Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
Lúng túng tiếp cận vốn
Tập đoàn TH ký thỏa thuận đầu tư 190 triệu USD vào tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
Japfa Việt Nam đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Định
Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-05-2018
- Cập nhật : 16/05/2018
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Không đầu tư vào Việt Nam là thiệt thòi cho nhà đầu tư Mỹ"
Bộ trưởng Dũng cũng tin tưởng rằng Mỹ sẽ sớm xem xét việc quay lại tham gia hiệp định CPTPP.
Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của đầu tư Mỹ tại Hội thảo triển vọng Kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020 vào sáng 15/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc Mỹ không tham gia CPTPP thì đầu tư Mỹ vào Việt Nam có ảnh hưởng nhưng không lớn.
Hiện nay, Việt Nam và Mỹ có rất nhiều cơ chế và thể chế hợp tác thông qua hiệp định khung đầu tư và thương mại, hay thông qua WTO. Mỹ vẫn đang là nhà đầu tư và đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng khi Mỹ không tham gia đầu tư vào Việt Nam sẽ là thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư Mỹ bởi họ đã không tham gia vào sân chơi có quy mô và mối liên kết lớn như Việt Nam. “Tôi cho rằng các nhà đầu tư Mỹ phải xem xét lại việc đầu tư vào Việt Nam, nếu không muốn mất ảnh hưởng trong cuộc chơi quốc tế. Tôi tin rằng Mỹ cũng sẽ sớm xem xét lại việc quay lại Hiệp định CPTPP”, Bộ trưởng Dũng cho biết.
Cũng theo vị Bộ trưởng, CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và có thể chế cao, luật chơi mới hình thành cấu trúc thương mại mới, có quy mô và phạm vi lớn nhất trong hợp tác song phương và đa phương hiện nay.
Sau khi tham gia CPTPP, Việt Nam cam kết mở cửa thị trưởng, mở rộng không gian, lĩnh vực đầu tư hơn từ các nước thành viên khi rào cản được gỡ bỏ.
Việc tham gia CPTPP cũng tạo áp lực cho chính Việt Nam trong quá trình cải cách để tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh và tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển tích cực, thị trường rộng lớn với 93 triệu dân. Vì vậy, ông Dũng cho rằng đầu tư vào Vệt Nam cũng như đầu tư vào thế giới.
“Đây là các yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đầu tư”, vị Bộ trưởng nhận định.
Để tận dụng cơ hội này, Chính phủ Việt Nam cần thực thi nghiêm túc các cam kết, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết như nguồn lực, đất đai, năng lượng... Cùng với đó, Việt Nam cần xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý khi lựa chọn dự án, đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và xúc tiến đầu tư để hiện thực hóa cơ hội tham gia CPTPP.(NDH)
-------------------------
Xe từ Thái 'áp đảo' thị trường ô tô nhập
Tháng 4.2018, trong 2.397 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, có đến 2.230 xe xuất xứ từ Thái Lan, chiếm 93%.
Xe lắp ráp trong nước vẫn áp đảo về số lượng so với xe nhập
ẢNH: ĐÌNH MƯỜI
Tính về giá trị, xe từ Thái cũng chiếm 84%, đạt 43,4 triệu USD trên tổng giá trị nhập khẩu xe của tháng là 51,7 triệu USD. Không chỉ riêng tháng 4, nếu tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 10.5, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy xe nhập từ Thái chiếm gần 6.200 chiếc, khoảng 90% xe nhập của cả nước.
Như vậy, có thể nói, xe xuất xứ từ Thái Lan đang chiếm gần như toàn bộ kim ngạch nhập khẩu xe của cả nước. Tính đến nay, chỉ có hai hãng Honda (Nhật) và GM (Mỹ) đáp ứng các điều kiện thủ tục theo Nghị định 116, để thông quan và bán xe ra thị trường. Các hãng xe từ châu Âu hầu như chưa có hãng nào cung cấp giấy chứng nhận nói trên. Đây cũng là một trong lý do quan trọng khiến xe nhập từ châu Âu về Việt Nam với số lượng rất ít trong hơn 4 tháng qua và xe nhập từ Thái “chấp” hết thị trường xe nhập từ đầu năm đến nay.
