tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-09-2017

  • Cập nhật : 22/09/2017

Nga lại dẫn đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ

Châu Âu đang hướng sự chú ý vào thực phẩm hữu cơ của Nga có tương lai dẫn đầu thế giới.

RT của Nga hôm 20/9 đưa tin, Nga đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu các thực phẩm hữu cơ kể từ khi nhu cầu về loại thực phẩm này ở Nga tăng cao trong năm ngoái.

Giới chuyên gia kinh tế châu Âu nhận định, thị trường xuất khẩu thực phẩm hữu cơ Nga có thể tăng lên một cách đáng kể thuộc hàng đầu thế giới.

thuc pham huu co o nga co kha nang xuat khau hang dau the gioi. anh: mot nha kinh trong rau o vung rostov cua nga.

Thực phẩm hữu cơ ở Nga có khả năng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ảnh: Một nhà kính trồng rau ở vùng Rostov của Nga.

Nhà kinh tế học Iryna Kobuta thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dẫn số liệu từ Văn phòng Khu vực Châu Âu và Trung Á nhận định, gần đây, thị trường thực phẩm hữu cơ đã mở rộng ở Nga. Ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ đã định giá thị trường này vào mức 178 triệu USD (năm 2015), tăng hơn nhiều so với mức 116 triệu USD vào năm 2010.

"Các chuyên gia châu Âu cũng nhận thấy mức chi tiêu tăng lên đối với thực phẩm và đồ uống hữu cơ đóng gói sẵn ở Nga. Năm 2015, người tiêu dùng Nga mua gần 12 triệu USD thực phẩm đóng gói. Trong khi Nga xuất khẩu kiều mạch hữu cơ, kê, cỏ linh lăng, lanh và nấm, hạt dẻ, thảo mộc... cho nhiều quốc gia. Nga cũng xuất khẩu lúa mì hữu cơ sang EU" - bà Kobuta nói thêm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về kế hoạch đưa quốc gia trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới về thực phẩm sạch và chất lượng cao nhất về mặt sinh thái - điều mà các nhà sản xuất phương Tây đã đánh mất từ lâu.

Nga sau đó cũng đã thông qua các  tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm hữu cơ. Đây là một cơ hội lớn để ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Điều đáng chú ý ở đây, chuyên gia Kobuta nhận định, Nga vẫn vướng phải những rào cản khác từ phía châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm hữu cơ vào thị trường lớn mạnh này.

Mặc dù Nga đã có một thị phần đáng kể ở châu Âu với mức khoảng 2 tỉ USD, tương đương với khoảng 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Nga, nhưng vẫn có trở ngại trong việc tăng thị phần này lêm cao hơn .

"Những trở ngại chính để tăng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU là, không phù hợp với các yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU, các hạn ngạch nhập khẩu nhỏ của EU đối với hàng nông sản, các vấn đề cơ sở hạ tầng và quản lý.

Về xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, ở Nga không có hệ thống chứng nhận chính thức hoặc cơ quan chứng nhận nên phải có một bên thứ ba như Hoa Kỳ hoặc EU để dán nhãn sản phẩm mới xuất khẩu ra ngoài nước Nga" - nhà kinh tế nói.

Nga đã chính thức cấm việc sản xuất nông nghiệp biến đổi gene GMO từ năm 2016. Điều này khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành người đi tiên phong và có tiếng nói quan trọng trong phong trào mới này trên toàn cầu.

Điều này có lợi thế rất nhiều đối với uy tín của thực phẩm Nga nói chung và thực phẩm hữu cơ nói riêng trên thế giới.

Trong năm 2016, ngành xuất khẩu thực phẩm của Nga nói chung đã có giá trị lớn hơn nhiều so với xuất khẩu súng trường AK-47 và tất cả các thiết bị quân sự hạng nặng khác cộng lại.

lua my nga dung dau the gioi ve san luong.

Lúa mỳ Nga đứng đầu thế giới về sản lượng.

