tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-05-2016

  • Cập nhật : 17/05/2016

Sẽ có sàn vàng Quốc gia?

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết đề án lập sàn vàng quốc gia nằm trong kế hoạch chiến lược quản lý của Vụ Quản lý ngoại hối.

“Tuy nhiên, chúng tôi phải triển khai đề án theo từng bước, từng giai đoạn. Điều quan trọng nhất là phải đúng thời điểm khi hội tụ đủ điều kiện cần và đủ”, ông Cảnh cho biết thêm.

Theo ông Cảnh, hiện nay, Thông tư 22 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về “quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường” chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Việc quản lý đăng ký chất lượng, mẫu mã, quy trình thực hiện vàng trang sức, mỹ nghệ vẫn còn rất lỏng lẻo. Mạng lưới chống hàng giả, đảm bảo cam kết chất lượng vàng vẫn chưa đảm bảo.

Câu chuyện lập sàn vàng quốc gia đã được Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đề xuất cách đây 6 năm. Thời điểm đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đã đề xuất sàn vàng này hoạt động như Sở Giao dịch chứng khoán, đặt tại TPHCM và Hà Nội. Nhà đầu tư sẽ mua bán vàng dưới dạng chứng chỉ vàng do NHNN cấp cho các công ty kinh doanh vàng có dự trữ vàng thật tại NHNN.

Nói về việc lập sàn vàng quốc gia, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, cho biết việc thành lập sở giao dịch vàng quốc gia sẽ giúp giải quyết vấn đề của thị trường vàng Việt Nam một cách tổng thể, từ giao dịch, thanh toán, lưu trữ, vận chuyển, kiểm định chất lượng.

“Đây là một mô hình tổng hợp để giảm thiểu rủi ro cho những người tham gia cũng như huy động được một nguồn lực lớn của xã hội vào kinh doanh chính thức”, ông Lực phân tích.

Đồng tình quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, cho rằng việc lập sàn vàng quốc gia để giao dịch vàng được minh bạch, các thành phần nhà kinh doanh, dân chúng đều được tiếp cận thông tin, tránh việc đầu cơ, lũng đoạn hoặc tung ra các thông tin bất lợi ảnh hưởng thị trường.

“Thị trường vàng hiện khá ổn định và chính sách chống vàng hóa của NHNN đang phát huy tốt. Tuy nhiên, giá vàng thế giới thay đổi từng giờ từng phút, trong khi đó ở Việt Nam việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn rất cao. Nếu có sàn vàng, các thông tin sẽ được minh bạch, dân chúng và nhà đầu tư được mua bán công khai, rõ ràng, lợi ích được đảm bảo”, ông Hiếu phân tích.


VNG đã mua 38% cổ phần Tiki, định giá ở mức 1.000 tỷ đồng

Trước đây VNG đã từng tham gia thương mại điện tử, nhưng sau đó cho đóng cửa sàn TMĐT Zing Deal và 123.vn, cũng như bán lại 123mua.vn cho Sendo của FPT.

Công ty Cổ phần VNG cho biết, cuối tháng 1/2016, VNG đã mua hơn 3,7 triệu cổ phần CTCP Ti Ki, đơn vị sở hữu trang thương mại điện tử Tiki.vn.

Số lượng cổ phần nói trên tương đương 38% vốn điều lệ Tiki. Theo báo cáo tài chính quý I/2016 của VNG, tại ngày 31/3/2016, giá trị của khoản đầu tư này là hơn 376 tỷ đồng, tương đương hơn 101.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 10 lần mệnh giá.

Với giá trị này, VNG đang định giá Tiki ở mức 1.000 tỷ đồng.

Tiki ra đời vào tháng 3/2010, bắt đầu với mô hình nhà sách trên mạng, đến nay, Tiki lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như điện thoại, điện máy, đời sống, làm đẹp, sức khỏe, thiết bị văn phòng, đồ chơi, thể thao...

Được biết, trước đây VNG đã từng tham gia thương mại điện tử, tuy nhiên tới giai đoạn 2013 - 2014, tập đoàn này đã đóng cửa sàn TMĐT Zing Deal và 123.vn, cũng như bán lại 123mua.vn cho Sendo của FPT.

