Mexico và Canada phản pháo ông Trump; Doanh nghiệp ô tô lớn mới được giảm thuế; Trung Quốc: Ấn Độ nên tránh lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; Thương mại Mỹ - Trung: cuộc chiến dai dẳng
Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-04-2017
- Cập nhật : 17/04/2017
Chè Việt Nam chưa có thương hiệu riêng dù xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới nhưng chủ yếu xuất khẩu thô, vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
Sản xuất manh mún, không đạt quy chuẩn
Cách thức trồng, chế biến chè hiện không tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng, chưa kể tới chuyện tranh mua – tranh bán nguyên liệu là một trong những bất cập của ngành sản xuất chè.
Theo Hiệp hội chè Việt Nam, trước đây, nông dân thu hái chè búp tươi khoảng 20 lá, nhưng nay người dân cắt cả… cành, không theo tiêu chuẩn chung. Quy chuẩn về nguyên liệu, máy móc, vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều nhà máy có quy mô nhỏ không được kiểm tra, giám sát nên chất lượng chè vẫn là vấn đề bất cập.
Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho biết, mỗi năm, ngành chè phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, thiệt hại này là do ngành chè chưa thực hiện được đúng luật tiêu chuẩn, quy chuẩn về nguyên liệu, cách thức chế biến, tiêu thụ do nhà nước ban hành.
Theo ông Tài, hiện nay, các địa phương tạo điều kiện cho nhiều nhà máy chè “mọc lên” nên tình trạng cạnh tranh thu mua nguyên liệu, xuất khẩu thường xuyên xảy ra. Điều này dẫn dến sản xuất, kinh doanh chè không ổn định và giá cả bấp bênh. “Một DN đã đàm phán được giá xuất là 3 USD, vài hôm sau DN khác đã hạ thấp xuống khoảng 2 USD, thế là mất bạn hàng, trong khi chất lượng chè của các DN là như nhau", ông Tài nói.
Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng- Phó chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho hay, hiện nay, thị phần xuất khẩu chè Việt Nam vào các nước phát triển vẫn còn khá thấp. Ít doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn của các nước đề ra. Cùng với đó, các sản phẩm chè mới chỉ được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu; thương hiệu vẫn còn hạn chế.
Theo bà Hồng, nguyên nhân làm chất lượng chè chưa được tốt là do việc chăm sóc cây chè không đúng cách dẫn đến chúng ta không thể thu hoạch dài hạn cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi
Thách thức lớn của ngành chè đang phải đối mặt là phải thay đổi hình ảnh, thay đổi tư duy sản xuất cũng như thay đổi về mặt thể chế quản lý. Do đó, sản xuất theo chuỗi là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng và tạo ra thương hiệu cho ngành chè Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng cho rằng, cần giới thiệu các sản phẩm đặc sản chè của Việt Nam đến với các thị trường, người tiêu dùng. Đồng thời, Hiệp hội chè Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ đưa ra những quy định tốt hơn về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như đưa ra những hỗ trợ trong việc đào tạo người nông dân.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè Việt Nam, ông Tài cho rằng, giải pháp nền tảng là cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị. Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển chè bền vững và Hiệp hội chè Việt Nam đã khuyến cáo các địa phương phân chia vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gắn liền với người nông dân.
Trong đó, Nhà nước cần đứng ra phân vùng nguyên liệu để các nhà máy có trách nhiệm với nông dân, còn nông dân gắn bó với nhà máy, cung ứng đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, cần có những DN, tập đoàn lớn, đủ mạnh tham gia để đưa ngành chè phát triển và xây dựng được thương hiệu chè cho Việt Nam. Qua đó, biến bán nguyên liệu từ dạng tư liệu sản xuất thành bán thành phẩm tư liệu tiêu dùng, nâng cao giá trị sản xuất.(baotintuc)
-------------------------------------
Tiềm năng tăng trưởng của Điện tử Samsung có còn bền vững?
Cho dù hãng điện tử Samsung Electronics hàng đầu Hàn Quốc sẵn sàng đẩy lợi nhuận lên mức cao kỷ lục từ trước đến nay, song một số nhà đầu tư vẫn bắt đầu lo ngại về khả năng gã khổng lồ công nghệ này sẽ sớm trở thành "nạn nhân" từ chính sự thành công của mình.
Theo Reuters, với mức vốn hóa thị trường trị giá 331.000 tỷ won (293 tỷ USD), Samsung nổi lên là doanh nghiệp có giá trị nhất châu Á và giá trị cổ phiếu của hãng đã tăng 60% kể từ cuối năm 2015 và đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng ba vừa qua.
