tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-09-2017

  • Cập nhật : 23/09/2017

Thủ tướng Medvedev: Mỹ muốn "chôn vùi" dự án Dòng chảy phương Bắc 2

Ông Medvedev cho rằng, các hành động của Mỹ "muốn chôn vùi dự án này thông qua biện pháp trừng phạt, nhằm gây ảnh hưởng lên Liên minh châu Âu", đều xuất phát từ thực tế Washington đang cố gắng đẩy các nhà cung cấp của họ vào thay thế Nga...

thu tuong nga dmitry medvedev

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev

Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Nga, thì việc nước này thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với các nước phương Tây khác được xem là hành động đón đầu các lệnh trừng phạt của Washington.

Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Phần Lan Juha Sipilä đã thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi và dự án đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Theo Thủ tướng Nga, cuộc họp nhấn mạnh về mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và Phần Lan, mà gần đây đang bắt đầu cải thiện.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau đó, ông Medvedev cho biết: "Chúng tôi đã bàn về việc xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi 1  ở Phần Lan với sự tham gia của Nga, chúng tôi cũng nói về dự án Nord Stream 2 nên bắt đầu được xây dựng vào quý đầu tiên của năm tới (2018)".

Ông cũng nói thêm về một số khoản đầu tư khác. Đặc biệt, Thủ tướng cũng nhắc tới mối quan tâm về "Diễn đàn", trong đó đã hoàn thành chương trình đầu tư cho việc xây dựng và hiện đại năng suất điện ở Tây Âu, và hiện giờ đang cùng với công ty Rosnano tham gia việc phát triển năng lượng gió.

Ông lưu ý về vị trí xây dựng mà phía Phần Lan đảm nhiệm trong vấn đề Nord Stream 2.

Thủ tướng Medvedev nói: "Việc xây dựng tại vị trí này giúp cho dự án mang tính chất như các dự án thương mại thông thường khác, nghĩa là dựa trên nguyên tắc thực tiễn, phù hợp với luật môi trường".

Theo ông, đây là chính xác những gì cần thiết cho một dự án như vậy có thể triển khai. Thủ tướng Nga nhấn mạnh: "Đừng chính trị hóa bản thân dự án này, hay ý tưởng này, mà hãy coi nó như một dự án thương mại, dự án kinh doanh".

Ông Medvedev cho rằng, các hành động của Hoa Kỳ khi "muốn chôn vùi dự án này thông qua các giải pháp pháp lý, các công cụ, biện pháp trừng phạt, nhằm gây sức ảnh hưởng mơ hồ lên Liên minh châu Âu", đều xuất phát từ thực tế Washington "đang cố gắng đẩy các nhà cung cấp của họ vào thay thế Nga tại thị trường này".

Thủ tướng Nga cho rằng, quyết định cuối cùng về sự ủy nhiệm của EU liên quan đến thỏa thuận bổ sung về dự án Nord Stream 2 sẽ sớm được Ủy ban châu Âu và các chính phủ các nước châu Âu thông qua.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng qua biển Baltic đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số nước phương Tây, tuy nhiên một số nước trong đó có Phần Lan được cho là quốc gia có một thái độ và tinh thần xây dựng đối với dự án Nord Stream 2. Với việc hướng hợp tác với Phần Lan trong dự án đường ống dẫn khí từ Nga tới tận Đức cho thấy những nỗ lực đón đầu đòn trừng phạt của Mỹ.(INfonet)
------------------------------------

3 điều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm khi vào Việt Nam

Chi phí sản xuất, môi trường đầu tư và khả năng phát triển dự án là ba điều mà các nhà đầu tư Nhật Bản tìm kiếm khi muốn đầu tư ở Việt Nam.

 

hoi nghi sang 21-9 - anh: nhu binh

Hội nghị sáng 21-9 - Ảnh: Như Bình

 

Ông Satoshi Okuda, phát biểu tại buổi Đối thoại kinh tế Việt Nam - Kansai lần thứ 2 được tổ chức ở TP.HCM ngày 21-9, rằng với tiềm lực sẵn có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản khi đi ra bên ngoài đã nhận diện những rủi ro, thách thức như chi phí, thủ tục đầu tư... và quan trọng không kém là vấn đề nguồn nhân lực. 