Trong hơn nửa năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam khá sôi động với hàng loạt vụ M&A. Trong đó, Rocket Internet (Đức) sau nhiều năm hoạt động tại Việt Nam đã bán lại trang dịch vụ đặt thức ăn Foodpanda cho đối thủ Vietnammm. Đồng thời, công ty này cũng vừa bán trang Lazada cho Alibaba (Trung Quốc) và Zalora cho tập đoàn Central Group (Thái Lan).

Song song đó, nhiều trang thương mại điện tử cũng đã công bố đóng cửa trong thời gian qua như Beyeu, Deca...


Dabaco: "Sạch thì kém cạnh tranh"!

Ông Nguyễn Thế Tường – Phó Tổng Giám đốc Dabaco chia sẻ: “Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để hướng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng chính chúng tôi cũng đang tự đánh mất khả năng cạnh tranh của mình”.

Trong chuyến đi khảo sát mới đây của World Bank và các tổ chức quốc tế nhằm tìm hiểu những nguy cơ của vấn đề quản lý rủi ro an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thế Tường – Phó Tổng Giám đốc Dabaco chia sẻ: “Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để hướng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng chính chúng tôi cũng đang tự đánh mất khả năng cạnh tranh của mình”.

lanh dao dabaco va doan khao sat dang thao luan ve cac van de san xuat thuc pham

Lãnh đạo Dabaco và đoàn khảo sát đang thảo luận về các vấn đề sản xuất thực phẩm

Cách đây hai năm, Dabaco là một trong số rất ít các doanh nghiệp ý thức được việc sớm muộn cũng phải loại bỏ kháng sinh ra khỏi thức ăn chăn nuôi. Điều này vừa giúp Dabaco chuẩn bị sẵn sàng tư thế tham gia hội nhập vào các Hiệp định kinh tế thế giới, vừa giúp Dabaco đủ năng lực xuất khẩu các sản phẩm sau chế biến sang các thị trường EU và Bắc Mỹ.

Vàng thau lẫn lộn

Để loại bỏ kháng sinh và nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, Dabaco đã thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm:kiểm soát, phối trộn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia; phối hợp với các đơn vị uy tín như BioSpring đưa probiotics bào tử bền nhiệt vào trong thức ăn để hạn chế kháng sinh; sử dụng acid hữu cơ để giảm độ pH nhằm tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi phát triển; nhập đồng bộ dây chuyền sản xuất từ các nước Anh, Pháp, Mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, giảm thiểu kháng sinh và loại bỏ các chất hóa học độc hại thì Dabaco lại vấp phải những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi buộc phải chọn giữa “Sạch” và “Bẩn”.

Theo ông Nguyễn Thế Tường – Phó Tổng Giám đốc Dabaco:Thứ nhất, khi sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm thay thế kháng sinh và các hóa chất độc hại vào trong thức ăn chăn nuôi, giá thành thức ăn sẽ bị tăng lên 3%, gây khó khăn cho người chăn nuôi. Trong khi có rất nhiều loại cám giá rẻ tràn ngập trên thị trường thì việc tăng giá sẽ khiến các doanh nghiệp như Dabaco mất thị phần.

Thứ hai, do quan niệm lâu nay thường xem các sản phẩm chăn nuôi chất lượng là phải có màu đỏ tươi, nhiều nạc, ít mỡ nên những sản phẩm sạch màu hồng nhạt, bì dày, lắm mỡ lại bị coi là thực phẩm kém chất lượng.

Ngoài ra, yếu tố giá thành cũng là một cản trở đối với các đơn vị như Dabaco. Cụ thể, trong khi thịt ba rọi sạch bán ngoài thị trường là 130 nghìn/kg thì nuôi tăng trọng giá bán có 75 nghìn/kg.

Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo các hóa chất và thuốc kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi đã vô tình khiến người chăn nuôi bất chấp tất cả để đạt lợi nhuận tối đa. Thay vì mất 7 – 8 tháng để nuôi một con heo nặng khoảng 90 kg, dùng chất tăng trọng heo đạt 100 kg chỉ trong 3 tháng. Chăn nuôi siêu tốc như vậy nên giá bán xuất chồng của họ cũng thấp hơn nhiều so với các sản phẩm như của Dabaco.

Một vấn đề khác, tuy không liên quan trực tiếp tới vấn đề an toàn thực phẩm nhưng nó lại gây trở ngại cho người dân nếu họ muốn tìm thức ăn chăn nuôi sạch cho đàn nuôi của mình. Nguyên nhân vì để thay đổi, bổ sung thông tin trên bao bì mất rất nhiều thời gian.

Hai năm gần đây Dabaco đã triển khai các biện pháp thay thế kháng sinh nhưng để bổ sung thông tin cùng lúc vào 300 mã sản phẩm cùng lúc thì rất khó thực hiên.

Nhiều quy định hiện nay đã vô tình gây khó cho bà con chăn nuôi và cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì giới thiệu sản phẩm dùng Probiotics thay thế kháng sinh nhưng khách hàng xem trên bao bì sản phẩm thì lại không thấy ghi.

Thiệt trước lợi lâu dài

Tuy đứng trước các khó khăn như vậy nhưng trong cuộc gặp gỡ với các tổ chức quốc tế và World Bank, ông Nguyễn Thế Tường – Phó Tổng Giám đốc Dabaco vẫn tỏ ra lạc quan:“Trước mắt đấy là những khó khăn của chúng tôi, nhưng về lâu dài nó chính là sức mạnh giúp chúng tôi đứng vững trên thị trường. Nếu chạy theo lợi nhuận thì không mấy nữa, khi các doanh nghiệp nước ngoài như Canada tràn vào đầu tư, phân phối sản phẩm chăn nuôi sạch thì các doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ không còn đất sống”.

Theo ông Tường:“Thực phẩm sạch ắt giá phải cao, người có tiền đã đành nhưng người lao động thì không biết làm sao cho họ tránh khỏi tình trạng ăn gì cũng có nguy cơ bệnh tật”.

Đây chính là điều mà nhiều người dân cũng như đoàn khảo sát của World Bank đang tìm kiếm nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch – chăn nuôi sạch cho Việt Nam.

Ông Võ Thanh Sơn – đại diện World Bank nhận định:“Câu chuyện của Dabaco chia sẻ rất có ý nghĩa vì nó mang đến hai hàm ý chính sách cho đoàn công tác. Hàm ý thứ nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những quy định cứng nhắc về mẫu mã cần phải có cách hiểu cởi mở hơn. Hàm ý thứ hai là doanh nghiệp không phải chỉ có sản xuất ra sản phẩm tốt là đủ mà bản thân mình cũng phải có giải pháp cho người dùng cảm thấy tự tin để sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp”.

“Những nỗ lực của các doanh nghiệp trong thời gian tới cùng với động thái tích cực của World Bank và các tổ chức quốc tế sẽ là cơ sở để Chính phủ hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro an toàn thực phẩm. Qua đó kịp thời ngăn chặn những yếu tố gây mất an toàn thực phẩm, vừa đem lại những bữa ăn không chứa các chất độc hại cho người dân, vừa tạo cơ sở cho các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi sạch có được môi trường cạnh tranh lành mạnh.”– ông Tường nhấn mạnh.


Ngân hàng Thế giới: Nhà máy nhiệt điện than là "thảm họa" đối với hành tinh

Các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo thẳng thắn rằng, các nhà máy nhiệt điện than đã được đề xuất xây dựng thêm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia sẽ làm giảm giá trị của Thỏa ước khí hậu Paris nếu chúng được phê duyệt, triển khai và đưa vào vận hành.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Jim Yong Kim cho rằng, các kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than tại các quốc gia châu Á sẽ là “thảm họa” đối với hành tinh, môi trường sống và đi ngược lại giá trị của Thỏa ước khí hậu đã được ký kết tại Paris để chống lại các biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Trong một cảnh báo nghiêm khắc khác, Jim Yong Kim đã nhấn mạnh bất chấp những lời hứa đã đưa ra tại Paris về cắt giảm lượng khí thải nhà kính và cùng chung tay xây dựng một nền năng lượng sạch, các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á vẫn đang lên kế hoạch xây dựng thêm hàng trăm nhà máy nhiệt điện than trong 20 năm tới.