Tính riêng về nông sản, lúa mỳ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và sản lượng cao nhất thế giới mà Nga giành được từ năm ngoái tới giữa năm nay.

Hồi tháng 8/2017, các cảng trên Biển Đen của Nga lâm vào tình trạng tắc nghẽn vì phải chờ đợi đưa lương thực vào các thang máy vận chuyển lên tàu xuất khẩu ra nước ngoài.

Tình trạng nghẹt thở được cho biết năm nào cũng xảy ra nhưng đến năm nay thì tắc nghẽn kéo dài.

Sản lượng kỷ lục về lúa mỳ vượt cả Mỹ trong năm nay đã biến thành... nỗi khổ khi lúa mì dồn ứ tại cảng mà tàu thuyền và hệ thống thang vận chuyển hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu.

Trong tương lai, với các điều kiện về biến đổi khí hậu cũng như sự hỗ trợ về lâu dài của Nhà nước Nga đối với người nông dân, sản lượng nông sản có thể còn được ghi nhận ở mức triển vọng hơn rất nhiều.(Baodatviet)
----------------------------

Thắt chặt quản lý đối với tiền ảo

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành theo dõi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn của Việt Nam để đề xuất các biện pháp và chính sách hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và quản lý đối với tiền điện tử.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành nhằm đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với tài sản ảo, tiền ảo trong thời gian tới theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

hinh anh dong tien ao bitcoin tai mot cua hang o tokyo ngay 7/4. anh: afp/ttxvn

Hình ảnh đồng tiền ảo Bitcoin tại một cửa hàng ở Tokyo ngày 7/4. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Trên đây là khẳng định của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền ảo Bitcoin và các loại tiền ảo khác. 

Cơ quan này cũng đã nhiều lần cảnh báo những rủi ro đến từ tiền ảo Bitcoin. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng. 

Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. 

Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử”. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao làm đầu mối rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ (thời hạn hoàn thành là tháng 8/2018); đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo cũng như biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm liên quan tới tài sản ảo, tiền ảo. 

Trên thế giới, Bitcoin là đồng tiền ảo được biết đến rộng rãi nhất hiện nay, được ra đời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính (xuất phát từ cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ) lan rộng trên phạm vi toàn cầu vào năm 2008. Đầu tháng 11/2008, nhân vật có tên Satoshi Nakamoto đã đưa lên mạng ý tưởng về đồng tiền ảo Bitcoin. 

Bitcoin được vận hành bởi một hệ thống máy tính ngang hàng được lập nên bởi các máy tính của người dùng. Satoshi Nakamoto tự tạo ra 50 Bitcoin đầu tiên vào ngày 3/1/2009. 

Do tiền ảo mới xuất hiện và phát triển quá nhanh, nên các cơ quan quản lý tại nhiều nước mới chỉ theo dõi và đưa ra một vài cảnh báo, chưa thể đưa ra được cách thức cụ thể để quản lý hoạt động kinh doanh tiền ảo. 

Phần lớn các nước đã có tuyên bố liên quan đến Bitcoin và đều gián tiếp hoặc trực tiếp không thừa nhận Bitcoin và các đồng tiền ảo khác là phương tiện thanh toán hay đồng tiền pháp định của quốc gia mình. Đồng thời đưa ra cảnh báo về sự rủi ro của các loại tiền ảo và khuyến nghị người dân không tham gia mua bán tiền ảo và không được nhà nước bảo vệ đối với những rủi ro, tổn thất nếu xẩy ra. 

Ở cấp độ này, nhiều nước không cấm việc trao đổi và mua bán Bitcoin cũng như các loại tiền ảo và coi đó như một loại tài sản và đánh thuế trên các giao dịch mua bán Bitcoin (như Anh, Canada, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan…). 

Hay một số quốc gia cho phép sự hình thành và phát triển của các sàn giao dịch Bitcoin và các loại tiền ảo thông qua cấp giấy phép hoạt động như Nhật Bản, Singapore hay bang New York (Hoa Kỳ)… 

Gần đây, đã có sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đối xử của các nước đối với tiền ảo. Liên bang Nga và Thái Lan đã từ việc coi giao dịch mua bán, trao đổi và sử dụng Bitcoin là bất hợp pháp sang biện pháp cảnh báo rủi ro. 