Hơn 4 tháng qua, thị trường ô tô tiêu thụ mạnh nhất vẫn là xe lắp ráp trong nước. Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hơn 21.100 ô tô các loại được bán ra trong tháng 4 vừa qua. Trong đó, các mẫu xe lắp ráp trong nước của Toyota, Mazda, KIA áp đảo về số lượng và nằm trong top 10 ô tô con bán chạy nhất Việt Nam của tháng.
10 ô tô bán chạy nhất trong tháng 4 theo VAMA là: Toyota Vios (2.076 xe), Honda CR-V (1.507 xe), Toyota Innova (1.300 xe), Mazda 3 (874 xe), KIA Cerato (846 xe), Honda City (833 xe), KIA Morning (784 xe), Mazda CX-5 (706 xe), Toyota Corolla Altis (473 xe) và Ford EcoSport (418 xe).
Theo dự báo của một số đại lý xe, tuy ô tô nhập từ Thái đổ về mạnh, nhưng số được thông quan thực sự còn thấp. Theo đó, thị trường ô tô từ nay đến hết tháng 6, xe lắp ráp trong nước vẫn chiếm phần lớn trên thị trường. Xe nhập hưởng thuế nhập khẩu 0% từ các nước ASEAN, có thể chỉ sôi nổi từ quý 3 trở đi, nếu trong thời gian tới, các dòng xe nhập vượt qua được Nghị định 116 thành công.(Thanhnien)
-------------------------
Sản lượng phân bón dư thừa gấp 3 lần nhu cầu sử dụng
Sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hiện nay đang trong tình trạng mất cân đối. Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, sản lượng phân bón đã dư thừa gấp 3 lần so với nhu cầu sử dụng.
Ông Hoàng Trung chia sẻ tại hội nghị về thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
ẢNH PHAN HẬU
Sáng nay 15.5, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị định hướng công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới, với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho biết thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang có sự mất cân đối nghiêm trọng. Trong số 4.000 sản phẩm thuốc bảo vật thực vật, chỉ có 19% là thuốc sinh học, còn lại là thuốc hoá học. Trong cơ cấu cây trồng cũng có sự mất cân đối khi có 3.800 loại thuốc tập trung cho cây lúa, chỉ có 200 sản phẩm cho các cây trồng khác. Với thị trường phân bón, phân vô cơ chiếm trên 90% và phân bón hữu cơ được sử dụng chỉ khoảng trên 1 triệu tấn, chiếm tỉ lệ chưa đến 10%.
Cũng theo ông Hoàng Trung, mục tiêu đến năm 2021 sẽ nâng tỉ lệ sử dụng phân bón hữu cơ lên 3 triệu tấn (khoảng 30%) và nâng tỉ lệ sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học lên 30%.
Cũng tại hội nghị, ông Hoàng Trung cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT vận động xã hội hoá, Chính phủ có dự án ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng các phòng thử nghiệm kiểm chứng, đóng vai trò làm phòng thử nghiệm trọng tài trong lĩnh vực phân bón và bảo vệ thực vật, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm này, ngăn chặn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
Đáng chú ý, theo thống kê của Bộ NN-PTNT, qua rà soát trên cả nước, hiện có 735 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 29,5 triệu tấn/năm, nhưng nhu cầu thực tế chỉ khoảng 11,5 triệu tấn phân bón các loại. Theo đó, phân bón được sản xuất dư thừa gấp 3 lần với nhu cầu sử dụng.
Cũng theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, ở cấp T.Ư đã hoàn thành tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón vô cơ từ Bộ Công thương. Ở địa phương, Sở NN-PTNT đã hoàn tất việc tiếp nhận bàn giao từ Sở Công thương để đồng loạt triển khai thực hiện công tác quản lý phân bón theo quy định một cách thống nhất. Cho đến hết năm 2019, Bộ NN-PTNT sẽ hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý phân bón.(Thanhnien)
--------------------------
Chạm mốc 1 tỉ USD xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt 989 triệu USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017.
Một trang trại thanh long ở H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) được cấp chứng chỉ Global GAP
ẢNH: QUẾ HÀ
Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả trong 4 tháng qua đạt trên 1,3 tỉ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2017. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với 39 triệu USD. Nhật Bản đứng thứ 3 với 36 triệu USD và Hàn Quốc đứng thứ tư với 34 triệu USD. Theo Bộ Công thương, gần đây Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu cả về lượng và giá trị, tuy nhiên thị phần nhập khẩu từ VN chỉ chiếm 1,7% tổng nhập khẩu quả và quả hạch của Hàn Quốc. (Thanhnien)