chu tich ngan hang the gioi, jim yong kim cho rang cac nha may nhiet dien than la tham hoa doi voi con nguoi va hanh tinh cua chung ta, anh nguon bloomberg

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim cho rằng các nhà máy nhiệt điện than là thảm họa đối với con người và hành tinh của chúng ta, ảnh nguồn Bloomberg

Tại Mỹ, việc phát triển nhiệt điện than được bắt đầu từ thế kỷ 19 và cho đến nay Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người mặc dù việc sử dụng than đã, đang giảm mạnh và các công ty nhiệt điện than lớn nhất tại nước này đều đã phá sản. Tuy nhiên, không chịu rút kinh nghiệm từ Mỹ, nhu cầu sử dụng than tại các quốc gia Nam Á và Đông Á còn rất lớn.

Theo ước tính, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam chiếm khoảng ba phần tư số nhà máy nhiệt điện than mới dự kiến được xây dựng trên toàn thế giới trong 5 năm tới. Nhu cầu xây dựng nhà máy nhiệt điện than đang tăng nhanh tại Ấn Độ khi quốc gia này hiện có tới 300 triệu người (khoảng ¼ dân số) chưa được sử dụng điện.

Trong một cuộc họp 2 ngày với các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp ở Washington, Chủ tịch WB cũng cho biết thêm nếu Việt Nam triển khai các nhà máy nhiệt điện than với công suất 40 GW và nếu ngay bây giờ toàn khu vực này cũng triển khai loại nhà máy điện này thì Thỏa ước Khí hậu Paris coi như đã đi đến một hồi kết thảm hại.

Được biết, cuộc họp này diễn ra chỉ sau 2 tuần sự kiện 175 quốc gia đã tụ họp tại Paris để tái khẳng định cam kết của họ về bảo vệ môi trường và chống lại các biến đổi khí hậu do các nhà máy nhiệt điện than gây ra.

WB cho biết, trong tháng vừa qua đã dành 28% ngân sách của mình để hỗ trợ cho các dự án chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-Moon, cũng đang hối thúc các chính phủ tham gia vào Thỏa ước này và muốn tăng cường hiệu lực cho thỏa ước trước khi Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017 tới. Điều này sẽ giúp bảo vệ giá trị của thỏa ước trong trường hợp tổng thống tiếp theo của Mỹ, chẳng hạn như ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, người có nhiều khả năng sẽ từ chối hoặc nghi ngờ về các biến đổi khí hậu có thể xảy ra do ngành công nghiệp nhiệt điện than.

Cũng theo ông Ban Ki-Moon, một trong những thách thức lớn nhất chính là đầu tư mới đã được bảo vệ cho nhà máy nhiệt điện than tại châu Á. Theo đó, theo số liệu thống kê từ Platts Energy, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than có công suất 150GW vào năm 2020, giảm từ 270GW trong 5 năm qua. Tại Ấn Độ, mặc dù đã tuyên bố các kế hoạch đầy tham vọng về việc khai thác và sử dụng điện từ năng lượng mặt trời nhưng các nhà máy nhiệt điện than tại quốc gia này vẫn đang chạy với công suất 125GW. Trong khi đó, Indonesia cũng đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhà máy nhiệt điện than tại nước này vào năm 2020 để có thêm công suất khoảng 25GW.

John Roome, một chuyên gia cao cấp về biến đổi khí hậu của WB cũng có ý kiến tương tự như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Tổng thư ký LHQ khi cho rằng nếu tất cả những nhà máy nhiệt điện than này được xây dựng và đưa vào vận hành thì mọi nỗ lực bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu của thế giới gần như không có giá trị và sẽ làm nhiệt độ trung bình của thế giới tăng thêm khoảng 2 độ C.

Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện Trái đất thuộc trường Đại học Columbia thậm chí còn bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này một cách thẳng thắn hơn khi cho rằng với số lượng nhà máy nhiệt điện than như hiện nay đã là quá nhiều thì không xây dựng thêm thì lượng khí carbon trong không khí đã vượt mức cho phép tại nhiều quốc gia châu Á.


Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng

Trước thông tin Thái Lan chuẩn bị tung bán ra thị trường trên 11 triệu tấn gạo dự trữ với giá rẻ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho biết không lo ngại về thông tin này.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch ​Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gentraco (Cần Thơ), cho biết đã nghe thông tin Thái Lan sẽ tung ra thị trường bán gạo dự trữ trên 11 triệu tấn nhưng trong số gạo nói trên có đến hơn 80% sản lượng bán ra để phục vụ cho công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến, số còn lại là gạo nguyên liệu với số lượng rất ít nên không đáng lo ngại về việc cạnh tranh với các sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 


Theo ông Phạm Thái Bình, Giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu gạo Trung An, thành phố Cần Thơ nếu Thái Lan tung gạo ra bán trên thị trường với sản lượng trên 11 triệu tấn thì ít nhiều có ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bởi gạo của Thái Lan là gạo cũ, phẩm chất thấp, chỉ bán được ở một số thị trường các nước nghèo như châu Phi hoặc bán cho các tổ chức viện trợ gạo nhân đạo hoặc dùng để chế biến thực phẩm.

Trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo mới, gạo chất lượng cao, gạo đặc sản được xuất khẩu ở tất cả các thị trường trên thế giới và đã có thị trường ổn định.

"Mặt khác, trước tình hình hạn hán ở nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam thì nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong năm nay và những năm tới sẽ tiếp tục tăng do nhiều quốc gia bị mất mùa, giảm sản lượng.

Cho nên dù Thái Lan có tung ra bán tháo gạo giá rẻ cũng không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Khả năng Việt Nam năm nay sẽ xuất khẩu đạt 7 triệu tấn gạo là hoàn toàn khả thi," ông Phạm Thái Bình nhận định như vậy.

Cũng theo ông Bình, từ đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Trung An khá thuận lợi, giá xuất tương đối tốt, bình quân từ 375 USD/tấn đối với gạo 5% tấm loại thường đến 500 USD/tấn đối với gạo Jasmine.

Từ đầu năm đến nay doanh nghiệp đã xuất trên 40.000 tấn chủ yếu ở các thị trường như Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi...

Tuy nhiên, do tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đã làm giảm năng suất và sản lượng gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy giá gạo nội địa tăng mạnh hơn so với giá gạo xuất khẩu, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu mới, trong khi nông dân được hưởng lợi nhiều hơn do bán được giá cao.

Những vùng sản xuất lúa gạo không bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... nông dân sản xuất lúa đạt được lợi nhuận cao hơn các năm trước.

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết khoảng hơn nửa tháng trở lại đây thị trường xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp có bước trầm lắng, sản lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đã giảm từ 30-40%.

Nguyên nhân cũng có thể là do các nhà nhập khẩu gạo chờ gạo Thái Lan tung ra bán gạo dự trữ. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có thông tin cụ thể để các doanh nghiệp biết thông tin chi tiết về gạo xuất bán của Thái Lan là gạo loại gì, xuất bán ở đâu...

Cũng theo các doanh nghiệp, để giữ vững thị trường xuất khẩu gạo truyền thống trong các nước khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường để giữ được thị phần ở các thị trường quan trọng này.

Sau một thời gian tăng mạnh, giá thu mua lúa gạo trong vùng hiện nay đã chững lại, giá thu mua lúa các loại đã giảm trên dưới 200 đồng/kg so với 2 tuần trước.

Hiện giá lúa khô giống IR 50404 được thương lái thu mua có giá từ 5.450 đến 5.500 đồng/kg, giá lúa tươi giống IR 50404 được thương lái đặt cọc mua trong vụ Hè thu tới là từ 4.400 đến 4.500 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với 10 ngày trước đây tuy nhiên lại tăng cao hơn cùng kỳ từ 400-500 đồng/kg.

Theo ông Phạm Công Điền, thương lái thu mua lúa gạo ở phường Thới Long quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cho biết giá lúa giảm là do giá bán gạo cho các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu giảm vì thị trường xuất khẩu gạo hiện nay đang trầm lắng.

