraine và Ấn Độ theo điều 60.3 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Ngày 31/5/2017, KTC đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 7,48% đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam.
-----------------------