tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-09-2017

  • Cập nhật : 22/09/2017

Chi ngân sách tăng gấp đôi sau 5 năm

Do chi thường xuyên tăng nhanh khiến tổng số chi năm 2016 đạt 1.273.200 tỉ đồng, gần gấp đôi so với số chi năm 2010 là 671.370 tỉ đồng.

thuc trang ngan sach viet nam 2010-2016: tong chi 2016 gap doi nam 2010 - nguon: bo tai chinh

Thực trạng ngân sách Việt Nam 2010-2016: Tổng chi 2016 gấp đôi năm 2010 - Nguồn: Bộ Tài chính

 

Phát biểu tại Diễn đàn tài chính Việt Nam "Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững" ngày 21-9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực khiến ngân sách gặp khó khăn.

Một trong những nguyên nhân chi tăng cao là do nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, gây mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Cụ thể, về thực trạng thu - chi ngân sách, TS.KH Nguyễn Thành Long - Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính - cho biết thu ngân sách liên tục tăng so với GDP. Số thu ngân sách tăng liên tục hàng năm, như số thu năm 2016 tăng gần gấp 10 lần so với số thu năm 2001.

Về chi, số chi năm 2016 tăng gấp 10 lần số chi của năm 2001 và gần gấp đôi số chi của năm 2010. Tổng chi năm 2016 là 1.273.200 tỉ đồng trong khi số chi năm 2010 là 671.370 tỉ đồng.

Thực tế, chi thường xuyên quá lớn tăng từ 55,1% (2001) lên 65,67% (năm 2016). Ngược lại, chi đầu tư phát triển lại giảm từ 31% tổng chi năm 2001 xuống còn 25% năm 2016.(Tuoitre)
-----------------------------

Bulgaria hối hận vì trừng phạt Nga

 Quốc gia Đông Âu Bulgaria cho rằng, trừng phạt chống Nga cần phải được phá bỏ.

Sputnik hôm 20/9 dẫn lời Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov cho rằng, châu Âu hiện nay cần bình tĩnh lại để tiến ra giải pháp, ngừng tiếp tục trừng phạt Nga vì Ukraine.

Theo đó, ông Borisov nói sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo rằng: "Cần phải bình tĩnh và thực tế để tìm ra giải pháp… Nếu chúng ta có thể tìm thấy đủ lý lẽ kết hợp nỗ lực của mình để đạt được thỏa hiệp, thì sẽ rất tốt. Tuy nhiên cần phải giữ gìn sự  thống nhất".

bulgaria lo ngai ve cac don trung phat nga.

Bulgaria lo ngại về các đòn trừng phạt Nga.

Thủ tướng Bulgaria Borisov lưu ý lắng, ông sẽ nêu vấn đề này khi ông bước vào nhiệm kỳ Chủ tịch EU (Dự định năm 2018).

Ông Borisov tuyên bố rằng, trong cuộc trò chuyện với người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras ông đã từng tuyên bố sẽ nêu vấn đề ngừng các biện pháp trừng phạt chống Nga và họ cũng đồng tình.

Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo cho rằng, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic quan ngại về những gì đang xảy ra ở Nga và Ukraine. Theo đó, Warsaw sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga chỉ sau khi hoàn thành các thỏa thuận Minsk về Ukraine.

Không chỉ Ba Lan, Bulgaria chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế Nga trong bối cảnh cấm vận, Đức và Ý cũng gánh chịu hậu quả và hơn khi nào hết, họ muốn tái khởi động các hợp tác làm ăn với Nga để có lợi nhuận.
 
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel hôm 15/9 thêm một lần nữa kêu gọi giải quyết các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối ới Nga.

Ông cho rằng, một thỏa thuận mới như việc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ điều tới miền Đông Ukraine do Nga từng đề xuất sẽ được cho là một sáng kiến để thúc đẩy các tín hiệu nỗ lực của Moscow.

Ông Gabriel nhấn mạnh, một thỏa thuận mới cho một khởi đầu mới với Nga là điều rất cần thiết.

"Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một đề xuất cải thiện đáng kể tình hình hiện tại ... Đây nên được coi là cơ sở để thảo luận" - Ngoại trưởng Đức nói.

Đồng thời, ông Gabriel cũng cho iết, EU cần xem xét "nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt" vì Putin đã "tiến về phía chúng tôi", ông nói.

Còn về phía Italia, Chủ tịch Phòng Thương mại Italia-Nga, Rosario Alessandrello nói với RIA Novosti rằng, lệnh đáp trả trừng phạt của Nga đối với các biện pháp trừng phạt của EU đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Italia, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Italia đã mất 11-12 tỉ euro xuất khẩu và 200.000 việc làm do các biện pháp đáp trả của Nga.

Bên cạnh đó, sự hiện diện của các công ty Italia ở thị trường Nga tăng lên khiến Italia trở nên dễ bị tổn thương hơn so với Đức, nơi có số lượng lớn hơn các doanh nghiệp ở Nga.

Theo ông Alessandrello, hiện có gần 70 công ty Italia sản xuất hàng hoá ở Nga. Nga là trị trường gần và thích hợp nhất cho người Italia.

"Hai năm trước, họ bắt đầu đầu tư vào nội địa hoá để giữ cho thị trường không chỉ thông qua nhập khẩu mà còn thông qua việc sản xuất toàn bộ hoặc một phần tại Nga", ông nói.

may keo cua nong dan chan nuoi bo sua tu khap chau au do vao trung tam brussels cua bi khi cac lenh trung phat nga ban bo lam anh huong den san pham nong san.

Máy kéo của nông dân chăn nuôi bò sữa từ khắp châu Âu đổ vào trung tâm Brussels của Bỉ khi các lệnh trừng phạt Nga ban bố làm ảnh hưởng đến sản phẩm nông sản.

Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp nước này Luca Zaia, mới đây đã lên án việc EU duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga  khiến Italia là một trong các quốc gia phải hứng chịu nặng nề từ các biện pháp đáp trả trong ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Ông nói: "Chúng ta hãy tự hỏi: mục đích của những biện pháp trừng phạt là gì? Là để nói với Nga rằng nước này phải rút khỏi Crimea.

Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều này sẽ không xảy ra. Khi sự việc dẫn tới biện pháp trừng phạt, thì ngoại giao kết thúc. Điều này có nghĩa là chúng ta không đủ sức mạnh thể giải quyết vấn đề bằng phương tiện ngoại giao".

Thống kê từ Bộ Kinh tế đối ngoại và Quan hệ Quốc tế của Moscow, các doanh nghiệp Ý đã mất hơn 10 tỉ euro vì các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga và Moscow, riêng Venice đã mất hơn 3 tỉ Euro vì khu liên hợp nông nghiệp của khu vực này bị ảnh hưởng tồi tệ nhất.

Có thể thấy một cách rõ ràng, các nước châu Âu đang ngày một cảm thấy bế tắc trong nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới sau ảnh hưởng từ các cấm vận của EU đối với Nga. 

Các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển ở mức thấp hơn đang phải gánh chịu hậu quả lớn hơn từ các biện pháp trừng phạt và đáp trả trừng phạt.

Châu Âu mới đây tiếp tục đưa ra các gia hạn trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga. Điều này không khỏi khiến các quốc gia khác lo lắng và lên tiếng.

Cuộc đấu đá lợi ích kinh tế giữa châu Âu với Nga về vấn đề ở Ukraine, một quốc gia chưa phải là thành viên của EU để nhận lấy những hậu quả kinh tế khó lường hơn, đó sẽ là điều mà các lãnh đạo ở các nước thành viên EU cân nhắc có nên đánh đổi? (Baodatviet)
-------------------------

Nợ công Việt Nam hơn 2 triệu tỉ đồng, chiếm 61% GDP

Bộ Tài chính vừa chính thức công bố Bản tin nợ công số 5, theo đó nợ công năm 2015 chiếm 61% GDP với con số tuyệt đối là hơn 2 triệu tỉ đồng.

 

minh hoa: dad

Minh họa: DAD

 

Cụ thể, theo Bản tin nợ công, tính đến cuối năm 2015 dư nợ của Chính phủ là hơn 94 tỉ USD, tương đương hơn 2 triệu tỉ đồng, trong đó nợ nước ngoài là 39,6 tỉ USD, nợ trong nước là hơn 54 tỉ USD.

Số nợ vay năm 2015 đạt 52 tỉ USD, tương đương hơn 1 triệu tỉ đồng, cao hơn nhiều năm 2011.

Cũng trong năm 2015, Chính phủ đã trả được hơn 13,3 tỉ USD, tương đương hơn 288.000 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ vay trong nước.

Về cơ cấu vay nợ theo thị trường hiện nay đã khác so với 5 năm trước, theo đó từ năm 2013 trở lại đây, Chính phủ chủ yếu vay trong nước và hạn chế vay nước ngoài. 

Năm 2015, nợ trong nước là 54 tỉ USD trong khi đó năm 2011 vay trong nước dừng lại ở con số 20 tỉ USD. (Tuoitre)
--------------------------

Bình quân mỗi ngày Samsung Việt Nam lãi gần 400 tỷ đồng

Lợi nhuận sáu tháng đầu năm của Samsung Việt Nam tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 72.000 tỷ đồng.

Samsung Electronics vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc lần lượt đạt 97,7 tỷ USD và 16,4 tỷ USD, tương ứng mức tăng gần 11% và 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổ hợp 4 công ty con tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu chung của Samsung. Tỷ lệ đóng góp doanh thu giai đoạn sáu tháng đầu năm xấp xỉ 31%, tương đương 637.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 72.370 tỷ đồng, tính bình quân mỗi ngày khoảng 400 tỷ đồng.

Samsung Electronics Vietnam (SEV, trụ sở tại tỉnh Bắc Ninh) và Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) vẫn đang là những đơn vị chủ chốt của tập đoàn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng trái chiều về doanh số của hai doanh nghiệp này đã xuất hiện trong nửa đầu năm nay. Trong khi doanh số của SEV giảm 14% thì SEVT lại tăng vọt đến 32%, tương đương mức chênh lệch 71.800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Hai công ty này lần lược ghi nhận doanh thu 187.930 tỷ đồng và 297.400 tỷ đồng.

Hai công ty khác của Samsung tại Việt Nam cũng đang cho thấy những chuyển biến tích cực. Doanh thu và lợi nhuận của Samsung Electronics HCMC CE Complex tăng gần gấp 3 cùng kỳ.

Đáng chú ý là trường hợp của Samsung Display Vietnam, công ty này đã thoát khỏi khoản lỗ 700 tỷ đồng sau gần ba năm đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, sản xuất các loại màn hình thế hệ mới, độ phân giải cao cho thiết bị di động. Mới đây, công ty này cũng nhận giấy phép đầu tư 2,5 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư lên 6,5 tỷ USD. Khoản đầu tư này nhằm tăng sản lượng màn hình sản xuất lên 220 triệu đơn vị mỗi năm.

Samsung hiện có 6 nhà máy tại Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử, thiết bị điện tử thông minh, điện gia dụng, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ với tổng vốn đầu tư 15 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2016, các nhà máy tại Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt khoảng 40 tỷ USD.

Năm nay, tập đoàn tiếp tục mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam và dự kiến doanh thu vào khoảng 60 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 57%.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục