tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-04-2017

  • Cập nhật : 16/04/2017

Hàng Trung Quốc nhưng lại 'khoe khoang' là hàng... Mỹ

hang trung quoc nhung lai 'khoe khoang' la hang... my

Hàng Trung Quốc nhưng lại 'khoe khoang' là hàng... Mỹ

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Các sàn thương mại điện tử cung cấp các mặt hàng rất đa dạng cùng hình thức thanh toán linh hoạt, phong phú, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Tuy nhiên, theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 và quý I-2017 của Cục Quản lý cạnh tranh, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên.

Các vấn đề điển hình bị phản ánh, khiếu nại như giao sai sản phẩm/sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; đăng sai giá (điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người tiêu dùng); hủy đơn hàng không lý do - người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời điểm trước.

Ngoài ra người tiêu dùng thường phản ánh sản phẩm không có nhãn mác/nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng cáo là hàng Mỹ/Nhật Bản; thông báo hết hàng mặc dù trang web vẫn còn hàng nhưng với giá cao hơn; không cung cấp hóa đơn; bị lừa đảo khi đặt phòng khách sạn…

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, với thực trạng mua hàng trực tuyến còn nhiều điểm hạn chế như hiện nay, người tiêu dùng cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về hình thức mua sắm này.

Người tiêu dùng có thể tham khảo những lưu ý sau như: Nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…

Cục cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh…

Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng.

Cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.

Cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa…

Trong trường hợp bị vi phạm quyền lợi mà không được doanh nghiệp giải quyết thỏa đáng, người tiêu dùng có thể phản ánh, khiếu nại tới Cục QLCT - Bộ Công Thương. (PLO)
--------------------------------------

'Nữ tướng' mãng cầu khủng, hạt lép

Nông dân xuất sắc Nguyễn Thị Kim Mai (huyện Định Quán, Đồng Nai) được xem là “nữ tướng” mãng cầu hạt lép cho biết đã ký được một số hợp đồng hợp tác với khách hàng khi bà trưng bày tại Triển lãm Hội chợ nông sản Đông Nam bộ 2017 tại Công viên Lê Văn Tám, TP.HCM, kéo dài từ ngày 10 đến 16-4-2017.
 

 
'nu tuong' mang cau khung, hat lep

'Nữ tướng' mãng cầu khủng, hạt lép

 

Bà Mai cho biết giống mãng cầu hạt lép được bà phát hiện lấy từ tỉnh Lạng Sơn vào trồng. Giống mãng cầu này hạt lép, sai trái, đặc biệt trái rất to, có thể đạt trọng lượngtừ 1-1,2kg/trái. Khác với trái mãng cầu thông thường, loại trái này rất ít hạt, chỉ bằng 1/5 số hạt trái mãng cầu thông thường.

Hơn nữa, mãng cầu loại này có mùi rất thơm, trái to đẹp, ăn ngọt nhẹ chứ không hắc như mãng cầu thường nên giá bán rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Ngoài ra, khi trái mãng cầu “mở mắt”, nhà vườn thu hoạch về có thể bảo quản 7-10 ngày không hư hỏng. Nhờ nhân giống bằng phương pháp ghép chồi vào gốc cây mãng cầu có sẵn nên chỉ 18 tháng cây cho bói quả.

Hiện bà Mai đã trồng được hơn 5.000 gốc mãng cầu hạt lép trên diện tích hơn 5 ha đất vườn của gia đình. Mùa thu hoạch vừa rồi, trung bình mỗi cây cho tới 120 trái.

Do sản phẩm chưa có nhiều trên thị trường lại được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán cũng dao động 80.000-100.000 đồng/kg. Hiện tại trang trại của bà Mai rộng 30 ha cho lợi nhuận 800 triệu đồng/năm. (PLO)
------------------------------------

Nhiều lãnh đạo Petrolimex bị kiểm điểm trách nhiệm

Ngày 14-4, Bộ Công Thương đã có thông tin về kết quả xử lý thanh tra tại Petrolimex.

Theo đó, thực hiện Thông báo số 2280 ngày 1-9-2016 của Thanh tra Chính phủ và ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc xử lý sau thanh tra tại Petrolimex, Bộ Công Thương đã yêu cầu đơn vị này tập trung thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Cụ thể, ngày 11-1-2017, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo kết luận luận của Thanh tra Chính phủ dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Bộ và các vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương. Cuộc kiểm điểm đã xác định trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh.

Qua kiểm điểm đã xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan và đề ra biện pháp khắc phục. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Petrolimex đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, đồng thời chỉ đạo, quán triệt các đơn vị thành viên nghiêm túc triển khai thực hiện.

Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Petrolimex đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255,6 tỉ đồng, trong đó nhiều khoản đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.

Điển hình như việc tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỉ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 171,3 tỉ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.

Tập đoàn này cũng tăng vốn đầu tư 51 tỉ đồng vào Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương; đồng thời sử dụng vốn kinh doanh 231,9 tỉ  đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Ngoài ra, đơn vị còn ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án tổng cộng 414,6 tỉ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa được bố trí nguồn vốn cho đầu tư xây dựng. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng chưa thực hiện nghiêm.

Đánh giá của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, một số khoản đầu tư của công ty mẹ hiệu quả thấp. Tập đoàn đầu tư 178,5 tỉ đồng vào Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư 38,8 tỉ đồng vào Công ty Thương mại Tuyên Quang, Công ty TNHH Hóa chất PTN và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.

Không chỉ Công ty mẹ có vấn đề về đầu tư ra bên ngoài, các công ty con của Petrolimex cũng bị điểm danh vì có những vấn đề trong đầu tư vốn. Như Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco (Công ty Vipco) đầu tư hơn 56 tỉ đồng vào Công ty cổ phần An Phú nhưng có nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ.

Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex cũng đầu tư 5 tỉ  đồng vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại PLG và bị thua lỗ 134 triệu đồng. Việc thanh toán 369 triệu đồng lãi suất sử dụng vốn góp trong thời gian Công ty TNHH Đầu tư Thương mại PLG làm thủ tục giải thể là bất hợp lý. (PLO)
------------------------

Mẫu ô tô bị người Việt chê, ế ẩm như 'chợ chiều'

Thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số bán hàng 26.872 xe trong tháng 3-2017 vừa qua, tăng 52% so với tháng 2-2017 và tăng 8% so với tháng 3/2016.

Trong đó bao gồm 16.805 xe du lịch (tăng 67%), 8.278 xe thương mại (tăng 31%) và 1.789 xe chuyên dụng (tăng 45%).

Thế nhưng theo số liệu của VAMA, có nhiều mẫu xe vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm trong tháng 3-2017. Trong khi những mẫu xe cũng phân khúc bán cả ngàn chiếc, thấp cũng hàng trăm thì một số mẫu xe lại bán không nổi 10 chiếc, thậm chí có mẫu xe không bán nổi được chiếc xe nào trong tháng ba này.

Theo các đại lý kinh doanh ô tô, ngoài yếu tố cạnh tranh khốc liệt thị trường trong từng phân khúc xe, sự chững lại của ngưởi tiêu dùng Việt Nam có tâm lý chờ năm 2018 giảm thuế mạnh mới mua xe thì do chính những mẫu xe này quá nhiều nhược điểm.

Nhược điểm lớn nhất vẫn là giá quá cao, trong khi các tiện ích, công nghệ, thiết kế không có gì nổi trội so với các đối thủ cùng phân khúc.

Bán ế ẩm nhất thị trường trong tháng 3-2017 thuộc về mẫu xe Mazda CX-9 0 chiếc, trước tình trạng bán không ai mua, mẫu xe CX-9 này tại Việt Nam đã có kế hoạch ngưng bán để chuẩn bị cho mẫu xe thế hệ mới. Trong khi các mẫu ô tô của hãng Mazda vẫn dẫn đầu trong top những mẫu xe bán chạy nhất thị trường.

nhieu mau o to ban e am vi bi nguoi viet che gia cao hon, nhieu nhuoc diem thiet ke, noi that  so voi nhung xe cung phan phuc

Nhiều mẫu ô tô bán ế ẩm vì bị người Việt chê giá cao hơn, nhiều nhược điểm thiết kế, nội thất  so với những xe cùng phân phúc

Đứng thứ hai về độ ế khách là Suzuki Grand Vitara chỉ có 1 chiếc được bán ra trong tháng ba này, trong tháng trước đó mẫu xe này cũng chỉ bán được 2 chiếc.

Một mẫu xe bán ế ẩm khác cũng của hãng Suzuki là Ertiga chỉ có 3 chiếc được bán ra trong tháng.

Xếp vị trí thứ 4 là hai cái tên Mitsubishi Pajero và Suzuki Vitara, mỗi mẫu xe chỉ có 4 chiếc được tiêu thụ trong tháng 3-2017. Những mẫu xe cùng phân khúc hai mẫu xe này quá mạnh về thiết kế, mức giá hợp lý nên khiến người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác.

Ngoài ra còn có những mẫu xe ế khách khác nhữ Suzuki Ciaz (6 chiếc), Mekong Pronto (7 chiếc), Toyota Land Cruiser (10 chiếc), Mekong Premio và Honda Odyssey (12 chiếc)

Trở về

Bài cùng chuyên mục