Argentina coi Bitcoin như một loại tiền nhưng không phải tiền pháp định và chịu sự quản lý của nhà nước căn cứ trên Luật Dân sự như một loại hàng hóa bị đánh thuế giao dịch. 

Đặc biệt gần đây nhất, Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (JFSA) đã sửa Luật các dịch vụ thanh toán, qua đó coi Bitcoin là một phương tiện thanh toán trả trước, hợp pháp trên lãnh thổ Nhật Bản kể từ 01/4/2017 và chịu sự quản lý của JFSA. 

Tuy nhiên, một số quốc gia khác như Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan… cấm tổ chức/cá nhân không được phép giao dịch mua bán, sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác trên lãnh thổ quốc gia. 

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hay Ngân hàng Trung ương Niregia đã phủ nhận tính hợp lệ của đồng Bitcoin bằng việc ban hành Cảnh báo về rủi ro của đồng Bitcoin; trong đó cấm các tổ chức tài chính sử dụng hay mua bán Bitcoin hay các loại tiền ảo khác. 

Mới đây, Trung Quốc cấm ICO (phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng) coi là hoạt động huy động vốn bất hợp pháp. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiến hành theo dõi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn của Việt Nam nhằm đề xuất các biện pháp và chính sách hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và quản lý đối với tiền điện tử. Đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với tài sản ảo, tiền ảo trong thời gian tới theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Theo giới phân tích nhìn nhận, hoạt động kinh doanh tiền ảo và nền tảng công nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro và các nhà đầu tư cần tránh bị “cám dỗ” của Bitcoin và những loại tiền ảo khác để không bị rơi vào tình cảnh rủi ro. (TTXVN)
----------------------

Ả Rập Xê Út đầu tư hàng tỉ USD vào nhiều dự án giải trí

Theo CNN, Ả Rập Xê Út muốn người dân hưởng nhiều niềm vui trong nước hơn và ít đi nghỉ mát ở nước ngoài. Quỹ đầu tư quốc gia Ả Rập Xê Út sẽ thành lập một doanh nghiệp để rót vốn cho lĩnh vực này, thực hiện nhiều thương vụ với các đối tác chiến lược.

a rap xe ut dau tu hang ti usd vao nhieu du an giai tri de da dang hoa nen kinh te, bot phu thuoc vao dau mo anh: reuters

Ả Rập Xê Út đầu tư hàng tỉ USD vào nhiều dự án giải trí để đa dạng hóa nền kinh tế, bớt phụ thuộc vào dầu mỏ ẢNH: REUTERS

Một trong những khoản đầu tư trên là khu vui chơi giải trí dự kiến được ra mắt vào năm 2019. Hiện đất nước vùng Vịnh có rất ít điểm giải trí cho người dân. Rạp chiếu phim và nhà hát thì bị cấm. Vương quốc Ả Rập vừa tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên trong năm nay, song chỉ có nam giới được tham dự.

Ả Rập Xê Út hiện cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế để chấm dứt sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng trong bối cảnh giá dầu thế giới lao dốc. Năm ngoái, đất nước công bố kế hoạch Tầm nhìn 2030, phác thảo bức tranh nền kinh tế trong thập niên tới. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành du lịch và giải trí.

Nhiều người Ả Rập Xê Út du lịch các nước láng giềng trong dịp nghỉ lễ và nghỉ mát. Khoảng 1 triệu người Ả Rập Xê Út đến Dubai trong năm 2017. Giờ đây, giới chức Ả Rập Xê Út muốn người dân chi nhiều tiền để nghỉ mát ở trong nước hơn là nước ngoài.