Thứ nhất là khả năng cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn cân nhắc xem việc đầu tư vào một quốc gia mới có giúp họ giảm chi phí sản xuất như thế nào như chi phí hạ tầng, xây dựng, chi phí nhân công...

Thứ hai là xem xét yếu tố đầu tư có thuận tiện hay không. Yếu tố này liên quan đến thủ tục hành chính, sự minh bạch của chính sách, pháp luật, rào cản ngôn ngữ, đạo đức kinh doanh, đối tác... làm việc có tầm nhìn dài hạn.

Thứ ba là khả năng mở rộng triển khai, phát triển dự án trong quá trình đầu tư, yếu tố này cho thấy cam kết đầu tư lâu dài, gắn bó của nhà đầu tư tại quốc gia đó. 

Nhà đầu tư luôn mong muốn được địa phương hỗ trợ để hoạt động hiệu quả, phát triển, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. 

"Nhiều năm trước khi mới đến Việt Nam, chúng tôi không biết tiếng Việt, nhưng thông qua những cuộc tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy đây là môi trường đầu tư có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Nhật Bản phát triển vì phẩm chất ở nhân lực Việt Nam", ông Satoshi Okuda nói.

Theo ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch - Đầu tư, tính đến nay, Nhật Bản đã đầu tư hơn 45,9 tỉ USD, chiếm 14,8% tổng vốn FDI của Việt Nam, 

Riêng 8 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký 5,74 tỉ USD, chiếm 24,58% tổng vốn đầu tư FDI của cả nước. 

Trong năm 2017 tiếp tục ghi nhận những dự án lớn từ Nhật Bản như dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,793 tỉ USD với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất (thuần) khoảng 1.200 MW.

Một dự án khác là dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỉ USD với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn tại Kiên Giang.

"Cơ cấu đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt là thời gian gần đây, các lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản đa dạng hơn, ngoài lĩnh vực hạ tầng giao thông còn chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất động sản từ dòng vốn Nhật Bản", ông Quang nói. 

Hội nghị Đối thoại kinh tế Việt Nam - Kansai được hình thành dựa trên nhu cầu trao đổi thông tin, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản, thiết lập một nơi đối thoại trực tiếp giữa chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp Kansai. 

Năm nay, hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 60 thành viên doanh nghiệp hai nước.(Tuoitre)
------------------------------

Trung Quốc siết chặt nhập khẩu kim loại phế liệu

 Các nhà đầu tư đã chỉ ra rằng nguồn cung kim loại phế liệu sẽ làm tăng nhu cầu về kim loại khiến giá được đẩy lên cao.

Giá các kim loại màu đạt mức cao kỷ lục kể từ khi Trung Quốc bắt đầu các thực hiện quy định mới để cải thiện môi trường trong đó có việc thắt chặt sản lượng sắt, thép, kim loại màu đồng thời hạn chế nhập khẩu kim loại phế liệu.
Truyền thông Trung Quốc cho biết cuối tháng 7, chính phủ bắt đầu thắt chặt hoạt động nhập khẩu kim loại phế liệu đến cuối năm 2018.

Đồng và nhôm là 2 trong số những kim loại quan trọng trong xây dựng và Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều kim loại phế liệu để tái sản xuất do nguồn cung nguyên liệu thô trong nước thiếu hụt. Tuy nhiên, điều này lại gây ô nhiễm môi trường.

Chẳng hạn như, nhôm phế thải được tách từ xe ô tô cũ và các loại rác thải khác, thường chứa các tạp chất như nhựa. Hơn thế nữa quá trình tinh lọc nhôm tốn rất nhiều điện kéo theo nhu cầu sử dụng than cũng tăng theo, gây ô nhiễm không khí và các vấn đề về môi trường khác. Trung Quốc sản xuất hơn một nửa lượng nhôm trên thế giới.

Hồi tháng 1, Bắc Kinh tuyên bố mục tiêu đến cuối tháng 10 sẽ cắt giảm 30% sản lượng nhôm tại 4 tỉnh trong đó có 2 tỉnh lớn là Hà Bắc và Sơn Đông. Trong tháng 8, chính quyền tỉnh Sơn Đông yêu cầu các nhà máy tinh lọc nhôm phế liệu cắt giảm sản lượng theo kế hoạch.

Theo ông Kenichiro Hashimoto, một thương lái kim loại màu cho biết "Một số lô hàng kim loại phế liệu xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị trả lại Nhật Bản".

Các nhà đầu tư đã chỉ ra rằng nguồn cung kim loại phế liệu sẽ làm tăng nhu cầu về kim loại. Mặc dù gần đây, giá của một số kim loại như đồng và nhôm có dấu hiệu hạ nhiệt từ giữa tháng 9, tuy nhiên hiện giá vẫn đang ở mức cao.

Giá đồng tham chiếu tại Sàn Giao dịch Hàng hóa London vượt mức 6.900 USD/tấn hồi đầu tháng 9, mức cao nhất trong vòng 3 năm. Mặc dù nhiều nhà đầu tư đồng loạt bán ra để chốt lời nhưng giá đồng vẫn giữ ở ngưỡng 6.500 USD/tấn, cao hơn 10% so với mức giá tại thời điểm trước khi lệnh hạn chế nhập khẩu kim loại phế liệu được ban bố.

Giá nhôm cũng bị ảnh hưởng khi đạt mức 2.145 USD/tấn hồi đầu tháng 9- ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm rưỡi. Hiện giá nhôm đang ở mức 2.090 USD/tấn, tăng 8% so với đầu tháng 7.

Nhiều nhà đầu tư không coi đây chỉ là đợt tăng giá tạm thời. Các nhà sản xuất cũng kỳ vọng chính phủ sẽ mạnh tay thực hiện các chính sách kiểm soát lượng khí phát thải hơn nữa, nhất là khi mùa đông sắp tới.(NDH)
-------------------------------

Thay đổi cách in hạn sử dụng để tránh lãng phí thực phẩm

Một số công ty thực phẩm hàng đầu thế giới sẽ thay đổi cách thức in hạn sử dụng trên bao bì các sản phẩm để tránh gây nhầm lẫn dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm.

Cụ thể, sẽ chỉ có hai loại nhãn mác được sử dụng gồm "Best if used by" (Tốt nhất nên sử dụng trước ngày....) dành cho những sản phẩm có hạn dùng dài và "Use by" (Sử dụng trước ngày...) dành cho những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn. Việc in hạn sử dụng đơn giản và nhất quán được cho là sẽ giúp giảm 50% lượng thực phẩm bị lãng phí trong giai đoạn trước năm 2025 và đây cũng là một trong những biện pháp ít tốn kém nhất để góp phần vào nỗ lực đẩy lùi tình trạng lãng phí thực phẩm.

 


Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2020, tất cả các thành viên của Diễn đàn Hàng tiêu dùng (CGF) trong đó có một số "ông lớn" của ngành thực phẩm như Campbell Soup to Nestle SA and Unilever Plc. sẽ áp dụng quy trình đơn giản hóa nhãn in hạn sử dụng này. Các tổ chức môi trường hoan nghênh đây là bước đi đầu tiên mở đường cho cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm toàn cầu đồng thời kêu gọi tất cả các nhà bán lẻ tuân thủ nội quy và giảm tình trạng lãng phí thực phẩm.

Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo việc 1/3 số lương thực thực phẩm đang bị lãng phí là một trong số nguyên nhân chính đẩy thế giới đến nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm dù trên thực tế mức sản xuất là đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ dân số. Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm có tới 29 tỷ USD thực phẩm bị bỏ phí chỉ vì những hiểu nhầm về hạn sử dụng in trên bao bì.

Theo CGF, các kiểu in hạn sử dụng hiện hành gồm "Sell by" (bán trước ngày...) "Use by" (Sử dụng trước ngày...) và "Best before" (Tốt nhất nên sử dụng trước ngày...) đã được áp dụng từ những năm 1960 với mục đích tăng tính an toàn cho người tiêu dùng. Song việc có tới 12 đến 15 kiểu nhãn mác này không khỏi khiến cho người sử dụng nhầm lẫn.

Cùng với đó, hầu hết các quốc gia đều không có luật kiểm soát việc in hạn sử dụng nên các công ty tùy ý in ấn cũng khiến người dùng nhầm lẫn và tâm lý chung là khi không phân biệt được họ sẽ tự động bỏ đi, gây ra tình trạng lãng phí.

CGF là tổ chức gồm 400 nhà phân phối và sản xuất thực phẩm từ 70 quốc gia trên thế giới.(Baotintuc)

Trở về

Bài cùng chuyên mục