tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-04-2017

  • Cập nhật : 19/04/2017

Mỗi ngày Việt Nam nhập hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu

Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tính đến cuối quý I nhiều gấp đôi so với cùng kỳ 2016.

moi ngay viet nam nhap hon 11.000 tan sat thep phe lieu

Mỗi ngày Việt Nam nhập hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nhập khẩu hơn một triệu tấn sắt thép phế liệu, tăng 45% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu vào khoảng 276 triệu USD. Như vậy trung bình mỗi ngày, có hơn 11.000 tấn thép phế liệu nhập cảng Việt Nam, với giá bình quân khoảng 6,2 triệu đồng một tấn.

Thị trường cung cấp mặt hàng này chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật và Mỹ... 

Hiện nhập khẩu sắt thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào của một số nhà máy thép trong nước vẫn chiếm khối lượng không nhỏ bởi chi phí rẻ hơn so với mua phôi để luyện thép. Tuy nhiên, bởi lý do môi trường nên mặt hàng này thuộc diện kiểm soát ngặt nghèo với nhiều quy định và thuộc danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.

Trong quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu (bao gồm sắt thép phế liệu), các doanh nghiệp phải ký quỹ tới 20% giá trị lô hàng để đảm bảo mặt hàng nhập khẩu nếu xảy ra tác động đến môi trường sẽ lấy kinh phí xử lý và ứng phó. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chí có nhà xưởng, kho bãi chuyên dụng, có mái che, xử lý thoát nước... mới được nhập khẩu. (Vnexpress)
--------------------------

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản giá điện

Ngày 17-4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá nhằm đánh giá công tác điều hành giá quý I-2017 và định hướng hoạt động, phối hợp điều hành trong chín tháng còn lại của năm 2017.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để giảm nhẹ các rủi ro của áp lực tăng giá, đồng thời khai thác triệt để các yếu tố giảm giá hàng hóa dịch vụ theo yếu tố thị trường để đảm bảo lạm phát cả năm dưới 4%.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hành Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp hiệu quả với chính sách tài khóa. Thực hiện ổn định tỉ giá, mặt bằng lãi suất kể cả huy động và cho vay, không được tăng lãi suất. “Ngân hành Nhà nước đảm bảo lãi suất cơ bản dưới 1,8% chứ không phải dưới 2% để tạo dư địa điều chỉnh giá các dịch vụ công trong năm nay” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.

Về giá điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương sớm hoàn thiện kịch bản điều hành giá điện, trong đó có báo cáo chi tiết về sản lượng, cơ cấu điện, các phương án cập nhật chi phí đầu vào theo tinh thần có giá điện hợp lý, khuyến khích đầu tư, đảm bảo cân đối điện năng, thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế.

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục tính toán các thông số đầu vào, thông số nguồn cho sản xuất điện để cập nhật các kịch bản giá…(PLO)
-------------------------------

‘Vàng trắng’ tăng giá nhờ Trung Quốc tăng mua

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong ba tháng đầu năm này ước đạt 249.000 tấn và giá trị 510 triệu USD.

Con số này tăng 2% về khối lượng và tăng 91% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu loại nông sản được xem là “vàng trắng” này cũng tăng trở lại sau một thời gian dài tuột dốc thê thảm, hiện đạt bình quân 2.023 USD/tấn, tăng 80,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt 67%, 4,1% và 4%. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cao su sang ba thị trường này đều tăng mạnh: Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp ba lần, Hàn Quốc gấp 2,7 lần và Malaysia tăng hơn 75% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu tăng kéo giá mủ cao su trong nước tăng theo. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su tăng gần 400 đồng/kg, từ mức 12.500 đồng/kg lên gần 12.900 đồng/kg. Tính chung ba tháng đầu năm nay giá mủ cao su tại Đồng Nai đã tăng 2.400 đồng/kg.

Trở về

Bài cùng chuyên mục