Tầm nhìn 2030 đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu hộ gia đình cho hoạt động giải trí lên 6% vào năm 2030. Hồi tháng 4, đất nước cho ra mắt thành phố rộng 334 km vuông dành riêng cho hoạt động thể thao, văn hóa và giải trí. Phần một của dự án tọa lạc tại phía nam thủ đô Riyadh, sẽ mở cửa vào năm 2022, có một trong các điểm tham quan chính là công viên giải trí chủ đề Six Flags.

Ả Rập Xê Út thậm chí còn kỳ vọng trở thành điểm đến cho các kỳ nghỉ dọc bãi biển với việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch, khách sạn và các khu dân cư dọc bờ biển Đỏ. Dự án trên hoàn thành vào năm 2022.(Thanhnien)
-------------------------

Doanh nghiệp Hàn Quốc tháo chạy khỏi Trung Quốc

Những biện pháp trả đũa của Bắc Kinh với việc triển khai tên lửa THAAD đang khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tại Trung Quốc rơi vào thế đi cũng dở, ở không xong.

 

mot sieu thi lotte dong cua tai thanh pho hang chau, tinh chiet giang, trung quoc ngay 5-3-2017 - anh: reuters

Một siêu thị Lotte đóng cửa tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 5-3-2017 - Ảnh: REUTERS

 

Tập đoàn Lotte cũng như nhiều công ty lớn khác của Hàn Quốc hiện gặp không ít trở ngại trong quá trình rút khỏi Trung Quốc khi chính quyền Bắc Kinh đề ra nhiều yêu sách về việc đền bù kinh tế cho người lao động khi doanh nghiệp Hàn Quốc muốn dừng hoạt động làm ăn tại nước này.

Theo thông báo ngày 19-9 của Bộ thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) Hàn Quốc, trong số 41 công ty có hoạt động ở nước ngoài rút lại về Hàn Quốc kể từ năm 2014 cho tới kết thúc nửa đầu năm 2017, có 38 doanh nghiệp (chiếm 93%) là từ Trung Quốc.

Điều này cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc đã trở nên cực kỳ khó khăn với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Tư tưởng chống Hàn Quốc đã được đẩy lên mạnh hơn từ khi quân đội Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Biểu hiện dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc rõ ràng đã gây tổn thất nặng nề cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xứ Hàn. Thậm chí, không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh mấp mé bên bờ vực phá sản và buộc phải tính chuyện rút khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp công khai làm khó cho quá trình rút lui này.

Chẳng hạn Bắc Kinh nghiêm cấm doanh nghiệp Hàn Quốc vận chuyển các máy móc sản xuất đơn giản của họ từ Trung Quốc về nước, nhưng mặt khác lại gán cho những máy móc đó là "các thiết bị gây ảnh hưởng tiêu cực với nền kinh tế Trung Quốc".

Tờ tạp chí chuyên về kinh doanh tài chính của Hàn Quốc Business Korea cho biết, trước sức ép này, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc đã phải "bỏ của chạy lấy người" và nhiều doanh nghiệp khác buộc phải ở lại Trung Quốc trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Không ít doanh nghiệp Hàn Quốc còn bị chính quyền Bắc Kinh bắt phải đền bù cho người lao động khi dừng hoạt động.

Theo luật lao động của Trung Quốc, nếu người lao động mới được tuyển vào chưa đầy 6 tháng, mức đền bù là nửa tháng lương. Nếu lao động đã làm việc trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, mức đền bù là 1 tháng lương.

Với nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, sau nhiều tháng liên tiếp chịu lỗ, khoản đền bù này là trở ngại lớn khiến họ không thể rút chân khỏi Trung Quốc.

Những doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc cỡ như tập đoàn Lotte cũng chẳng khá hơn. Vì không phải là công ty sản xuất nên về mặt lý thuyết Lotte có vẻ như dễ rút chân ra khỏi Trung Quốc hơn.

Nhiều nhà phân phối và đầu tư tại Trung Quốc đã nhận thấy cơ hội rất lớn trong thương vụ mua lại các siêu thị Lotter Mart.