Triển vọng Samsung khá “tươi sáng” khi các chuyên gia nhận định giá chip tiếp tục tăng cao ít nhất cho tới cuối năm nay cùng với việc tung ra thị trường dòng điện thoại thông minh (smartphone) chủ lực mới Galaxy S8 trong tháng này- động thái được cho là nhằm khôi phục lại hoạt động kinh doanh mảng điện thoại di động của Samsung sau vụ thu hồi trên toàn cầu đối với dòng smartphone Galaxy Note 7 do nguy cơ cháy nổ pin.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Samsung đang mất đà khi chỉ tăng 3% từ đầu tháng tư tới nay. Điều này làm một số nhà đầu tư đặt câu hỏi về tiềm năng tăng trưởng lâu dài của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc, và liệu Samsung có duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số như dự kiến trong năm nay hay không.
Theo Park Jung-hoon, một nhà quản lý thuộc tổ chức quản lý tài sản HDC, nhiều người bắt đầu lo lắng về khả năng Samsung có thể lặp lại những con số tăng trưởng cao trong năm tới.
Ngoài ra, đà tăng trưởng doanh thu của Samsung có được nhờ sự bùng nổ của thị trường chip nhớ, với giá của hai loại chip nhớ DRAM và NAND đều tăng cao trong bối cảnh các nhà cung cấp cố gắng để đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà sản xuất các thiết bị di động và máy chủ dữ liệu.
Tổ chức nghiên cứu HIS dự đoán doanh thu ngành sản xuất bộ nhớ năm 2017 sẽ tăng 32% so với năm ngoái, đạt mức kỷ lục 104 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh thu của chip nhớ sẽ khó lặp lại kỳ tích đó trong năm 2018 khi tình trạng “nút thắt cổ chai” được cải thiện. Theo HIS, dự báo doanh thu của ngành sản xuất bộ nhớ năm 2018 sẽ chỉ tăng 3% so với năm nay và đạt 107 tỷ USD.
Trong động thái khác ngày 13/4, thông báo của Samsung lượng đơn đặt hàng cho smartphone chủ lực mới Galaxy S8 đã vượt xa so với sản phẩm tiền nhiệm Galaxy S7. Điều đó cho thấy nhiều người tiêu dùng đã không “tẩy chay” sản phẩm Samsung sau vụ cháy nổ pin của smartphone Galaxy Note 7.(baotintuc)
-----------------------------------
8.700 tỉ dời cảng Tân Thuận và xây cầu Thủ Thiêm 4
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối từ quận 2 qua quận 7, có tổng mức đầu tư hơn 5.250 tỉ đồng và chi phí dời cảng khoảng 3.500 tỉ đồng.
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và cho phép UBND TP được quyết định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Nhiều khả năng liên danh gồm Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168 và Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) sẽ được chọn làm nhà đầu tư theo trình tự đặc biệt (theo Điều 26 Luật Đấu thầu).
Theo UBND TP, các công trình hạ tầng giao thông chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017. Do đó, việc xây dựng nhanh hệ thống cầu kết nối giao thông khu đô thị Thủ Thiêm với trung tâm hiện hữu và khu Nam để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển nhanh khu đô thị Thủ Thiêm là rất cần thiết. Bởi lẽ hiện nay, khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với trung tâm hiện hữu tại quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với quận 4, quận 7 và khu Nam.
Ngoài cầu Sài Gòn, hầm chui Thủ Thiêm, theo quy hoạch còn có bốn cầu bắt ngang sông Sài Gòn kết nối vào khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm 1 đã khai thác, cầu Thủ Thiêm 2 đang thi công.
“Việc đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 là rất cần thiết và cấp bách để giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè; giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn quận 4, quận 7. Dự án còn giúp kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm hiện hữu của TP và quận 4, quận 7, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Nam” - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong thuyết trình trong văn bản kiến nghị.
Theo đề xuất, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài khoảng 2.160 m rộng 6 làn xe với phần cầu chính từ bờ quận 7 qua đến hết cầu phía quận 2. Cụ thể, cầu có hai nhánh cầu dẫn N1, N2 bờ quận 7 sẽ đáp xuống đường Huỳnh Tấn Phát và phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh ở trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.250 tỉ đồng, trong đó chi phí xây lắp và thiết bị hơn 3.200 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng (phía quận 7) là hơn 960 tỉ đồng.
UBND TP đề xuất thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và thanh toán cho nhà đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất của quỹ đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm và tại các vị trí khác. Dự kiến gồm 11 lô đất (rộng khoảng 99.904 m2) thuộc khu chức năng số 3 và số 4 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ngoài ra, UBND TP dự kiến dùng bốn khu đất ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, rộng gần 1.190 m2), ở đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức, rộng 5.300 m2), ở đường Linh Trung (quận Thủ Đức, rộng 11.760 m2) và ở đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, rộng 7.000 m2) để thanh toán cho phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí khác.