Hiện nay chưa đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Hè Thu nhưng vẫn phải đi tìm và đặt cọc mua lúa trước của nông dân tại các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ.

Việc đặt cọc mua trước lúa của nông dân cũng là việc làm mạo hiểm vì khi đến thời điểm thu hoạch, giá lúa sụt giảm thì thương lái sẽ thua lỗ, có khi giá lúa thời điểm thu hoạch tăng cao thì một số nông dân bẻ kèo bán cho thương lái khác...

Việc giá lúa tăng giảm bất thường hiện nay, không thể lường trước được

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

    DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
    Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc
    Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu
    Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu
    Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-05-2016

    Iran sẽ đẩy điểm cân bằng dầu mỏ đi về đâu ?
    Thủ tướng Medvedev: Nga quan tâm nông sản Việt Nam
    General Motors thông báo thay đổi lãnh đạo tại Việt Nam
    70 doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh
    Chuyển nhượng dự án: Ăn may nhất thời

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-05-2016

    Google có nguy cơ bị phạt cao kỷ lục trên 3 tỉ euro
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Mỗi tiệm khăn bông của Phong Phú thu nửa tỷ một tháng
    Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu
    Doanh nghiệp có thuế VAT âm sẽ không được hoàn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-05-2016

    Góc khuất thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp mệt vì bị ép
    Goldman Sachs tự tin giá dầu sẽ tăng vọt trong thời gian tới
    OPEC đang “chết”, sắp bị thay thế bởi tổ chức mới mang tên OGEC?
    Trung tâm thương mại Parkson Paragon đóng cửa
    Giám đốc Trung Quốc lừa đảo 800 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-05-2016

    Nga và Việt Nam thành lập quỹ đầu tư chung với số vốn ban đầu 500 triệu USD
    Quản lý chặt chẽ dòng tiền chuyển ra nước ngoài
    Nguy cơ nữ trang Việt thua trên sân nhà
    Gánh nặng nợ mất vốn
    Nắng nóng cao điểm - thị trường điện lạnh sôi động

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-2016

    Ô tô Thái Lan tiếp tục đổ bộ thị trường Việt Nam
    Nguyễn Kim hoàn tất thương vụ thâu tóm Zalora Việt Nam
    Lý do nào khiến người Hàn “thích“ đầu tư vào Việt Nam đến vậy?
    Louis Vuitton store Tràng Tiền Plaza có dấu hiệu bất thường khi xử lý khiếu nại
    Chưa thoát tư duy “ao làng” làm sao hội nhập TPP?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-05-2016

    8 hãng hàng không giá rẻ châu Á lập liên minh lớn nhất thế giới
    Lào xuất siêu sang Việt Nam
    50% lãi Petrolimex đến từ xăng dầu
    Tham gia 1% trong Vietnammobile, bà Trịnh Minh Châu góp gần 4,3 triệu USD
    Xuất siêu tháng thứ ba trong vòng 4 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-05-2016

    Chính thức thu phí tại cảng, bến thủy nội địa
    Gỡ vướng về công bố hợp quy, dán nhãn năng lượng cho hàng nhập SXXK
    Động lực tăng của VN-Index có khả năng bị ghìm lại
    Quy định mới về xuất khẩu cá ngừ vào Hoa Kỳ
    Nhiều kỳ vọng vào thị trường nghỉ dưỡng ven biển

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-05-2016

    Dư cung dầu mỏ sẽ giảm vào cuối năm
    Đồ uống hoa quả của cô gái Việt chinh phục thị trường Mỹ
    TPBank bị tấn công thông qua hệ thống SWIFT
    Nhân dân tệ đang ngày một suy yếu
    Để đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-05-2016

    Đã đến lúc cần nới lỏng chính sách tiền tệ!
    Tập đoàn Sanyo Homes Nhật Bản đầu tư phát triển dự án căn hộ tại TP.HCM
    Xử phạt 15 “đại gia” kinh doanh dược phẩm vi phạm
    Nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi Apple
    Kinh tế Trung Quốc lại “trục trặc“