Tuy nhiên việc tham gia các cuộc đàm phán thâu tóm này với họ còn rất thụ động và miễn cưỡng vì phần lớn vẫn rất lo ngại về các biện pháp trả đũa của chính quyền.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-11-2015

    Xúc tiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
    Xin giảm thuế nhập khẩu cho xăng dầu Dung Quất
    Nhựa Bình Minh bị phạt và truy thu thuế gần 7,6 tỉ đồng
    Bảo hiểm BIC bán 35% cổ phần cho Fairfax
    Ngưng nhập lúa mì nhiễm mọt từ Ukraine

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-11-2015

    Hướng đến kim ngạch Việt Nam - New Zealand 1,7 tỉ USD năm 2020  
    Người tiêu dùng được hưởng lợi rất ít từ bình ổn giá
    Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt - Hàn
    Khởi tố 3 giám đốc doanh nghiệp ở Cần Thơ
    Làm rõ thông tin vàng giả, vàng kém chất lượng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-11-2015

    Tạm đình chỉ ba công ty đưa lao động sang Ả-rập Xê-út
    Hàng Nhật chờ thuế giảm để vào VN
    Hoàng tử Anh hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp Việt Nam
    Nhiều ‘ông lớn’ điện tử đầu tư tỉ đô vào Việt Nam
    Thương mại hóa sản phẩm công nghệ nano 'made in VN'

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-11-2015

    Thái Lan dự kiến sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn gạo vào năm 2016
    Philippines sẽ nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo
    Sân bay thu 236 tỷ đồng từ phí giữ xe
    Nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai vượt 30.000 tỷ đồng
    Banknetvn hợp tác với Nga mở rộng phạm vi thanh toán thẻ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-11-2015

    Nhiều ngân hàng bất hợp tác với công an
    Xuất khẩu tôm sang Mỹ nhiều triển vọng lạc quan
    Các cục thuế “đốc thúc” thu 15.000 tỷ đồng nợ thuế
    Xử lý hơn 46.000 vụ phạm tội kinh tế trong 3 năm
    Đồng Nai loại bỏ 13 cụm công nghiệp khỏi quy hoạch của tỉnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-11-2015

    Hà Nội bán nhà cũ sở hữu nhà nước giá cao nhất 102 triệu đồng/m2
    55 cán bộ của HUD bị kiểm điểm sau thanh tra
    Công suất văn phòng cho thuê tại TP.HCM cao nhất trong 6 năm qua
    Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội ngân hàng Châu Á và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
    VN chưa có kinh nghiệm về chứng khoán phái sinh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-11-2015

    Hợp đồng xuất khẩu gạo tháng 10 cao nhất từ trước đến nay
    Thu hơn 10.000 tỉ đồng từ bắt buôn lậu
    Nhiều hàng nhập giả xuất xứ VN
    Nhiều sàn điện tử tan rã, giải thể
    Minh oan cho chè ô long

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-11-2015

    Thêm khu kinh tế 24.000 hecta ở Quảng Trị
    10 tháng, xử lý 170 nghìn vụ buôn lậu và hàng giả
    Thương lái Trung Quốc khiến doanh nghiệp bị “vạ lây”
    Ra mắt văn phòng đại diện doanh nghiệp Việt - Mỹ tại Bình Dương
    Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-11-2015

    IFC muốn đẩy mạnh cấp vốn cho các ngân hàng Việt Nam
    NHNN: Lãi suất vẫn ổn định
    Bia Carlsberg cắt giảm 2.000 nhân viên
    TPP tạo cơ hội cho nông phẩm Chile thâm nhập thị trường châu Á
    VCCI: Doanh nghiệp vẫn mất tiền 'lót tay' cho hải quan

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-11-2015

    Phạt nửa tỷ đồng vì xâm phạm nhãn hiệu Aji-no-moto
    Masan khánh thành nhà máy 1.200 tỉ đồng tại Nghệ An
    Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc 'nuốt' một công ty Mỹ
    Hơn 14 ngàn tỷ đồng vốn dư đã có địa chỉ
    Nhu cầu trái phiếu sẽ cao