Cầu Thủ Thiêm 4 nằm gần cầu Phú Mỹ nhưng TP.HCM kiến nghị xây dựng với tĩnh không chỉ 10 m (cầu Phú Mỹ có tĩnh không 45 m) để giảm chi phí đầu tư. Vì vậy, việc thực hiên dự án cầu Thủ Thiêm 4 đến bến cảng Tân Thuận Đông, giảm khả năng tiếp nhận tàu cập cảng Sài Gòn… và có khả năng sẽ phải ngưng hoạt động toàn bộ khu bến Tân Thuận.
UBND TP kiến nghị điều chỉnh quy hoạch cảng biển và di dời một số bến cảng này về cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Việc di dời này còn giúp TP.HCM giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trong nội đô, nhất là tại các điểm đen như nút giao Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2, đường Nguyễn Tất Thành, cầu Phú Mỹ, cầu Kênh Tẻ…
UBND TP cũng lên kế hoạch xây khu bến cảng mới tại cảng Hiệp Phước để đến cuối năm 2019 di dời khu bến Tân Thuận và thi công xây cầu Thủ Thiêm 4. Tổng mức đầu tư cảng mới khoảng 3.500 tỉ đồng, do nhà đầu tư ứng trước và được thanh toán bằng quỹ đất tại khu cảng Tân Thuận hiện hữu và tại các nơi khác.(PLO)
-----------------------------
Lộ diện 6 quốc gia và vùng lãnh thổ "vào tầm ngắm" của Mỹ về thao túng tiền tệ
Mỹ ngừng gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ nhưng hối thúc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hãy để thị trường tác động đến tỷ giá nhân dân tệ.
Theo báo cáo ngoại tệ đầu tiên dưới thời Tổng thống Trump được Bộ Tài chính mỹ công bố, không có đối tác thương mại lớn nào của Trung Quốc lọt vào danh sách những nước đã thao túng đồng nội tệ để tạo lợi thế thương mại không công bằng. Tuy nhiên Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức và Thụy Sĩ là những quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách mà Mỹ cần theo dõi.
“Gần đây Trung Quốc có thặng dư thương mại song phương rất lớn và bền vững với Mỹ, điều này nhấnm ạnh sự cần thiết của việc mở cửa nền kinh tế để đón nhận hàng hóa và dịch vụ Mỹ” cũng như phải đầy mạnh cải cách để tăng sức tiêu thụ của các hộ gia đình, báo cáo có đoạn.
Bộ Tài chính Mỹ cho rằng suốt 1 thập kỷ nay, Trung Quốc đã can thiệp 1 chiều, trên diện rộng để ghìm giá đồng nhân dân tệ, sau đó lại cho phép đồng tiền này tăng giá từ từ. Chính sách này khiến “người lao động và các công ty Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng và kéo dài”.
Giống như báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái, khi ông Obama vẫn làm Tổng thống, Trung Quốc chỉ phạm phải 1 trong 3 tiêu chí mà Mỹ cho là sẽ trở thành nước thao túng tiền tệ: có thặng dư thương mại quá lớn với Mỹ. Với thặng dư 347 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong năm ngoái.
Đài Loan cũng có 1 tiêu chí, trong khi 4 nước còn lại có 2 tiêu chí.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Đức “có trách nhiệm” giúp cân bằng dòng chảy thương mại toàn cầu cũng như lực cầu của kinh tế thế giới. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu nên sử dụng chính sách tài khóa để đẩy tăng lực cầu nội địa – điều sẽ gây “áp lực giảm” lên đồng euro. Trong khi đó Thụy Sĩ “có thể tăng mức phụ thuộc vào chính sách tỷ giá để hạn chế nhu cầu tác động vào tỷ giá”. Mỹ cũng nhận định Thụy Sĩ nên minh bạch chính sách tiền tệ hơn.
Ở châu Á, Mỹ hối thúc Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm can thiệp xuống mức độ thấp nhất, đồng thời phải cải thiện chính sách tỷ giá theo hướng minh bạch và linh hoạt hơn.
Bộ Tài chính Mỹ giữ nguyên các tiêu chí để tuyên bố 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ đang thao túng tiền tệ: có thặng dư thương mại với Mỹ đạt hơn 20 tỷ USD, có thặng dư cán cân vãng hơn 3% GDP và thường xuyên phá giá đồng nội tệ bằng cách mua vào lượng tài sản nước ngoài có giá trị tương dương 2% GDP.(CafeF)